Tầm quan trọng của Phật giáo trong nền giáo dục quốc dân
- Giáo dục Phật giáo - Sự kế thừa và phát triển
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Nghĩ về vai trò Phật giáo trong cuộc sống của đất nước hôm nay
- Phật giáo và sự nghiệp giáo dục và đào tạo
- Sự phát triển giáo dục Phật giáo
- Bản chất Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo định hướng tương lai
- Giáo dục Phật giáo - Nền giáo dục hoàn thiện nhân loại
- Dạy và học môn Văn học Phật giáo Việt Nam tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và định hướng tương lai
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo Nam truyền (Nam tông Khmer)
- GIáo dục Phật giáo và vấn đề giáo dục Tăng Ni tại tỉnh Đồng Nai
- Giáo dục Phật giáo - Từ góc nhìn tâm linh
- Những mục tiêu của giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất thay đổi tên gọi "Ban giáo dục Tăng Ni"
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Vai trò Triết học trong Giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo - Một vài điều cần quan tâm
- Nhà Phật với giáo dục - Lịch sử và vấn đề
- Tính khả thi của triết lý giáo dục Phật giáo
- Giáo dục, sự tồn tại của lõi cây
- Từ những đóng góp của các trí thức Phật giáo trong quan hệ bang giao Việt - Trung trong buổi đầu kỷ nguyên độc lập đến những suy ngẫm về nền giáo dục Phật giáo ngày nay
- Bài kệ của trưởng lão Mãn Giác về triết học duy vật Thích-Ca-Mâu-Ni
- Góp phần phát triển giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất một số hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh ở những trường Phật học
- Vài góp ý về xây dựng lực lượng giáo thọ & xây dựng chương trình chính quy Phật học
- Phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo có gì đổi mới hơn thập niên qua ?
- Tính đặc thù của phương pháp giáo dục Phật giáo
- Đôi điều trăn trở về Ni trẻ và giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức và phương pháp thể hiện trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương"
- Xây dựng triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục trong sách lược định hướng và phát triển tương lai giáo dục Phật giáo
- Việt giải kinh sách Phật giáo - Nhu cầu thiết yếu của sự nghiệp trí tuệ
- Thực chất nền giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay và một vài những suy nghĩ cá nhân
- Vấn đề giáo dục Tăng tài: Thực trạng và giải pháp
- Góp ý về giáo dục Phật giáo
- Một số giải pháp tạm thời cho ngành giáo dục Tăng Ni
- Tham luận về một mô hình Học viện Phật học tại Việt Nam
- Vài ý tản mạn về chương trình học và dạy tại các trường, viện và các chùa
- Nhận định về một khiếm khuyết trong giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững
- Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam
- Xây dựng đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGVN tại Hà Nội: Nhu cầu, thực trạng và một giải pháp thực tế
- Tình hình giáo dục Tăng Ni ở Bắc Ninh xưa và nay
- Cần có môn 'Văn hóa Phật giáo' trong chương trình đào tạo cử nhân Phật học tại các Học viện Phật giáo
- Luận về giáo dục môi trường sinh thái qua thuyết duyên khởi của Phật giáo
- Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay
- Quan điểm giáo dục của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi trường
- Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội
- Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững xã hội
- Tầm quan trọng của Phật giáo trong nền giáo dục quốc dân
- Mối liên hệ giữa Thầy và Trò, Trò và Thầy trong giáo dục Phật giáo
- Giảng dạy văn học Phật giáo Thiền tông từ góc độ mỹ học - Một hướng đi nhiều triển vọng
- Giáo dục Phật giáo góp phần bảo vệ môi trường
- Sinh thái trong thời kỳ Phật giáo nguyên thủy
- Đức Phật mới môi trường sống
- Đôi điều về Giáo dục Phật giáo xưa và nay
- Thiền - Nhìn từ phương thức "Thức Ngộ" đặc thù Phật giáo Á Đông
- Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Lịch sử và hiện trạng
- Phật giáo với văn hóa Việt Nam
- Vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam
- Phật giáo và tính chừng mực trong lối sống của người Huế
- Truyền thống giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer với môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc, những kiến nghị cần thiết
- Giáo dục Phật giáo thời Lý - Trần đồng hành cùng dân tộc
Với một xã hội mà ở đó trình độ dân trí được nâng cao, nhưng lại tỷ lệ nghịch với văn hóa và đạo đức con người, thì Phật giáo là biện pháp và lựa chọn tối ưu cho chúng ta.
Khi con người có mặt trên trái đất này, họ đã sớm ý thức được tầm quan trọng của giáo dục thông qua lối tư duy nhạy bén và hành động cụ thể. Kể từ đó giáo dục được coi như bản lề để hướng dẫn con người bước vào cánh cửa cuộc đời, nó là hành trang mà tất cả chúng ta phải mang theo.
Trải qua từng thời kỳ, giáo dục có những bước tiến mới và định hướng phù hợp với sự phát triển của xã hội ở thời điểm đó. Giáo dục không chỉ bó hẹp trong phạm vi đạo đức, kiến thức chuyên sâu hay giữ trọn nhân lễ nghĩa trí tín với đời, mà nó bao quát tất cả các phạm trù tương quan mật thiết với nhau.
Trong những năm qua nền giáo dục và khoa học kỹ thuật thế giới phát triển như vũ bão: nếu như những năm 90 của thế kỷ trước, cứ 7 năm thì người ta lại thay đổi và có hướng phát triể n giáo dục một lần; đến những năm 20 con số đã rút ngắn lại chỉ còn 5 năm; và đến những năm của thế kỷ 21 thì con số này thay đổi và dừng lại ở con số 2.
Qua đó chứng minh một điều rằng, xã hội phát triển, khoa học tiến bộ dẫn đến các ứng dụng trong giáo dục phải thay đổi theo. Tuy nhiên, thay đổi theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Công nghệ tiên tiến của thế giới đang trên đà phát triển không ngừng, nhu cầu xã hội tăng cao, dịch vụ phát triển rộng rãi, người ta không c òn chú ý tới số lượng mà thay vào đó là chất lượng. Muốn có cuộc sống bình ổn, mỗi người phải tự trang bị cho mình một khối lượng tri thức vừa đủ để cảm nhận cái hay cái tốt đẹp, vậy tri thức ấy ở đâu mà có? Nó ở ngay cạnh ta, bất cứ nơi nào ta đến. Nó không chỉ có trên giảng đường đại học hay trong các học viện v.v... mà nó là sự tổng hợp của cả một xã hội thu nhỏ, khi ta biết mở cánh cửa tâm hồn đón nhận thế giới xung quanh.
Các nhà nghiên cứu giáo dục nhận định rằng: chưa bao giờ đạo đức con người, văn hóa xã hội lại xuống cấp trầm trọng như thế kỷ 21, nó lan tràn khắp mọi nơi. Cái gọi là sự nhẫn và nhường nhịn lẫn nhau trong xã hội dường như nó không còn tồn tại. Thay vào đó là những trận chiến bằng vũ lực hay những cuộc khẩu chiến không bao giờ có hồi kết, và đó không phải là cách thể hiện tri thức của con người sống trong thời đại tân tiến. Khi ấy người ta đã đặt ngược lại vấn đề, phải chăng xã hội phát triển quá nhanh làm cho con người không kịp thích nghi với sự thay đổi đó, dẫn đến tình trạng chắp vá kiến thức và có những suy nghĩ bồng bột nông nổi.
Việt Nam – một đất nước đang trên đà phát triển, cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Một đất nước với hơn bốn ngàn năm văn hiến, có bề dày về văn hoá lịch sử, đạo đức làm người được coi trọng hàng đầu, đâu đó những quan niệm xưa ít nhiều cũng còn lưu giữ, vì vậy họ không chấp nhận việc, con cháu trong gia tộc dòng họ bị tha hóa về đạo đức. Nhưng đó chỉ là trên lý thuyết, cuộc đời vẫn cứ trôi và ta thì không thể dừng lại. Nếu ai đó có đủ bản lĩnh để vững bước bước tiếp con đường mà mình đang đi, thì đó tạm gọi là người chiến thắng chính bản thân mình, nếu ai đó có chút do dự hay chần chừ lập tức sẽ bị cuốn theo những cơn lốc xoáy vô định.
Đổi mới là quy luật tất yếu nhưng đổi mới như thế nào, đổi mới ra sao, điều đó được xem như một bài toán khó. Chúng ta không chỉ mãi hô hào bằng những khẩu hiệu, mà hãy hợp thức hóa bằng những hành động cụ thể, lối suy nghĩ tích cực, thái độ ứng xử có văn hóa giữa người này với người kia, giữa người với muôn vật, với thiên nhiên.
Một đất nước, một dân tộc hay một vùng miền nào đó không thể phát triển nếu như không có nền giáo dục phát triển và có những con người được đào tạo bài bản chính quy nhất. Đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ, một thành phần xã hội không được học tại các trường lớp chính quy nhưng họ có tố chất và có tư duy nhạy bén với thời cuộc, thì tự bản thân họ cũng đang đóng góp làm tăng GDP của đất nước, góp phần làm cho nền kinh tế nước nhà phồn vinh. Ở đây ta chỉ nên hướng dẫn để nhân rộng lòng nhân ái của những người này tới mọi người, đó là một trong những hướng giáo dục tốt và hiệu quả nhất.
Trong giáo dục, vai trò người thầy thật sự quan trọng, nếu như ngày xưa cả làng trên xóm dưới, chỉ có một ông thầy đồ cho xin cái chữ, thì ngày nay cũng một ngôi làng nhưng đã có tới 5-7 người thầy. Người thầy nào cũng giỏi cũng hay, quả là khó cho đám học trò khi đưa ra quyết định nên theo học thầy nào. Và lúc này xã hội sẽ đóng vai trò là người nhận định, một người thầy không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn, mà họ phải c òn có đạo đức nghề nghiệp, thái độ ứng xử có văn hoá, lời ăn tiếng nói chuẩn mực… ấy là điều mà học trò ở thời đại mới cần ở người thầy.
Khoa học kỹ thuật phát triển, người thầy giáo không chỉ giới hạn trong giáo án đã soạn sẵn, mà họ phải thường xuyên cập nhật thông tin làm phong phú cho bài giảng, tài liệu thầy có thì học trò cũng có, đôi lúc tài liệu tham khảo cho môn học, trò đầy đủ hơn thầy và lúc này người thầy chỉ hơn trò về kỹ năng sống và kiến thức xã hội. Một bài toán được đặt ra ở đây, là làm thế nào để giữ được cái gọi là “tôn sư trọng đạo”, “muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Người thầy lúc này chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và định hướng cho quá trình học tập của học trò.
Đầu tư cho giáo dục được coi là kênh đầu tư không lợi nhuận, không có tiếng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh, không băng rôn hay khẩu hiệu, không có ánh đèn sân khấu lung linh huyền ảo, không có những bữa tiệc đầy nến, hoa và sâm-banh, mà thay vào đó là sự hy sinh thầm lặng cả cuộc đời, và kết quả nó mang lại không tức thời nhưng lại có sức hút lâu dài.
Nếu như 375 năm qua, đại học Harvard danh tiếng được coi là thiên đường của những giấc mơ, là nơi đào tạo ra những thiên tài phục vụ cho nhân loại, thì đến năm 2011 nó đã không còn là trường đại học duy nhất được đánh giá cao về chất lượng đào tạo, thay vào đó là sự hoán vị của những ngôi trường mới hiện đại hơn và có nhiều công trình nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tiễn đời sống hơn.
Giáo dục nếu như không có sự đầu tư đúng mức sẽ đi vào lối mòn, và sự thất bại sẽ gõ cửa bất kỳ lúc nào. Cũng như vậy, bức tranh giáo dục Việt Nam trong 5 năm trở lại đây đầy ảm đạm và thiếu màu sắc. Đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ được coi là tinh hoa của tri thức, cũng không thể vực dậy nền giáo dục đang xuống cấp một cách trầm trọng, phải chăng chúng ta đang thiếu sót và bỏ trống ở điểm nào trong chuỗi phản ứng.
Có phải đó chính là vấn đề “tài chính”, người thầy sẽ không thể tậm tâm tận lực nếu như cái dạ dày bị đói, bị bỏ lửng. Bậc thang như cầu của Maslow đã thể hiện rất rõ, nhìn vào những bậc thang đó, chúng ta nhận thấy rằng, các nhà quản lý mới chỉ đáp ứng cho người làm công tác giáo dục ở mức độ cơ bản, còn lại những nhu cầu khác bị lãng quên, vậy thì làm sao có thể đưa giáo dục phát triển mạnh như các nước trong khu vực.
Nếu như chúng ta chú ý và quan tâm sẽ nhận thấy một điều rằng, khoảng 3 - 4 năm trở lại đây đã có sự ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo tới một phần của giáo dục Việt Nam. Nói cụ thể hơn đó chính là Phật giáo. Với một xã hội mà ở đó trình độ dân trí được nâng cao, nhưng lại tỷ lệ nghịch với văn hóa và đạo đức con người, thì Phật giáo là biện pháp và lựa chọn tối ưu cho chúng ta.
Vì giáo lý nhà Phật không chỉ là những lý thuyết suông hay những lời sáo rỗng mà là nguyên lý trường tồn qua bao thế kỷ qua, đã được ông cha ta kiểm nghiệm ứng dụng hơn 2500 năm. Ở đó ta được trở về với chính mình, tâm linh của chính mình. Những đau đớn muộn phiền khổ ải ngoài kia được hóa giải khi ta có niềm tin. Hành động bên ngoài thể hiện cái nội tâm bên trong của ta, nếu tâm ta thảnh thơi, không oán hận thì hành động sẽ trở lên nhẹ nhàng, ngôn ngữ từ ái, yêu thương mọi người, cảm nhận nỗi khổ của người khác như của chính mình. Như vậy cũng đã góp phần làm đẹp cho đời cho xã hội và khi ấy ta trở thành tấm gương cho những bạn trẻ khác noi theo, người làm giáo dục chỉ với mong muốn tìm được những con người đủ chuẩn mực đạo đức, tri thức, đủ lòng bao dung rộng lượng, để hướng dẫn cho thế hệ trẻ, tránh lầm đường lạc lối vào những cạm bẫy tội lỗi.
Thời gian gần đây có một dấu hiệu khả quan, vào những ngày lễ lớn của Phật giáo các bạn trẻ đều về chùa tham dự và tu tập tìm chốn bình yên nơi tâm hồn, đó được coi là một dấu hiệu đáng mừng cho giáo dục Việt Nam nói chung, và đạo đức của thế hệ trẻ nói riêng. Ở chốn thiền môn họ không còn ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, những trò lố làm đạo đức con người suy đồi. Họ sẽ được dạy những điều cơ bản nhất để hoàn thiện một con người có ích cho xã hội, gạt bỏ đi những tham sân si đang ngự trị trong tâm trí họ.
Giáo dục là một phạm trù khoa học trừu tượng và sâu rộng, nó không thể tách rời các hiện tượng xã hội và nó cũng không phải là một đường thẳng mà đâu đó cũng phải có những chỗ khúc khuỷu, gập ghềnh để ta biết rằng giáo dục không chỉ gói gọn trong những điều rập khuôn c ó sẵn.
Vì đạo đức làm người, tri thức xã hội là điều kiện cần và đủ để hình thành một con người hoàn thiện trong thời đại mới. Nói - làm - đúc kết thành nguyên lý. Nghĩ kỹ, nói ít, tư duy nhiều, mất cả đời người để suy nghĩ nhưng lại chỉ để nói hoặc trình bày từ 3-5 phút đồng hồ. Như vậy có nghĩa là gì? Giáo dục phải đào tạo ra những con người có chiều sâu nhận thức và chiều rộng về lòng nhân ái.
Công tác giáo dục không chỉ là trách nhiệm của người làm giáo dục mà còn là trách nhiệm của xã hội, của cộng đồng của gia đình của những người làm cha làm mẹ. Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy cho con người cách sống cách hoàn thiện về kỹ năng chuyên môn mà còn dạy cho chúng ta những kỹ năng mềm và đạo đức làm người. Chỉ có đáp ứng được những yêu cầu như vậy mới xây dựng được một đất nước phồn vinh và thịnh vượng trên hai phương diện vật chất và tinh thần, nơi đó giáo dục Phật giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực nhất quán này.
- Môn sử và Sử luận Thích Thanh Thắng
- Gặp gỡ tuổi trẻ HT. Thích Thiện Siêu
- Nỗi cô đơn của tuổi trẻ và việc giáo dục lý tưởng hôm nay? Nguyên Cẩn
- Các Mối Liên Hệ Tương Tức Giữa Thầy Cô Giáo và Học Trò, Học Trò và Thầy Cô Giáo trong Giáo Dục Phật Giáo Thích Trừng Sỹ
- Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới Đạt Lai Lạt Ma
- Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững xã hội PGS.TS NGUYỄN VĂN MẠNH
- Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda, Sanghamittārāma, 40 Chesterville Dr. East Bentleigh Vic. 3165, Australia
- Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới Th.S THÍCH THIỆN HẠNH
- Quan điểm giáo dục của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi trường Thích Phước Đạt
- "Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững" Hòa thượng THÍCH ĐẠT ĐẠO
- Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay PGS.TS ĐẶNG VĂN CHƯƠNG, Th.s TRẦN ĐÌNH HÙNG
- Luận về giáo dục môi trường sinh thái qua thuyết duyên khởi của Phật giáo ThS. Vũ Văn Chung
- Giáo dục Phật giáo với bảo vệ môi trường Thích Khế Chơn
- Cần có môn 'Văn hóa Phật giáo' trong chương trình đào tạo cử nhân Phật học tại các Học viện Phật giáo PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ
- Tình hình giáo dục Tăng Ni ở Bắc Ninh xưa và nay NGUYỄN QUANG KHẢI
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị 30/05/2012 22:13:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)