Giảng dạy văn học Phật giáo Thiền tông từ góc độ mỹ học - Một hướng đi nhiều triển vọng
- Giáo dục Phật giáo - Sự kế thừa và phát triển
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Nghĩ về vai trò Phật giáo trong cuộc sống của đất nước hôm nay
- Phật giáo và sự nghiệp giáo dục và đào tạo
- Sự phát triển giáo dục Phật giáo
- Bản chất Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo định hướng tương lai
- Giáo dục Phật giáo - Nền giáo dục hoàn thiện nhân loại
- Dạy và học môn Văn học Phật giáo Việt Nam tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và định hướng tương lai
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo Nam truyền (Nam tông Khmer)
- GIáo dục Phật giáo và vấn đề giáo dục Tăng Ni tại tỉnh Đồng Nai
- Giáo dục Phật giáo - Từ góc nhìn tâm linh
- Những mục tiêu của giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất thay đổi tên gọi "Ban giáo dục Tăng Ni"
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Vai trò Triết học trong Giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo - Một vài điều cần quan tâm
- Nhà Phật với giáo dục - Lịch sử và vấn đề
- Tính khả thi của triết lý giáo dục Phật giáo
- Giáo dục, sự tồn tại của lõi cây
- Từ những đóng góp của các trí thức Phật giáo trong quan hệ bang giao Việt - Trung trong buổi đầu kỷ nguyên độc lập đến những suy ngẫm về nền giáo dục Phật giáo ngày nay
- Bài kệ của trưởng lão Mãn Giác về triết học duy vật Thích-Ca-Mâu-Ni
- Góp phần phát triển giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất một số hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh ở những trường Phật học
- Vài góp ý về xây dựng lực lượng giáo thọ & xây dựng chương trình chính quy Phật học
- Phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo có gì đổi mới hơn thập niên qua ?
- Tính đặc thù của phương pháp giáo dục Phật giáo
- Đôi điều trăn trở về Ni trẻ và giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức và phương pháp thể hiện trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương"
- Xây dựng triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục trong sách lược định hướng và phát triển tương lai giáo dục Phật giáo
- Việt giải kinh sách Phật giáo - Nhu cầu thiết yếu của sự nghiệp trí tuệ
- Thực chất nền giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay và một vài những suy nghĩ cá nhân
- Vấn đề giáo dục Tăng tài: Thực trạng và giải pháp
- Góp ý về giáo dục Phật giáo
- Một số giải pháp tạm thời cho ngành giáo dục Tăng Ni
- Tham luận về một mô hình Học viện Phật học tại Việt Nam
- Vài ý tản mạn về chương trình học và dạy tại các trường, viện và các chùa
- Nhận định về một khiếm khuyết trong giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững
- Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam
- Xây dựng đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGVN tại Hà Nội: Nhu cầu, thực trạng và một giải pháp thực tế
- Tình hình giáo dục Tăng Ni ở Bắc Ninh xưa và nay
- Cần có môn 'Văn hóa Phật giáo' trong chương trình đào tạo cử nhân Phật học tại các Học viện Phật giáo
- Luận về giáo dục môi trường sinh thái qua thuyết duyên khởi của Phật giáo
- Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay
- Quan điểm giáo dục của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi trường
- Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội
- Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững xã hội
- Tầm quan trọng của Phật giáo trong nền giáo dục quốc dân
- Mối liên hệ giữa Thầy và Trò, Trò và Thầy trong giáo dục Phật giáo
- Giảng dạy văn học Phật giáo Thiền tông từ góc độ mỹ học - Một hướng đi nhiều triển vọng
- Giáo dục Phật giáo góp phần bảo vệ môi trường
- Sinh thái trong thời kỳ Phật giáo nguyên thủy
- Đức Phật mới môi trường sống
- Đôi điều về Giáo dục Phật giáo xưa và nay
- Thiền - Nhìn từ phương thức "Thức Ngộ" đặc thù Phật giáo Á Đông
- Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Lịch sử và hiện trạng
- Phật giáo với văn hóa Việt Nam
- Vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam
- Phật giáo và tính chừng mực trong lối sống của người Huế
- Truyền thống giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer với môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc, những kiến nghị cần thiết
- Giáo dục Phật giáo thời Lý - Trần đồng hành cùng dân tộc
Hiện nay, văn học Phật giáo, nhất là mảng văn học Thiền, bắt đầu được xem như một hiện tượng văn học, một giá trị, một thành tựu, được nhìn như một hệ thống thi pháp đặc biệt.
Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây ở nước ta, văn học Phật giáo Thiền tông được giảng dạy tương đối phổ biến ở các cấp học thuộc môi trường giáo dục bên ngoài các học viện Phật giáo (xét trên tổng quan sách giáo khoa và giáo trình chính thức, phân môn đại học, cao học… của hệ đào tạo theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1. Đó là một tín hiệu rất đáng chú ý. Điều quan trọng là việc nhìn nhận, đánh giá văn học Phật gi áo không dừng lại ở nội dung triết lý, tu chứng, đạo đức tôn giáo mà tiến xa hơn vào nghệ thuật, hay rộng hơn nữa là mỹ học.
Hiện nay, văn học Phật giáo, nhất là mảng văn học Thiền, bắt đầu được xem như một hiện tượng văn học, một giá trị, một thành tựu, được nhìn như một hệ thống thi pháp đặc biệt. Tất nhiên không phải đến những năm 90 của thế kỷ XX mới có cách nhìn nhận như thế. Văn học miền Nam trước 1975 cho thấy cách tiếp cận văn học Phật giáo Thiền tông khá phong phú, uyển chuyển, sinh động và tự nhiên. Về các trí thức nghiên cứu Phật học miền Nam từ năm 1955 đến 1975 có thể nhắc đến các tên tuổi sau: Thích Mật Thể, Phan Văn Hùm, Nhất Hạnh (Nguyễn Lang), Lê Mạnh Thát, Trúc Thiên, Tuệ Sỹ, Đoàn Trung Còn, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Xuân Hồng, Trần Tuấn Mẫn… Nhiều công trình, bài viết có giá trị như những gợi mở về mỹ học thiền như: Triết lý âm thanh trong Thiền tông An Tử, Tinh thần văn nghệ Phật giáo Việt Nam ( Nguyễn Đăng Thục), Nẽo vào Thiền học (Nhất Hạnh), Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang), Vấn đề hoa sen với Phật pháp (Nguyễn Văn Thư)…
Song, nếu xét toàn cảnh thì phải đến khoảng 20 năm gần đây, việc nghiên cứu, cảm thụ, giảng dạy mới thực sự có nhiều biến chuyển mới mẻ, tạo ra những hiệu ứng, cảm hứng đẹp đối với nền văn học Phật giáo của dân tộc vốn đã có bề dày từ lâu.
Trong thế kỷ XX, ở Mỹ và phương Tây, việc đọc sâu vào văn bản có liên quan đến yếu tố thiền học trở thành sở trường của những nhà bình luận lớn. Chúng ta có thể tìm thấy cách đọc này qua các tác phẩm như: Buddhist Aesthetics của Archie.J.Balm (trích trong The Journal of Aesthetics and Art Criticism, Vol.16, No.2 (Dec., 1957), 249 -252), Zen and Zen Classics của R.H.Blyth (The Hokuseido Press, 1963), Zen and Japanese Culture của D.Suzuki (Princeton University, 1970), The talen learning polarity in Chinese poetics: Yan Yu and the later tradition của Richard John, Lynn (trong Chinese Literature: Essays, Articles, Reviews, 1983, 157 -184), Reading Emptiness của Jeff Humphries (State Univeristy of New York Press, 1999 ), Zen – Traditon and transition của Kenneth Kraft (Grove Press, NY, 1988)…
Cách tiếp cận văn học thiền từ góc độ mỹ học không phải là mới đối với học giả quốc tế. Văn học thiền từ lâu đã là chân trời vô hạn của những kiến giải sâu sắc, tinh tế về tâm lý sáng tạo nghệ thuật. Thơ thiền, ngữ lục, trở thành nguồn thi liệu đặc biệt để các nhà nghiên cứu làm nên chất thơ ca và chất triết học trong các công trình phê bình dài hơi. Mặt khác, đọc văn học thiền (nhất là thơ thiền) với sự « hậu thuẫn » của nền tảng lý luận mang đậm tính chất mỹ học thiền (dĩ thiền luận thi) đã có truyền thống lâu dài ở phương Đông, điển hình là Trung Hoa, cũng là một minh chứng tuyệt vời cho thấy sự đích đáng của việc tìm hiểu văn học thiền nói riêng, văn học Phật giáo nói chung từ góc độ mỹ học. Việc dùng mỹ học thiền để thẩm thấu văn học thiền là cách đọc bằng tương giao, tương dung. Có những vấn đề phải từ văn học để nhìn ra mỹ học, ngược lại, có những vấn đề xuất phát từ cảm thức mỹ học để trở lại cảm thụ văn học.
Điều rất tế nhị đặt ra khi giảng dạy văn học Thiền là: dạy đến đâu là được, là chừng mực, với định hướng nào là hợp lý, dạy thiên về tôn giáo hay thiên về văn học, dạy để biết hay dạy để cụ thể hóa một vấn đề của giáo dục Phật giáo trong thời đại mới?...
Với những câu hỏi trên, đối tượng tiếp nhận văn học Phật giáo Thiền tông cũng cần được phân rõ gồm các mức độ:
a. định hướng nghiên cứu sâu về Phật học (dành cho các đối tượng là tăng ni, sinh viên ngành tôn giáo học, triết học).
b. định hướng giáo dục về tri thức tôn giáo (dành cho các đối tượng là tăng ni, phật tử nói chung).
c. định hướng về thực hành, tu tập theo Chánh Pháp (chủ yếu dành cho các đối tượng là tăng ni).
d. định hướng nghiên cứu văn bản học Hán Nôm (dành cho các đối tượng là sinh viên, học viên ngành Hán Nôm học thêm về kiến thức Nho-Phật-Đạo).
e. định hướng nghiên cứu và giảng dạy mỹ học (dành cho các đối tượng là sinh viên, học viên ngành văn học, triết học).
f. định hướng nghiên cứu liên ngành (dành cho các đối tượng là sinh viên, học viên ngành văn hóa học).
Như vậy, phương thức giảng dạy phải được định hướng rõ ràng theo từng cấp độ đối tượng lĩnh hội và nhu cầu lĩnh hội. Bài viết này đề xuất cách giảng dạy văn học thiền từ góc độ mỹ học nhắm vào các đối tượng (b), (e), (f).
Thực chất, việc đọc văn học thiền từ mỹ học không phải là sự « đi xa » những luận đề cơ bản của giáo lý Phật giáo. Tìm hiểu mỹ học thiền qua các trường hợp thơ văn cụ thể là cách làm mới lại những cảm xúc trước đối tượng học tập giàu yếu tố tâm linh, làm sinh động lại lòng yêu mến tự nhiên đối với nền văn hóa hiền minh của Phật giáo. Tuyệt nhiên đó không phải là sự « diêm dúa », màu mè, trần tục hóa Phật giáo.
Đương nhiên, sinh viên nói chung khi học về văn học Phật giáo không nhất thiết để đi tu, nhưng cũng không phải học chỉ để biết qua một khái niệm mơ hồ nào đó. Họ cần được trang bị nhiều hơn về ý nghĩa của nền văn hóa Phật giáo , cần được chuẩn bị một cách tinh tế hơn nữa về khả năng hiểu biết nhuần nhị các đỉnh cao tư tưởng nhân loại mà Phật giáo là một ví dụ mẫu mực.
Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay đối với phần đông người đọc, thơ văn nhà chùa thường được hiểu là để truyền bá giáo pháp, nội dung cao siêu, khó tiếp cận, có thể tạo nên tâm lý ngại đọc, ngại phân tích, cảm giác khô khan, nặng nề.
Nếu chọn trường hợp thơ thiền làm ví dụ, theo khảo sát của chúng tôi, có ít nhất 7 hướng nghiên cứu thơ thiền từ trước đến nay (trong phạm vi khảo sát ở Việt Nam):
1. Nghiên cứu thơ thiền từ góc độ tôn giáo, triết học.
2. Nghiên cứu thơ thiền trong các ngữ lục, luận thuyết tôn giáo.
3. Nghiên cứu thơ thiền từ góc độ thể loại (thơ Đường, thơ Haiku).
4. Nghiên cứu thơ thiền từ góc độ giao thoa Nho -Phật-Đạo.
5. Nghiên cứu thơ thiền từ mối liên hệ bên trong của thơ và thiền.
6. Nghiên cứu thơ thiền từ mối giao lưu văn hóa phương Đông phương Tây.
7. Nghiên cứu thơ thiền từ góc độ mỹ học thiền qua hệ thống thuật ngữ đặc thù.
Như thế, hướng thứ 7 là một hướng khó, đối trọng với cả 6 hướng còn lại, cho thấy mức độ ứng dụng phức tạp của nó đối với học giới.
Bước đầu nghiên cứu, chúng tôi hình dung nguồn gốc của việc nghiên cứu văn học thi ền từ mỹ học hiện nay như sau :
- Nghiên cứu thông qua so sánh và vì nhu cầu so sánh mà đề cập mỹ học thiền.
- Đề cập mỹ học thiền trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật thơ thiền nói chung.
- Nghiên cứu gián tiếp bằng cách dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm giàu chất mỹ học thiền của nước ngoài.
- Khuynh hướng “đọc lại” văn học thiền ở những phương diện so sánh mỹ học mới mẻ hơn.
- Nhu cầu dân chủ hóa trong nghiên cứu văn học tôn giáo.
Những bước đi trên là “tín hiệu” rất quan trọng cho thấy “tiềm lực” phát hi ện, ứng dụng mỹ học thiền trong nghiên cứu, giảng dạy văn học Phật giáo Thiền tông. Mặc dù chưa bao giờ mỹ học thiền trở thành đối tượng nghiên cứu trọng điểm trong lịch sử thiền tịch, học thuật nước ta nói chung (hoặc cùng lắm nó chỉ lẩn khuất trong các phát biểu, lời tựa, lời bình, …), nhưng trong xu thế hòa nhập học thuật quốc tế, cách đọc văn học thiền bằng mỹ học thiền sẽ rất nhiều hứa hẹn.
Trên thực tế, văn học thiền ở nhà trường được giảng dạy tập trung vào các hình thức sau: khai thác yếu tố thể loại văn học Phật giáo, giải thích lịch sử văn học Phật giáo, nhất là Thiền tông, giải nghĩa văn tự Hán Nôm liên quan Phật giáo Thiền tông, thẩm bình theo lối cảm hiểu văn chương thế tục có màu sắc tôn giáo (nghĩa là xem tác phẩm văn học thiền như một tác phẩm văn học thuần túy, đặt những suy tư thế tục vào văn học thiền như là: yêu thiên nhiên, yêu đất nước, ngôn từ đẹp, hình ảnh nên thơ... ). Những cách truyền giảng như thế về căn bản là rất cần thiết, nhưng có lẽ là chưa đủ.
Vì thế, việc xuất hiện xu hướng mở rộng nghiên cứu, đọc, thẩm bình, giảng dạy văn học Thiền từ góc độ mỹ học là tất yếu. Từ năm 1975, Đỗ Văn Hỷ có bài Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ thiền, Đoàn Thị Thu Vân với công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỷ XI-thế kỷ XIV, Nhật Chiêu với Basho và thơ Haiku, Ba ngàn thế giới thơm cùng loạt bài trên Văn hóa Phật giáo như : Vần thơ sinh tử của Vô Nhị Thượng nhân, Như chiếc thuyền không, Đường hoa bên nắng bên râm... đã tô đậm và nâng cao quan niệm về cách đọ c văn học thiền từ mỹ học ; Nguyên Giác Phan Tấn Hải với Vài chú giải về thiền đốn ngộ, Nguyễn Kim Sơn với loạt bài : Giải mã thơ thiền từ góc độ tư duy nghệ thuật, Sự đan xen các khuynh hướng thẩm mỹ trong thơ Huyền Quang, Lê Từ Hiển với Basho (1644-1694) và Huyền Quang (1254-1334) sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về cảm thức thẩm mĩ , Trần Ngọc Vương với Nghiên cứu thơ thiền ở Việt Nam, đôi điều suy gẫm, Thích Phước An với Lục Tổ Huệ Năng và hình ảnh thi ca, ... đều cho thấy rất rõ cách đọc, cách nghiên cứu, giảng dạy văn học thiền đặt trọng tâm ở mối quan hệ giữa triết học và nghệ thuật. Giờ đây, nhiều công trình của các sinh viên, học viên cao học... khi chọn nghiên cứu văn học thiền đã đi vào phân tích, khảo sát, bình luận những khía cạnh « nhạy cảm » như : quan hệ thiền tính và thi ca, chất văn chương, ngôn ngữ văn chương, vẻ đẹp trữ tình, tính triết học và thẩm mỹ trong việc sử dụng điển cố điển tích Phật giáo, biểu tượng trong thơ thiền... ( thay vì chỉ tìm hiểu các vấn đề thuần túy của đạo pháp như : kinh nghiệm tu chứng, giải thoát, triết lý Phật giáo, lý tưởng cứu độ...)
Ở đây, chúng tôi không có ý lạm bàn về mỹ học Thiền hay mỹ học Phật giáo nói chung. Mỹ học được dùng trong bài viết này như một gợi ý về khuynh hướng tiếp cận thiên về nghệ thuật, về cái đẹp, lấy cái đẹp làm mục tiêu để bình giảng thay vì thiên về đạo đức tu hành, về tính chức năng của các thể loại văn học thiền, về lối tư duy bản thể của nền văn học tôn giáo. Tư duy về cái đẹp trong văn học thiền cũng không đơn giản chỉ là đọc ra những biểu hiện đẹp về hình ảnh, ngôn ngữ, điển cố điển tích... Điều rất quan trọng ở đây là xem mỹ học như một nền tảng sâu sắc để giải mã văn học thiền, phục dựng mối quan hệ máu thịt của nền văn học đó với nguồn gốc triết học và đời sống văn hóa Phật giáo, dung hòa cái đẹp trong quan niệm tu chứng, thực hành với cái đẹp trong sự thăng hoa của tinh thần, của sáng tạo.
Bên cạnh đó, nhìn văn học thiền từ mỹ học còn liên quan đến việc giới thiệu mỹ học thiền ở hai quốc gia được xem là xứ sở của Phật giáo Đại thừa : Trung Hoa, Nhật Bản. Việc giới thiệu này là cầu nối nhằm hoàn thiện hơn bức tranh lý luận mỹ học thiền khu vực Đông Á, làm sáng tỏ một phần những góc khuất về mỹ cảm văn học tôn giáo của một số dân tộc phương Đông mà sự trưởng thành của nó về tư duy văn chương tâm linh vẫn còn mời gọi, thách thức người nghiên cứu. Những tên tuổi như Lưu Hiệp (tác giả Văn tâm điêu long, ít nhiều nhấn mạnh khía cạnh cảm thức Phật giáo trong thưởng thức văn học) Nghiêm Vũ (đặc biệt trong tác phẩm Thương Lang thi thoại), Thích Hiệu Nhiên trong Thi thức, Kim Thánh Thán... và còn nhiều nhà thơ khác mà lý tưởng văn nghệ của họ rất gần gũi với cảm thức mỹ học thiền như Vương Duy, Lý Thương Ẩn, Liễu Tông Nguyên,... Về sau, các tác phẩm như Thiền tông dữ Tống đại thi học l ý luận của Lâm Tương Hoa (Văn Tân xuất bản xã, 2002) ; Đường đại thi ca dữ thiền học của Tiêu Lệ Hoa (Đông Đại đồ thư cổ phận hữu hạn Công Ty, Trung Hoa dân quốc, 1997) ; Chu Dụ Khải với Tống đại thi học thuật ngữ đích Thiền học ngữ nguyên (nguồn http://www.guoxue.com/www/xsxx/txt.asp?id=935 ) , Lý Tiện Lâm với cuốn Thiền dữ Đông phương văn hóa (Thương vụ ấn thư quán, Quốc tế hữu hạn công ty Bắc Kinh, 1996), Hoàng Hà Đào với Thiền dữ Trung Quốc nghệ thuật tinh thần thiện biến (Thương vụ ấn thư quán, Quốc tế hữu hạn công ty, Bắc Kinh 1998), cũng như lời tựa của Lý Miễu trong Thiền thi tam bách thủ (Cát Lâm văn sử liệu xuất bản, 1995), Thiền thi nhất bách thủ (Trung Hoa thư cục xuất bản,1996), lời bình của Đỗ Tùng Bách trong Thơ thiền Đường Tống (2000)... cũng khẳng định ngày một rõ ràng hơn về cách đọc, cách thẩm bình thơ thiền, văn học thiền từ những nguyên tắc mỹ học được hình thành từ thời trung đại, mà chúng vẫn còn giá trị lâu bền trong hiện tại và tương lai.
Hệ thống triết mỹ mang màu sắc thiền tông của Nhật Bản hàm chứa nhiều hạt nhân mỹ học khác, đối trọng với nền học thuật kỳ vĩ của Trung Hoa. Những khái niệm như sabi (cô tịch), yugen (u huyền), aware (bi cảm), wabi (thanh đạm), hakanasa (phù du), mujo (vô thường)... có một sức nặng đáng kinh ngạc về sự khái quát hóa cảm thức thẩm mỹ của người Nhật. Bởi ngay từ buổi bình minh của tiểu thuyết thế giới, Nhật Bản đã sáng tạo ra Murasaki Shikibu, nhưng chính nàng đã tạo ra kiệt tác Genji. Kiệt tác này càng được chiếu sáng hơn dưới góc nhìn mỹ học thiền, dù xuất phát điểm của nó là tác phẩm chứa đựng những cảm quan thẩm mỹ sâu sắc nhất của người Nhật về thế giới vô thường (mono no aware – nỗi buồn của sự vật). Chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự tương đồng, khác biệt giữa mỹ học Nhật với các nguyên tắc mỹ học Trung Hoa cổ, chẳng hạn như nguyên tắc phê bình « ôn nhu đôn hậu », « hư, vô, không, đạm viễn » , « không tĩnh », « dĩ thiền luận thi » so với các thuật ngữ mang màu sắc Nhật Bản đã nêu bên trên ... Đoạn trích sau đây được xem như một quan niệm thẩm bình có tính chất kinh điển của Nghiêm Vũ nhìn từ góc độ mỹ học thiền : « Thơ là để ngâm vịnh tính tình. Các thi nhân Thịnh Đường riêng ở chỗ hứng thú, như linh dương móc sừng lên cây, không thấy dấu vết. Cho nên thơ ấy đạt đến chỗ kỳ diệu, thấu triệt lung linh, không thể dò được. Như âm thanh không trung, sắc màu hình tướng, vầng trăng đáy nước, bóng dáng trong gương, lời đã hết mà ý vô cùng »1. Còn đây là cách đọc của D. Suzuki về thơ Haiku, một thể loại thơ được quốc tế hóa rộng rãi nhất của người dân Phù Tang nhưng vẫn kết nối không ngừng với cảm thức thiền học :
“Kare eda ni
Karasu no tomari keri
Aki no kure"
Trên cành khô
Con quạ đậu
Chiều thu
(Nhật Chiêu dịch)
Sự đơn giản của hình thức đôi khi không phải chứa đựng một nội dung tầm thường. Có một thế giới khác trong một con quạ cô đơn đậu trên cành cây khô. Mọi thứ mở ra một vực thẳm vô định bí ẩn, và xuyên qua những hình ảnh, chúng ta có thể hé nhìn vào vực thẳm ấy. Người ta không cần phải sáng tác bài thơ dài hàng trăm dòng để gởi gắm cảm giác thức tỉnh khi nhìn sâu xuống vực thẳm. Một khi cảm giác đạt tới độ chín của nó, chúng ta chỉ còn biết im lặng, bởi không từ ngữ nào có thể diễn tả hết được. Mười bảy âm tiết có thể là quá nhiều. Trong bất kỳ tình huống sáng tạo nào, người nghệ sĩ Nhật Bản ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng Thiền tông sẽ có khuynh hướng sử dụng một số từ rất hạn chế và vài ba nét phác họa để mô tả cảm giác của họ. Khi những cảm giác được mô tả quá đầy đủ thì làm sao còn chỗ cho sự huyền ảo – một tinh thần đã sinh ra nền nghệ thuật Nhật Bản.
Theo Basho, cái được chỉ rõ như dấu hiệu của nỗi cô đơn là tinh thần fuga (hoặc furju).
Fuga có nghĩa là cái đẹp của cuộc đời, là “phong nhã”. Đó không phải là xúc cảm hiện đại xuất phát từ những qui chuẩn của đời sống. Đó là tình yêu thuần khiết cuộc đời và thiên nhiên, là lòng mong mỏi hướng về sabi hoặc wabi; nó không hề là cuộc săn tìm những tiện nghi vật chất hoặc những cảm giác phù phiếm. Cuộc sống phong nhã bắt đầu từ sự hòa nhập bản ngã con người vào linh hồn cái đẹp và sự sáng tạo của thiên nhiên. “Con người phong nhã”, vì thế, nhận ra mối giao cảm thắm thiết của mình trong một đóa hoa và con chim, trong đá cuội và suối nước, trong cơn mưa và vầng trăng”1. Rõ ràng cách đọc văn học thiền như Nghiêm Vũ và Suzuki đã mang thiền đạo, thiền học và văn chương thiền đi rất xa vào lòng người đọc nhiều thời đại, làm nên giá trị đặc biệt của một nền văn học tưởng chừng chỉ lưu hành nơi tu tập, xuất gia.
Chúng ta có thể kể đến nhiều công trình quốc tế khác tập trung vào những vấn đề mỹ học Nhật Bản (trong đó mỹ học thiền tông rất được xem trọng) như : The vocabulary of Japanese Literary Aesthetics của Hisamatsu Sen‟ichi (1963), The theory of beauty in the classical aesthetics of Japan của Toshihiko và Toyo Izutsu (1981), The unknown Craftsman của Soetsu Yanagi (1972)... Việc dịch và giới thiệu chúng là rất hữu ích cho phương thức đọc văn học thiền với nhãn quan mỹ học.
Bản thân chúng tôi cũng là người trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu vấn đề nêu trên. Từ quá trình làm việc thực tiễn, xin nêu ra một vài điểm quan sát của chúng tôi về cách giảng dạy văn học Thiền để làm chứng cho tính khả thi của xu hướng tiếp cận mỹ học :
- Kết hợp chặt chẽ với nguồn kinh luận Phật giáo, chọn lọc cái đẹp trong nền kinh luận ấy để làm xuất phát điểm.
- Xuất phát từ cái đẹp trong chính kinh luận Phật giáo để tìm đến cái đẹp trong sự chuyển hóa văn học khi được người đọc thế tục tiếp nhận Đặt văn học thiền trong tổng thể mỹ học thiền (mỹ học, mỹ thuật Phật giáo, nghệ thuật sống thiền, nghệ thuật từ thiền…).
- Nhìn văn học thiền (Phật giáo) trong tổng thể văn chương Nho gia, Đạo gia.
- Chú ý khai thác cái đẹp từ bản thân thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo, từ đó đi đến khám phá kinh nghiệm thẩm mỹ khi tiếp xúc tác phẩm thiền học, đặc biệt nhấn mạnh cái đẹp từ hệ thống luận của Phật giáo Đại thừa.
- So sánh văn học thiền Việt Nam trong bối cảnh Đông Á, nhất là từ góc độ mỹ học thiền Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản) với hệ thống thuật ngữ công cụ rất “đắc dụng”.
Như thế, kinh luận Phật giáo là suối nguồn vô tận cho sự trưởng thành của con người về trực giác thẩm mỹ, về sự sáng tạo và hiểu biết viên mãn thế giới. Chẳng hạn như khi tìm hiểu vấn đề con người trong thơ thiền, chúng tôi đã đề xuất trong một số bài viết của mình trước đây về các hiện tượng như: con người hành hương, con người mộng huyễn, ám ảnh vô thường, bi cảm về vướng mắc và giải thoát… Những luận điểm này xuất phát từ căn bản giáo lý Phật giáo và được minh giải một cách sâu sắc trong hệ thống luận của Phật giáo Đại thừa, bao gồm các hạt nhân ý tưởng như: vô thường, vô ngã, mộng tưởng, chân không diệu hữu, … Khi chuyển hóa vào văn học, đặc biệt là trong thơ (mà chúng ta có thể kể ra một chuỗi các thuật ngữ: kệ, thi kệ, thơ thiền, thơ thiền lý, thơ thiền ý…), những hạt nhân này đã vận động theo cách nào đó để hoạt hóa cảm thức sinh động của đời sống vào tinh thần của Đạo Pháp . Đó là điều mà chúng ta quan tâm nhất khi bàn về việc giảng dạy văn học thiền từ góc độ mỹ học.
Khi đặt văn học thiền vào tổng thể mỹ học thiền (mỹ học, mỹ thuật Phật giáo, nghệ thuật sống thiền, nghệ thuật từ thiền…), chúng ta có thể giúp người nghe hình dung thiền trong mọi sự thể hiện, sự thực hành. Đơn giản là vì, nếu giảng thiền mà để người nghe kẹt, vướng vào lý thuyết quá nhiều thì bản chất thiền đạo không còn nữa, cho dù mục đích giảng giải không phải chỉ để tu hành. Điều tối quan trọng trong khi truyền giảng văn học thiền là làm mới lại nội tâm, ý chí, hy vọng của người học thông qua việc cảm thụ một cách vui vẻ và sâu sắc những tác phẩm thiền. Nói cách khác, đọc văn học thiền trong tâm thế tiếp nhận và giao hòa với văn hóa Phật giáo, đó là mấu chốt thành công của việc gợi mở tri thức tôn giáo vĩ đại này.
Ngoài ra, việc nhìn văn học Phật giáo thiền tông trong tổng thể văn chương Nho gia, Đạo gia chính là xem nó như một thành tố hữu cơ trong sinh thể văn học dân tộc. Từ đó, văn học thiền cũng cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và căn bản như các nền văn học khác (bao gồm các vấn đề cơ bản như diện mạo, kiểu tác giả, thể loại, nghệ thuật ngôn từ, tất nhiên trong mối liên hệ với những đặc thù của văn chương tôn giáo…).
Việc khai thác cái đẹp trong kho tàng văn học Phật giáo khi đánh giá văn bản có liên quan đến Phật giáo thiền tông, việc chuyển hóa các giá trị đẹp của tôn giáo sang giá trị đẹp của văn chương, giá trị đẹp của cách thế sống sang giá trị đẹp của thưởng thức nghệ thuật luôn là sự thách thức lớn. Vẫn cần phân biệt giữa sự nhận biết cái đẹp trong tác phẩm văn học Phật giáo thiền tông với sự thực hành lý tưởng sống đẹp, mặc dù chúng đều được chưng cất trong tinh thần thẩm mỹ Phật giáo. Sự phân biệt ấy sẽ giúp người đọc nhận thức mục đích tiếp cận tri thức như một hành giả hay như một trí thức thế tục.
Thực ra, cái khó của việc giảng dạy văn học thiền theo hướng mỹ học là phải đi kèm với việc tìm hiểu mỹ học thiền. Nhưng mỹ học thiền chính xác là gì, câu hỏi này thật quá lớn, quá khó.
Cách giản dị hơn là tìm hiểu tinh thần của nó trong các sáng tác thiền học; Đồng thời chiếu ứng tinh thần ấy trong những biểu hiện thực tế của kiểu văn hóa đặt trọng tâm vào mỹ học thiền như: hoa đạo, trà đạo, vườn thiền, tranh thiề n, thư pháp thiền… Phương thức giảng dạy văn học thiền trong tổng thể mỹ học thiền, mỹ thuật thiền chắc rằng sẽ mang lại sức sống cho một nền văn học vốn xuất hiện nơi cửa chùa nhưng đã và sẽ lan tỏa không ngừng ngoài đời rộng.
TP.HCM, tháng 3 năm 2012
TS. LÊ THỊ THANH TÂM
ĐHKHXH-NV HCM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhật Chiêu, Basho và thơ Haiku, NXB Văn học, Hà Nội, 1994.
2. Nhật Chiêu và các bài viết trong Văn hóa Phật giáo các số 8,9,10/2005.
3. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB Văn học, Hà Nội, 2000.
4. D.T. Suzuki, Zen and Japanese culture, Princeton University Press, 1970
5. Lê Thị Thanh Tâm, Nghiên cứu so sánh thơ thiền Lý Trần và Đường Tống, luận án tiến sĩ, ĐHKHXH-NV TPHCM, năm 2007.
6. Đoàn Thị Thu Vân, Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỷ XI- thế kỷ XIV, NXB Văn học, Hà Nội, 1997.
7. Cái nhìn mới về lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học tại ĐHKHXH- NV TPHCM, 2006.
- Môn sử và Sử luận Thích Thanh Thắng
- Gặp gỡ tuổi trẻ HT. Thích Thiện Siêu
- Nỗi cô đơn của tuổi trẻ và việc giáo dục lý tưởng hôm nay? Nguyên Cẩn
- Các Mối Liên Hệ Tương Tức Giữa Thầy Cô Giáo và Học Trò, Học Trò và Thầy Cô Giáo trong Giáo Dục Phật Giáo Thích Trừng Sỹ
- Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới Đạt Lai Lạt Ma
- Mối liên hệ giữa Thầy và Trò, Trò và Thầy trong giáo dục Phật giáo Thích Trừng Sỹ
- Tầm quan trọng của Phật giáo trong nền giáo dục quốc dân Thích Quán Như
- Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững xã hội PGS.TS NGUYỄN VĂN MẠNH
- Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda, Sanghamittārāma, 40 Chesterville Dr. East Bentleigh Vic. 3165, Australia
- Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới Th.S THÍCH THIỆN HẠNH
- Quan điểm giáo dục của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi trường Thích Phước Đạt
- "Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững" Hòa thượng THÍCH ĐẠT ĐẠO
- Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay PGS.TS ĐẶNG VĂN CHƯƠNG, Th.s TRẦN ĐÌNH HÙNG
- Luận về giáo dục môi trường sinh thái qua thuyết duyên khởi của Phật giáo ThS. Vũ Văn Chung
- Giáo dục Phật giáo với bảo vệ môi trường Thích Khế Chơn
Đánh giá bài viết này
Được quan tâm nhất

![]() |
Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị 30/05/2012 22:13:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)