Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững xã hội
- Giáo dục Phật giáo - Sự kế thừa và phát triển
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Nghĩ về vai trò Phật giáo trong cuộc sống của đất nước hôm nay
- Phật giáo và sự nghiệp giáo dục và đào tạo
- Sự phát triển giáo dục Phật giáo
- Bản chất Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo định hướng tương lai
- Giáo dục Phật giáo - Nền giáo dục hoàn thiện nhân loại
- Dạy và học môn Văn học Phật giáo Việt Nam tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và định hướng tương lai
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo Nam truyền (Nam tông Khmer)
- GIáo dục Phật giáo và vấn đề giáo dục Tăng Ni tại tỉnh Đồng Nai
- Giáo dục Phật giáo - Từ góc nhìn tâm linh
- Những mục tiêu của giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất thay đổi tên gọi "Ban giáo dục Tăng Ni"
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Vai trò Triết học trong Giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo - Một vài điều cần quan tâm
- Nhà Phật với giáo dục - Lịch sử và vấn đề
- Tính khả thi của triết lý giáo dục Phật giáo
- Giáo dục, sự tồn tại của lõi cây
- Từ những đóng góp của các trí thức Phật giáo trong quan hệ bang giao Việt - Trung trong buổi đầu kỷ nguyên độc lập đến những suy ngẫm về nền giáo dục Phật giáo ngày nay
- Bài kệ của trưởng lão Mãn Giác về triết học duy vật Thích-Ca-Mâu-Ni
- Góp phần phát triển giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất một số hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh ở những trường Phật học
- Vài góp ý về xây dựng lực lượng giáo thọ & xây dựng chương trình chính quy Phật học
- Phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo có gì đổi mới hơn thập niên qua ?
- Tính đặc thù của phương pháp giáo dục Phật giáo
- Đôi điều trăn trở về Ni trẻ và giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức và phương pháp thể hiện trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương"
- Xây dựng triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục trong sách lược định hướng và phát triển tương lai giáo dục Phật giáo
- Việt giải kinh sách Phật giáo - Nhu cầu thiết yếu của sự nghiệp trí tuệ
- Thực chất nền giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay và một vài những suy nghĩ cá nhân
- Vấn đề giáo dục Tăng tài: Thực trạng và giải pháp
- Góp ý về giáo dục Phật giáo
- Một số giải pháp tạm thời cho ngành giáo dục Tăng Ni
- Tham luận về một mô hình Học viện Phật học tại Việt Nam
- Vài ý tản mạn về chương trình học và dạy tại các trường, viện và các chùa
- Nhận định về một khiếm khuyết trong giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững
- Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam
- Xây dựng đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGVN tại Hà Nội: Nhu cầu, thực trạng và một giải pháp thực tế
- Tình hình giáo dục Tăng Ni ở Bắc Ninh xưa và nay
- Cần có môn 'Văn hóa Phật giáo' trong chương trình đào tạo cử nhân Phật học tại các Học viện Phật giáo
- Luận về giáo dục môi trường sinh thái qua thuyết duyên khởi của Phật giáo
- Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay
- Quan điểm giáo dục của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi trường
- Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội
- Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững xã hội
- Tầm quan trọng của Phật giáo trong nền giáo dục quốc dân
- Mối liên hệ giữa Thầy và Trò, Trò và Thầy trong giáo dục Phật giáo
- Giảng dạy văn học Phật giáo Thiền tông từ góc độ mỹ học - Một hướng đi nhiều triển vọng
- Giáo dục Phật giáo góp phần bảo vệ môi trường
- Sinh thái trong thời kỳ Phật giáo nguyên thủy
- Đức Phật mới môi trường sống
- Đôi điều về Giáo dục Phật giáo xưa và nay
- Thiền - Nhìn từ phương thức "Thức Ngộ" đặc thù Phật giáo Á Đông
- Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Lịch sử và hiện trạng
- Phật giáo với văn hóa Việt Nam
- Vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam
- Phật giáo và tính chừng mực trong lối sống của người Huế
- Truyền thống giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer với môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc, những kiến nghị cần thiết
- Giáo dục Phật giáo thời Lý - Trần đồng hành cùng dân tộc
Để cho lối sống và đạo đức Phật giáo hòa vào đời sống xã hội, các tăng ni phật tử cần nhập thế hơn nữa, cần nâng cao tinh thần bác ái, cứu khổ cứu nạn của người t u sĩ đối với cộng đồng.
Trên thế giới hiện nay, phát triển bền vững là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, không chỉ trong nghiên cứu học thuật mà còn trong đời sống xã hội, không chỉ ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển mà còn ở các cộng đồng lạc hậu trên toàn thế giới. Trước đây khi nói đến phát triển xã hội người ta thường nghĩ đến tăng trưởng về kinh tế mà GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm trong nước) là tiêu chí duy nhất, đại diện duy nhất cho sự phát triển. Tuy nhiên trên thực tế quá trình vận động của thế giới nửa sau thế kỷ XX đã cho thấy “phát triển” là một khái niệm phứ c tạp không thể đơn thuần chỉ nói đến tăng trưởng kinh tế hay công nghệ mà phải gắn liền với chất lượng cuộc sống, với môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa. Bởi vậy từ những năm 80 của thế kỷ XX, Tổng giám đốc UNESCO, F.Mayo đã từng cảnh báo: “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”. Từ nhận thức đó năm 1987, Liên hiệp quốc thông qua Báo cáo Brundland, trong đó đề xướng khái niệm “Phát triển bền vững” (sustainable development), mà nội dung chính của nó là quá trình phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai và công bằng xã hội.
Phải nói rằng, quá trình CNH-HĐH, đã đưa nhân loại đến những thành tựu vĩ đại về khoa học kỹ thuật, chưa bao giờ loài người tiến bộ như hôm nay, nhưng cũng chưa bao giờ con người lại phải lo âu như thời hậu hiện đại. Sự phát triển của văn minh nhân loại, đã đưa con người thoát khỏi đói nghèo lạc hậu và vòng kim cô nghiệt ngã của thiên nhiên nhưng đồng thời lại tạo nên những sự lệ thuộc mới, những vòng xoáy mới. Tình trạng khủng hoảng về đạo đức, về thần tượng, sự lệch chuẩn về lối sống đã dẫn đến sự tê liệt của niềm tin và hy vọng. Mất những tiêu chuẩn là lý tưởng cuộc sống, con người dễ rơi vào trạng thái hoang mang, khủng hoảng, đơn độc.
Ở nước ta trong những năm gần đây, sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển nhanh của nền kinh tế đã tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhưng cùng với sự phát triển đó, con người lại bị cuốn vào vòng xoáy của những đam mê vật chất, những ham muốn dục vọng tầm thường. Điều này đã khiến không ít người, trong đó có thanh niên sa chân vào những vũng bùn của tội lỗi, ma túy, cờ bạc, mại dâm, rượu chè, hối lộ, tham nhũng, bất hiếu, bất nghĩa, làm băng hoại đạo đức, xói mòn niềm tin cuộc sống. Chưa bao giờ ở nước ta đồng tiền lại được suy tôn và có một sức mạnh chi phối xã hội đến như vậy. Người ta kiếm tiền, làm tiền, moi tiền khắp mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi giá, mọi thủ đoạn bất chấp lương tri, đạo lý, nhân phẩm, thể diện… Đó là nguyên nhân chính gây nên mối lo ngại lớn cho gia đình và xã hội.
Hơn thế nữa, trên qui mô thế giới, toàn cầu hóa ở nước ta gắn liền với sự giao lưu và hội nhập quốc tế; và theo đó những xung đột về tư tưởng, lối sống, những bế tắc và cả sự khủng hoảng, nhiễu loạn trong việc loại trừ hay tiếp nhận văn hóa bên ngoài đã gây nên tình trạng căng thẳng, xung đột của nhiều tầng lớp, nhất là thế hệ trẻ. Trong khi các thế hệ trẻ chưa tích lũy được “cái vốn” văn hóa của dân tộc, của cộng đồng lại sớm đối diện với những luồng văn hóa bên ngoài nên họ không đủ cơ sở để xây dựng “bộ lọc” văn hóa; thiếu đi một chủ đích, một chí hướng, một nền tảng đạo lý, họ trượt dài trên lối sống vị kỷ không gì kìm hãm nổi. Alvin Toffler cho rằng nếu không tìm được những phương thức thích hợp để dung hòa thì sẽ khiến cho “hàng triệu con người sẽ thấy họ dần dần bị mất phương hướng, dần dần bị mất khả năng thích nghi với môi trường xung quanh”. Rõ ràng các giá trị truyền thống của dân tộc ta đang đứng trước những thách thức lớn mang tính thời đại: Giữa truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát triển, giao lưu và hội nhập,… và hệ quả là bản sắc văn hóa dân tộc càng ngày càng bị mai một. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển xã hội không bền vững mà phương Tây đã trả một giá đắt sau năm thế kỷ phát triển. “Tại các nước tiên tiến, giá trị, ước mơ và những lời hứa hẹn của thời hiện đại đang bị chất vấn gay gắt”.
Làm thế nào để vừa tăng trưởng kinh tế theo xu hướng nâng cao bình quân thu nhập đầu người vừa giữ vững được nền tảng văn hóa, vừa bảo tồn lợi ích cho mai sau là một bài toán không dễ có lời giải. Thực tế đã chứng minh trong mọi giải pháp, vai trò của tôn giáo để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, để giữ gìn các giá trị truyền thống và để cân bằng lối sống của con người trong bối cảnh toàn cầu hóa là không thể phủ nhận. Thủ tướng Nga V.Putin đã từng công khai thừa nhận: “Ngày nay không thể tách rời đạo đức khỏi những qui tắc tôn giáo” bởi vì tôn giáo mang đến cho con người “một niềm tin vững chắc” vào sức mạnh tâm linh – thứ đã trở nên không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Tôn giáo đưa con người trở về tìm lại chính mình, kiến tạo hạnh phúc riêng tư, thiê ng liêng, sâu lắng mà con người trong thời hiện đại do tham lam ích kỷ nên đã đánh mất. Bởi vậy tôn giáo vừa là nhân tố cho sự phát triển bền vững vừa là nhu cầu của con người ở thời hiện đại. Edgar Morin đã có lý khi nói: “Hiện tượng Tây phương hóa, tiêu chuẩn hóa và cả sự đánh mất niềm tin nơi tương lai của tiến bộ đã dẫn đến quyết định trở về với các nguồn gốc có căn tính tôn giáo,…”. Trong các nhu cầu tôn giáo để bảo vệ bản sắc dân tộc, Phật giáo nổi lên như một sự lựa chọn hấp dẫn bởi “tính nhân ái mềm mại và mơ mộng siêu thoát” của nó, như nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Lai Thúy đã nói.
Là một trong những thành tố tạo nên văn hóa dân tộc trong suốt hàng nghìn năm, Phật giáo ngày nay vẫn lưu giữ những giá trị tích cực góp phần xây dựng đạo đức lối sống cho con người Việt Nam. Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo; tư tương bình đẳng, hòa bình của Phật giáo phù hợp với lối sống cởi mởi của dân tộc; lòng từ bi, bác ái góp phần xây dựng nhân cách, tạo nên lối sống hòa đồng giữa người với người; tinh thần hỷ xả, cứu khổ cứu nạn góp phần cứu giúp những người hoạn nạn, giữ vững tinh thần là lành đùm lá rách của dân tộc, triết lý vô thường vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ… Những giá trị tích cực của Phật giáo càng được nhân lên với những hành động cụ thể, như kẻ đói được cho ăn, kẻ rách được cho mặc, người ốm đau bệnh tật được chăm sóc…Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhới đến “Đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “ Hạnh hiếu là hạnh phật, tâm hiếu là tâm phật” , “Muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Tất cả những điều đó là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Không những thế triết lý Phật giáo luôn coi trọng sự cân bằng giữa con người với tự nhiên. Lối sống của các tăng ni phật tử cũng như cảnh trí chùa chiền là không gian yên tĩnh, nơi con người gần gũi với tự nhiên và cảnh vật. Bởi vậy Phật giáo là một tôn giáo không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn có tác dụng giữ gìn môi trường tự nhiên cân bằng sinh thái. Đó là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển bển vững xã hội nước ta trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy giáo dục Phật giáo là một công việc cần thiết phải làm thường xuyên, có hệ thống và rộng khắp cho nhiều đối tượng, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.
Giáo dục Phật giáo là giáo hóa con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, coi trọng thiên nhiên… Bên cạnh đó, Phật giáo nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” đã góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm với một ý thức không tham quyền cố vị, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao tự tại. Bên cạnh đó, Phật giáo còn góp phần rèn luyện lối sống kham nhẫn. Đó là những hình thức tu tập kiên nhẫn, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời đề lòng được thanh cao, tâm hồn được giải thoát. Để đạt được điều đó người tu hành phải kiên nhẫn thực hành Giới-Định-Tuệ. Giới là giới luật mà tín đồ phải tuân theo nhằm không phạm phải lỗi lầm về tư tưởng, lời nói và hành động; Định là thiền định bài trừ tạp niệm; Tuệ là trí tuệ, bài trừ dục vọng, bao gồm văn tuệ (học hành mà có được), tư tuệ (suy nghĩ mà có tuệ), tu tuệ (thực hành mà có tuệ). Muốn đạt được Tam học của Phật giáo, tín đồ phật tử phải có lối sống kiên nhẫn, chịu đựng, khắc kỷ. GS. Lương Ninh đã nhắc đến mặt tích cực này của Phật giáo khi đề cập đến tính cách của người Nhật: “Người Nhật rất thực tế. Họ từng có Nho học, theo Nho giáo không độc tôn mà lưu giữ như một yếu tố có tác dụng giáo dục ý thức bổn phận và sự ứng xử hợp lý, đồng thời duy trì yếu tố Thần đạo để giáo dục ý thức phục tùng, võ sĩ đạo để rèn luyện bản thân, tinh thần tự trọng và đề cao Phật giáo để giáo dục tinh thần nhẫn nại, khắc kỷ”. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có không ít người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, có lối sống liều lĩnh, bất chấp tất cả, thiếu kiên nhẫn, ít có khả năng chịu đựng, gặp thất bại dễ buông xuôi… thì lối sống khiêm cung, nhẫn nại của Phật giáo càng có ý nghĩa giáo dục tính cách lối sống cho bộ phận này.
Có thể nêu lên nhiều giá trị giáo dục Phật giáo cho việc phát triển bền vững xã hội trong quá trình toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay, nhưng chỉ những điều nêu lên ở trên cũng đủ để minh chứng điều đó. Vấn đề ở đây là phải hướng giáo dục Phật giáo làm thế nào để vừa chuyển tải nội dung triết lý, giáo lý, lễ nghi của tôn giáo này vừa hướng đến các mục đích xa hơn, rộng lớn hơn của xã hội - mục đích phát triển xã hội bền vững. Vì vậy theo chúng tôi giáo dục Phật giáo hiện nay cần phải tập trung đến các nội dung, cụ thể sau đây:
- Để cho lối sống và đạo đức Phật giáo hòa vào đời sống xã hội, các tăng ni phật tử cần nhập thế hơn nữa, cần nâng cao tinh thần bác ái, cứu khổ cứu nạn của người t u sĩ đối với cộng đồng. Từ những hoạt động đó giáo lý Phật giáo được hòa nhập với đời sống xã hội, thông qua đó góp phần xây dựng nhân cách lối sống đạo đức lành mạnh, an lạc cho mọi người. Điều đó có nghĩa là các tăng ni phật tử không phải chỉ biết tụng kinh gõ mõ ở chốn chùa chiền mà phải truyền bá giáo lý và phải bằng lối sống từ bi hỷ xả, bao dung, mang giáo pháp đi vào lòng dân để mọi người bỏ ác làm lành, bỏ cá nhân ích kỷ để sống vô ngã vị tha. Các tăng ni phật tử, tùy vào từng lứa tuổ, từng nhóm xã hội để có những phương pháp giảng dạy, truyền bá tư tưởng Phật giáo thích hợp. Tăng ni phật tử và chốn chùa chiền bằng lối sống và nhân cách của mình dạy cho con người lòng nhân nghĩa, đạo làm người. Các chùa chiền tu viện cần phải thường xuyên mở các khóa tu cho cả những người dân từ vùng đô thị đến những vùng cao xa xôi hẻo lánh, nhất là các khóa tu mùa hè cho các học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên để làm sao tư tưởng và lối sống Phật giáo thẩm thấu sâu đậm trong lớp trẻ, như Phật giáo ở Thái Lan vẫn thường tổ chức và như “ sự phát triển của thiền học” là nhân chứng cho sức sống của Phật giáo ở xứ hoa anh đào 1. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức các lễ hội Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Hằng Thuận, tổ chức những tuần văn hóa Phật giáo để hoạt động giáo dục tôn giáo này được mở rộng ra toàn xã hội.
- Các hoạt động từ thiện của Phật giáo cũng cẩn phải đẩy mạnh, như mở các lớp học tình thương, xây dựng các Trung tâm cô nhi viện, Viện dưỡng lão cứu trợ những người dân gặp hoạn nạn, chăm sóc những mảnh đời bất hạnh. Chính thông qua thái độ từ bi, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh mà Phật giáo đã cảm hóa được con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, tránh xa tội ác, bỏ qua lối sống vị kỷ lạnh lùng để quan tâm đến con người và xã hội.
- Phải nói rằng sự lan tỏa đạo đức và triết lý Phật giáo một phần chủ yếu là do các nhà sư có nhân cách đạo đức, thanh tao thực hiện. Chính nhân cách của họ đã cảm hóa con người, họ được xem như những nhà mô phạm có tâm hồn cao đẹp, những vị thầy tâm linh có khả năng hướng dẫn con người xa rời tội lỗi. Vì vậy, các tăng ni phật tử phải thường xuyên học tập chánh pháp, tu luyện bản thân. Đó là điều kiện quan trọng tạo điều kiện cho Phật giáo truyền bá sâu rộng và lâu bền cùng với dân tộc, góp phần xây dựng những giá trị đạo đức và lối sống cho con người Việt Nam hiện nay.
- Cũng cần phải chú trọng phát triển một loại hình du lịch tâm linh, du lịch thiện nguyện để cảnh chùa, tính cách, lối sống của phật tử thu hút đông đảo du khách. Đó chính là hoạt động truyền thống Phật giáo; trong trường hợp này bản thân vẻ đẹp, sự trang nghiêm thanh tịnh của ngôi chùa, khu vườn chùa, lối sống từ bi hỷ xả của các tăng ni phật tử là nội dung thông điệp giáo dục Phật giáo gửi đến công chúng thông qua du khách.
- Đối với chương trình đào tạo ở các học viện Phật học cũng cần đổi mới bằng việc thay đổi bổ sung một số môn học mới để phù hợp với sụ biến đổi phật giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tăng ni phật tử không chỉ học triết học, giáo lý lễ nghi phật giáo, lịch sử văn học Phật giáo mà còn phải học các môn học có nội dung Phật giáo trong môi trường đô thị hóa, CNH -HĐH, Phật giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Phật giáo với các gia đình phật tử và chương trình đào tạo không chỉ bó hẹp trong học viện, chốn chùa chiền mà còn phải mở rộng ra ngoài xã hội bằng các chương trình ngoại khóa, thực tập thực tế, viết báo cáo hằng năm, luận văn tốt nghiệp cuối khóa với những đề tài gắn Phật giáo với đời, lấy Phật giáo giải quyết những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong xã hội nước ta.
Tóm lại, mặc dầu trong sự nghiệp giáo dục con người, triết lý từ bi, vô vi xuất thế lấy bình yên làm cứu cánh đã làm bớt đi tham vọng tiến thân, sống nhẫn nhịn, an phận thủ thường… ít nhiều mang yếu tố tiêu cực, nhưng hệ thống giáo dục Phật giáo luôn chứa đựng nhiều yếu tố tích cực trong việc giáo dục con người hướng thiện, góp phần duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp và nếp sống đạo đức trong sáng của dân tộc. Làm được điều đó, giáo dục Phật giáo sẽ góp phần thúc đẩy bền vững xã hội Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
PGS.TS NGUYỄN VĂN MẠNH
Đại học khoa học Huế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa – Con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
2. Phạm Minh Hạc – Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa , Nxb Chính trị quốc gia, HN.
3. Đỗ Minh Hợp…(2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay , Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lương Ninh (2009), Một con đường sử học, NXB Đại học sư phạm, HN
5. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Nxb Tri thức, HN.
6. Alvin Toffles (2002),Cú sốc tương lai, NXB Thanh niên
7. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội (2009), Văn hóa tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Tôn giáo, HN.
- Môn sử và Sử luận Thích Thanh Thắng
- Gặp gỡ tuổi trẻ HT. Thích Thiện Siêu
- Nỗi cô đơn của tuổi trẻ và việc giáo dục lý tưởng hôm nay? Nguyên Cẩn
- Các Mối Liên Hệ Tương Tức Giữa Thầy Cô Giáo và Học Trò, Học Trò và Thầy Cô Giáo trong Giáo Dục Phật Giáo Thích Trừng Sỹ
- Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới Đạt Lai Lạt Ma
- Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda, Sanghamittārāma, 40 Chesterville Dr. East Bentleigh Vic. 3165, Australia
- Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới Th.S THÍCH THIỆN HẠNH
- Quan điểm giáo dục của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi trường Thích Phước Đạt
- "Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững" Hòa thượng THÍCH ĐẠT ĐẠO
- Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay PGS.TS ĐẶNG VĂN CHƯƠNG, Th.s TRẦN ĐÌNH HÙNG
- Luận về giáo dục môi trường sinh thái qua thuyết duyên khởi của Phật giáo ThS. Vũ Văn Chung
- Giáo dục Phật giáo với bảo vệ môi trường Thích Khế Chơn
- Cần có môn 'Văn hóa Phật giáo' trong chương trình đào tạo cử nhân Phật học tại các Học viện Phật giáo PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ
- Tình hình giáo dục Tăng Ni ở Bắc Ninh xưa và nay NGUYỄN QUANG KHẢI
- Xây dựng đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGVN tại Hà Nội: Nhu cầu, thực trạng và một giải pháp thực tế TS. Trần Anh Tuấn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị 30/05/2012 22:13:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)