Những Câu Nói Cần Được Học Hỏi

209 - Người Phật tử chân chính có thể nói ra sự thật để làm một người buồn phiền khó chịu, dẫu sau vẫn hơn một người nói dối để làm hại thiên hạ.
210 - Người Phật tử chân chính dù thắng trăm vạn quân cũng không bằng chiến thắng những thói hư tật xấu của mình, đó là chiên công oanh liệt nhất mà người đời ít ai làm được.
211 - Phật tử chùa Thiên Khánh, noi theo gương Phật Thích Ca Mâu Ni, dấn thân tu học phước tuệ trang nghiêm.
212 - Dân tộc nước Việt Nam, phát huy tinh thần mang đạo vào đời, do hai triều đại Lý-Trần sáng lập.
213 - Người Phật tử chân chính, phải thắng thái độ hèn nhát của mình khi đối diện với sự thật.
214 - Người phật tử chân chính, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác.
214 - Người phật tử chân chính, phải thắng sự lười biếng bởi thái độ ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác.
215 - Người Phật tử chân chính, phải thắng sự sĩ diện hão của bản thân do cống cao ngã mạn để ngày càng sống khiêm tốn hơn mà đóng góp phục vụ tha nhân.
216 - Người Phật chân chính, cương quyết phải thắng sự thiếu quyết tâm khi muốn làm việc thiện vì đó là trách nhiệm của người có lòng từ bi hỷ xả.
217 - Người Phật tử chân chính, phải thắng sự tham lam và ích kỷ của mình, bởi do lầm chấp thân tâm này là thật ngã mà sống đời an vui giải thoát.
218 - Người Phật tử chân chính, phải thắng sự nhu nhược của mình do thiếu chính kiến về đạo đức sống làm người, hãy thường xuyên soi sáng lại chính mình mà vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
219 - Người Phật tử chân chính, phải vượt qua chủ nghĩa cá nhân để sống bằng trái tim có hiểu biết mình vì mọi người với tinh thần vô ngã vị tha.
220 - Người Phật tử chân chính, không đổ lỗi cho người khác mà sẵn sàng nhận chịu trách nhiệm về mọi hành vi qua thân miệng ý.
221 - Người Phật tử chân chính, biết cho qua những chuyện buồn phiền để lòng thanh thản an vui lâu dài mà sống đời đạo đức.
222 - Lắng nghe & thấu hiểu là nguyên lý sống làm cho con người thương yêu và gắn bó với nhau hơn, là chiếc chìa khóa mở rộng cánh cửa từ bi hỷ xả.
223 - Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ trước, cộng với hiện đời không biết siêng năng chịu khó học hỏi và làm việc tích cực.
224 - Người Phật tử chân chính, khi chưa biết tu thì phó mặc trần gian, khi tu rồi đem đạo vào đời an vui. Khi chưa tu tưởng đạo xa rời, khi tu rồi mới thấy đạo ngay nơi thân này mà chẳng tìm cầu đâu xa.
225 - Chưa tu nên sớm quay đầu,
Tu rồi thấy đạo tỏ sáng nguồn tâm.
Chưa tu sợ bỏ việc nhà,
Tu rồi thấy đạo ngay nơi gia đình.
226 - Chưa tu thấy khổ triền miên,
Tu rồi cảm thấy thân tâm an nhàn.
Chưa tu lo sợ não phiền,
Tu rồi thấy đạo ngay nơi thân này.
227 - Chưa tu tưởng đạo khó hành,
Tu rồi mới biết đạo ta sáng ngời.
Chưa tu làm biếng dối gian,
Tu rồi thấy rõ nhân quả công bằng.
228 - Chưa tu ham muốn ngao du,
Tu rồi mới tiếc thời gian không nhiều.
Chưa tu phó mặc cho trời,
Tu rồi mới biết phước họa do mình.
229 - Người Phật tử chân chính khi chưa biết tu vui ít khổ nhiều, tu rồi mới thấy an nhiên thanh nhàn nhờ biết cách gìn giữ đạo đức không làm tổn hại cho mình và người khác.
231 - Người Phật tử chân chính hãy cho qua lời nói trái tai, để tâm trí không bị loạn động mà an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh.
232 - Người Phật tử chân chính hãy cho qua hết việc buồn đau, để tâm an ổn không gieo oán thù và sống đời hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ.
234 - Người Phật tử chân chính hãy cho qua hết mọi đam mê có hại đến người và vật, biết phát huy tinh thần giúp đỡ sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống.
235 - Người Phật tử chân chính phải vượt qua nghèo khó bằng cách siêng năng làm việc, tiết kiệm, không sa đọa phóng túng dưới mọi hình thức.
236 - Người Phật tử chân chính, phải học hỏi lời Phật dạy để mở rộng sự hiểu biết, làm lớn thêm thương yêu, chuyển hóa tất cả mọi khổ đau và tạo dựng một đời sống bình yên, hạnh phúc trong giờ phút hiện tại.
237 - Người Phật tử chân chính cho đi những điều tốt đẹp thì sẽ nhận lại những điều tốt đẹp, chúng ta cho đi những điều xấu ác thì sẽ nhận lại những quả báo xấu ác. Nhân quả rất công bằng, chỉ đến sớm hay muộn khi đủ duyên.
238 - Người Phật tử phải có niềm tin chân chính về nhân quả thiện ác do chính mình tạo ra, niềm tin này không phải là tin vào một đấng thần linh, thượng đế, có khả năng ban phước, giáng họa, hay tin vào một điều gì mà mình không hiểu, không biết.
239 - Người Phật chân chính phải có hiểu biết, có yêu thương, có trí tuệ, có từ bi và làm lợi ích cho nhiều người, mà không bao giờ tính toán, so đo, nhờ vậy ta sẽ sống bình yên và hạnh phúc.
240 - Người Phật tử chân chính cần phải thiền trong đi đứng nằm ngồi, trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp cho chúng ta nhận biết được rõ ràng những ý nghĩ, lời nói, hành động của mình là thiện hay bất thiện, để ta sửa sai điều xấu ác và biết phát huy điều tốt đẹp.
Các bài mới :
- Môn sử và Sử luận Thích Thanh Thắng
- Gặp gỡ tuổi trẻ HT. Thích Thiện Siêu
- Nỗi cô đơn của tuổi trẻ và việc giáo dục lý tưởng hôm nay? Nguyên Cẩn
- Các Mối Liên Hệ Tương Tức Giữa Thầy Cô Giáo và Học Trò, Học Trò và Thầy Cô Giáo trong Giáo Dục Phật Giáo Thích Trừng Sỹ
- Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới Đạt Lai Lạt Ma
Các bài viết khác :
- Tổ Chức Sinh Nhật Như Thế Nào Để Có Ý Nghĩa Quảng Thành
- Viết lách có lợi cho trí nhớ Huệ Trần (theo Huffington Post) Nguồn: Giacngo.vn
- Từ Cảm Ơn sẽ làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn trong 7 tình huống sau Việt Dịch: Ánh Ban Mai
- Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Kỳ Hội Nhập và Phát Triển Phật Hóa Gia Đình Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Rèn luyện khả năng thuyết giảng Trần Nga
- Nếu muốn học tập tốt hơn, hãy thử ngồi thiền Đinh Vân
- Kinh Nghiệm Người Xưa Trong Việc Giáo Dục Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Hội thảo Giáo dục Phật giáo tại Trường TCPH Khánh Hòa Quảng Ấn
- Tham Luận Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa – Thực trạng và giải pháp Trí Bửu
- Tham Luận Về Giáo Dục Phật Giáo *Ban Hướng Dẫn Phật Tử và Ngành Giáo Dục Minh Mẫn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Nhân quả không phụ người tốt
- Tu như cứu lửa cháy dầu
- Tình Yêu Chân Chính Đã Giúp Con Người Hướng Thiện
- Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh
- Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp
- Đừng ỷ lại vào một ai?
- Cơ Hội Và Thách Thức Về Những "Biến Dạng" Trong Văn Hóa Tâm Linh Các Lễ Hội Đền Chùa Phủ Miếu Ở Việt Nam
- Sáu Điều Cần Biết Đạo Đức Phật Giáo Việt Nam
- Đạo Đời Tính Sao Cho Phải Lẽ?
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)