Vài ý tản mạn về chương trình học và dạy tại các trường, viện và các chùa
- Giáo dục Phật giáo - Sự kế thừa và phát triển
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Nghĩ về vai trò Phật giáo trong cuộc sống của đất nước hôm nay
- Phật giáo và sự nghiệp giáo dục và đào tạo
- Sự phát triển giáo dục Phật giáo
- Bản chất Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo định hướng tương lai
- Giáo dục Phật giáo - Nền giáo dục hoàn thiện nhân loại
- Dạy và học môn Văn học Phật giáo Việt Nam tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và định hướng tương lai
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo Nam truyền (Nam tông Khmer)
- GIáo dục Phật giáo và vấn đề giáo dục Tăng Ni tại tỉnh Đồng Nai
- Giáo dục Phật giáo - Từ góc nhìn tâm linh
- Những mục tiêu của giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất thay đổi tên gọi "Ban giáo dục Tăng Ni"
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Vai trò Triết học trong Giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo - Một vài điều cần quan tâm
- Nhà Phật với giáo dục - Lịch sử và vấn đề
- Tính khả thi của triết lý giáo dục Phật giáo
- Giáo dục, sự tồn tại của lõi cây
- Từ những đóng góp của các trí thức Phật giáo trong quan hệ bang giao Việt - Trung trong buổi đầu kỷ nguyên độc lập đến những suy ngẫm về nền giáo dục Phật giáo ngày nay
- Bài kệ của trưởng lão Mãn Giác về triết học duy vật Thích-Ca-Mâu-Ni
- Góp phần phát triển giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất một số hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh ở những trường Phật học
- Vài góp ý về xây dựng lực lượng giáo thọ & xây dựng chương trình chính quy Phật học
- Phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo có gì đổi mới hơn thập niên qua ?
- Tính đặc thù của phương pháp giáo dục Phật giáo
- Đôi điều trăn trở về Ni trẻ và giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức và phương pháp thể hiện trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương"
- Xây dựng triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục trong sách lược định hướng và phát triển tương lai giáo dục Phật giáo
- Việt giải kinh sách Phật giáo - Nhu cầu thiết yếu của sự nghiệp trí tuệ
- Thực chất nền giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay và một vài những suy nghĩ cá nhân
- Vấn đề giáo dục Tăng tài: Thực trạng và giải pháp
- Góp ý về giáo dục Phật giáo
- Một số giải pháp tạm thời cho ngành giáo dục Tăng Ni
- Tham luận về một mô hình Học viện Phật học tại Việt Nam
- Vài ý tản mạn về chương trình học và dạy tại các trường, viện và các chùa
- Nhận định về một khiếm khuyết trong giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững
- Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam
- Xây dựng đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGVN tại Hà Nội: Nhu cầu, thực trạng và một giải pháp thực tế
- Tình hình giáo dục Tăng Ni ở Bắc Ninh xưa và nay
- Cần có môn 'Văn hóa Phật giáo' trong chương trình đào tạo cử nhân Phật học tại các Học viện Phật giáo
- Luận về giáo dục môi trường sinh thái qua thuyết duyên khởi của Phật giáo
- Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay
- Quan điểm giáo dục của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi trường
- Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội
- Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững xã hội
- Tầm quan trọng của Phật giáo trong nền giáo dục quốc dân
- Mối liên hệ giữa Thầy và Trò, Trò và Thầy trong giáo dục Phật giáo
- Giảng dạy văn học Phật giáo Thiền tông từ góc độ mỹ học - Một hướng đi nhiều triển vọng
- Giáo dục Phật giáo góp phần bảo vệ môi trường
- Sinh thái trong thời kỳ Phật giáo nguyên thủy
- Đức Phật mới môi trường sống
- Đôi điều về Giáo dục Phật giáo xưa và nay
- Thiền - Nhìn từ phương thức "Thức Ngộ" đặc thù Phật giáo Á Đông
- Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Lịch sử và hiện trạng
- Phật giáo với văn hóa Việt Nam
- Vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam
- Phật giáo và tính chừng mực trong lối sống của người Huế
- Truyền thống giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer với môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc, những kiến nghị cần thiết
- Giáo dục Phật giáo thời Lý - Trần đồng hành cùng dân tộc
Trước hết nói về “nội điển”. Tôi nghĩ Phật giáo có hệ thống quốc tế, chúng ta hội nhập, chắc chắn trong chương trình, việc học Kinh, luật, tạng ... gốc phải là nhiệm vụ chính, để giúp cho tăng ni Phật tử có khả năng đạt được trình độ ngang tầm kiến thức chung.
Trong khoảng vài thập niên lại đây, Phật giáo Việt Nam trong cả nước (đặc biệt là ở Bắc và Bắc Trung bộ) đã được phục hồi, nhiều cảnh quan tàn phế: Tàn bi trầm mộ vũ / Cổ Phật ngọa tà dương (Tượng cũ chiều giãi nắng / Bia tàn tối dầm mưa), như trong bài thơ Mai thôn phế tự (Chùa bỏ hoang ở thôn Mai) của Trần Quang Triều đời Trần đã được làm sống lại; hầu như không còn kiểu các sư trụ trì “không biết chữ”, chỉ “Ăn chay niệm Phật nói lời từ bi” theo cách tu hành khổ hạnh. Các sư hiện nay đều được đào tạo (cả ở trong và ngoài nước) đến nơi đến chốn, đạt những học vị chính quy cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Chính vì vậy tôi tán thành cách đặt vấn đề của Ban giáo dục tăng ni TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nên bàn xem trong chương trình học hiện nay còn cần bổ sung những nội dung gì để đáp ứng tốt hơn yêu cầu xây dựng tông phái Thiền Việt Nam đặng góp sức xây dựng xã hội, con người Việt Nam và giữ gìn bản sắc dân tộc. Tôi không có duyên may được hiểu kỹ hệ thống chương trình của các Viện các trường, chỉ tiếp xúc qua ít nhiều Phật tử, và xem xét cách bài trí các chùa, nên xin có vài ý kiến tản mạn để các vị tham khảo.
Trước hết nói về “nội điển”. Tôi nghĩ Phật giáo có hệ thống quốc tế, chúng ta hội nhập, chắc chắn trong chương trình, việc học Kinh, luật, tạng ... gốc phải là nhiệm vụ chính, để giúp cho tăng ni Phật tử có khả năng đạt được trình độ ngang tầm kiến thức chung. Tuy nhiên, tông giáo nào cũng phải bắt rễ ở nơi cư trú, mà chúng ta lại có ri êng phái Thiền Trúc Lâm, lịch sử đã trải gần 1000 năm, có vị Tổ sáng lập và cả người khởi xướng mà tôi cho rằng công tích đối với nhân dân đất nước, với đạo Phật còn xuất sắc hơn nhiều vị Tổ phái Thiền Trung Hoa. Hiện ở nước ta đã có một số chùa theo hệ Thiền phái Trúc Lâm và chắc chắn các trường đã có học về Thiền phái riêng này của nước mình. Cũng chắc chắn rằng chúng ta có học về Khóa hư lục, về Tuệ Trung Thượng sĩ, về Phật hoàng Trần Nhân Tông, nhưng tôi không dám chắc chúng ta đã nghiên cứu kỹ, đã hiểu được sâu sắc những đặc điểm quan trọng của tư tưởng Thiền phái, mà tiêu biểu là “hòa quang đồng trần”, “cư trần lạc đạo” và “tùy duyên”. Vai trò của những “yếu chỉ” đó rất quan trọng đến việc hình thành quan niệm của các bậc nắm quyền trị vì đất nước: “Bậc nhân chủ phải lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, coi tấm lòng của dân là tấm lòng của mình ” (Thiền tông chỉ nam tự của trần Thái Tông), và điều đó rất quan hệ đến vận mệnh đất nước, đến sự sống còn của dân tộc. Tôi thường thấy các Phật tử tụng đ ọc các kinh (điều này thì chung cả các miền Bắc, Trung, Nam) Thủy sám, Hoa nghiêm, Dược sư, Pháp hoa ... trì giới, ngồi thiền, ăn chay, lễ chùa, trong chùa thờ tượng các Phật, ... nhưng tôi chưa thấy mấy chùa có tượng Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, càng tin chắc nhiều tăng ni và hầu hết Phật tử còn chưa biết đến Kinh Khóa hư lục, biết đến những bài lễ sám, những bài văn giới vừa giàu tinh thần nhân ái đời thường lại cũng rất sâu sắc lẽ đạo. Thí dụ như đoạn Giới tửu sau đây:
“Kẻ thèm say thì đức hạnh kém suy; kẻ uống rượu thì nói năng lầm lỡ. Khí xông nát ruột; vị ngấm hư lòng. Rối loạn tinh thần; hôn mê tâm tính. Hai cha mẹ không nhìn; năm điều ác luôn phạm. Hoặc điếm chợ huyên thiên; hoặc ngõ đường lảo đảo. Chửi trời mắng đất; chê Phật rèm tăng. Miệng lảm nhảm mà hát ca; thân lõa lồ mà nhảy múa. Chẳng riêng tiếp Phật cúng dàng, những để khăn thâm lệch lạc; hại thân mệnh cũng từ đấy mà sinh, mất nước nhà cũng từ đây mà có”.[1]
Rõ ràng Trần Thái Tông “giới tửu” không phải chỉ là giữ nghiêm đạo hạnh mà còn chỉ ra trách nhiệm của một trượng phu đối với đất nước, đối với gia tộc, điều mà sau này Phật hoàng Nhân Tông coi là cần phải đạt được cả hai: “Bồ Tát trang nghiêm” “Trượng phu trung hiếu.”
Hoặc như bài giảng về “sắc thân” con người. Những lời phân tích rất sâu sắc, “lạnh lùng” mà lại thấm đậm tinh thần nhân ái. Con người bình đẳng trước đức Phật và cũng bình đẳng với nhau khi đi hết hành trình cuộc đời:
“Bất kể giàu nghéo, đều vào cõi chết. Hoặc quàn trong nhà thì bọ sinh dòi khoét; hoặc vất đường xá thì quạ rỉa chó tha. Người người đều bịt mũi đi qua; con hiếu phải lấy dành đậy điệm. Vun thu hài cốt; chôn cất thịt xương. Quan quách mặc đốm lửa ma trơi giữa nội hoang; nấm mồ phó muôn dặm mịt mù nơi non quạnh. Xưa kia má hồng tóc thắm; ngày nay xư ơng trắng tro tàn.
Mây mịt mùng khi mưa lệ chứa chan; trăng hiu hắt chốn gió sầu lay động. Canh khuya vắng thần sầu quỷ khóc; tháng năm chầy ngựa xéo trâu quần. Lửa đốm lập lòe dưới đám cỏ xanh; tiếng trùng nỉ non trên hàng dương trắng. Bia mộ nửa chìm rêu phủ biếc; chăn trâu hái củi dẵm sạt lối mòn. Dẫu có văn chương nức tiếng, dù cho tài sắc nghiêng thành; nào ai có khác chi ai, rốt cuộc đều về một mối.” (Phổ thuyết sắc thân).
Thiền Việt Nam, đời Trần, coi trọng sự giác ngộ, không câu nệ hình thức, nghi t hức. Trần Thái Tông viết cả bộ Khóa hư dạy mọi phép tu hành và các nghi thức, nhưng nói rất rõ mọi việc tu tập, mọi kinh sách, sám hối, lễ bái ... đều chỉ là phương tiện giúp người ta đạt đến giác ngộ mà không phải là “cứu cánh” (đích cuối cùng): “Như chưa thấu Phật tâm ý tổ, trước hãy nên trì giới tụng kinh; đến lúc hay Phật là không tổ là không thì giới chẳng cần trì, kinh không cần tụng” (Phổ thuyết sắc thân). Phật hoàng Trần Nhân Tông càng không câu nệ: “Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm”, “Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc” (Cư trần lạc đạo), nhưng nếu ở rừng núi mà “thành đạo” thì “thú lâm tuyền” càng đậm đà “Đắc ý cong (trong) lòng, cười riêng ha hả” (Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca ). Có phải chính vì quan niệm “tùy duyên”, giản dị ấy mà Thiền tông Việt Nam xưa kia không để lại những kiến trúc đồ sộ, như một chùa Phật Vàng (Thái Lan), một Hang Phật Ấn Độ? Yên Tử cũng chỉ có những am, chùa, vừa và nhỏ, chỉ có hoa cỏ tốt tươi hòa đồng với cảnh trí hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên, của vũ tr ụ? Cho nên tôi nghĩ ngày nay chúng ta có những khi xây chùa đúc tượng, hội hè quá tráng lệ, quá lộng lẫy, và còn nhiều nghi thức khác nữa... không biết có phải là thực hành theo ý tưởng của Phật tổ, của tôn chỉ Thiền phái Trúc Lâm? Vì vậy tôi có một đề nghị, các trường và Ban giáo dục tăng viện nên tổ chức biên soạn một bộ giáo trình về Phật học Việt Nam, trong đó có Giáo trình Khóa hư của Thiền phái Trúc Lâm để chúng ta hiểu sâu hơn về Thiền Việt Nam. Tôi được biết trước đây đã có bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của nhà nghiên cứu, cũng là nhà tu hành, Nguyễn Lang, bộ sách về lịch sử và tác phẩm Phật giáo của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, các chuyên luận nghiên cứu về Trần Thái Tông, Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ của Nguyễn Đăng Thục, Thiều Trửu và nhiều nhà nghiên cứu khác, nhiều luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ về Phật giáo, Thiền tông thời Lý - Trần, nhưng tôi cho rằng các công trình ấy vẫn chưa là Giáo trình giảng dậy. (Tôi xin lỗi, nếu các trường đã có bộ giáo trình này mà tôi chưa biết, nhưng nếu đã có thì tôi vẫn đề nghị nên rà soát lại để nâng cao, bổ sung). Ngoài ra việc nghiên cứu và phổ cập về phương diện giáo lý tư tưởng cũng như nghi thức tu tập của Thiền Trúc Lâm cũng nên được nghiên cứu để áp dụng và phổ cập đến một mức nào đó. Làm thế nào để tăng ni có tâm, có chí hoan hỷ xiển dương Thiền phái Trúc Lâm của dân tộc ta cho dân ta; còn Phật tử đến chùa, tu tập cũng là với tinh thần tự tìm lại được “tính sáng khôn” ngay trong bản thân mình chứ không chỉ mang vàng hương lễ lạt đến chùa để “ăn mày Phật”. Tôi cứ nghĩ rằng, Trần Thái Tông dạy về “hư tâm”, Tuệ Trung tuyên bố “Phật là Phật, anh là anh; Anh không cần làm Phật, Phật cũng chẳng cần làm anh”, Trần Nhân Tông khuyên phải “gìn tính sáng”, “yêu tính sáng”, là để khích lệ người tu hành bỏ được tham sân si, đạt đến vô ngã, vô tâm, nhưng với một sự giác ngộ trí tuệ, một tinh thần bình đẳng, ngay cả với Phật:―Phật ở cong (trong) nhà; chẳng phải tìm xa. Nhân khuây bản (quên mất cái gốc chân thân) nên ta tìm bụt; đến cốc hay (biết, hiểu) chỉn bụt là ta” (Cư trần lạc đạo phú). Chắc chắn rằng Phật hoàng không hề muốn những người dân Việt Nam đi theo đạo của Người chỉ là “ăn mày”, dù là ăn mày về tri thức, đạo đức, “ăn mày Phật”. Hẳn là Người mong muốn những thiền tử Trúc Lâm ngày nay phải là những “thiện tri thức”, và như “Hồi ấy” ―người ta biết sống, biết sống vui trong tình thân, trong tin tưởng. ” (Đặng Thai Mai, Mấy điều tâm đắc từ một thời đại văn học).
Thứ hai, xin đề cập đến vài điều về “ngoại điển”. Thiền Trúc Lâm chủ trương “tam giáo đồng nguyên”. Trần Thái Tông viết: “Phương tiện dẫn dụ đám người mê muội, con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo của đức Phật; đặt mực thước cho hậu thế, làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh. Cho nên Lục Tổ có nói ‗Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau‘. Như thế đủ biết đại giáo của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời. Thế thì nay lẽ nào trẫm không coi trách nhiệm của tiên thánh là trách nhiệm của mình, giáo lý của đức Phật là giáo lý của mình ư!” (Thiền tông chỉ nam tự). Còn Trần Nhân Tông thì trong các bài giảng, các buổi đối thoại Thiền đã sử dụng khá nhiều điển cố trong văn chương Nho và Trang - Lão. Ví như đào thắm vườn tiên, cánh chim bằng nương gió, đan thần, thuốc thỏ, thiên cung, quê Hà Hữu, Tần Hán, Thuấn Nghiêu, giấc hòe, ... Người còn yêu cầu các đệ tử phải đọc, hiểu thật rõ - “cùng nơi ngôn cú”, Kinh Dịch cũng như kinh sách Phật. Theo sách Tam Tổ thực lục, khi truyền giao vị trí lãnh đạo Tông phái cho Pháp Loa, ngoài 20 hộp kinh Đại tạng “cỡ nhỏ viết bằng máu”, Người cũng còn giao cho học trò 100 hộp kinh sử “ngoại điển” với mục đích “mở mang sự học nội và ngoại điển”. Điều đó chứng tỏ yêu cầu về kiến thức đối với người học đạo của Phật hoàng rất cao và rất bài bản. Về sau, thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ và Nhóm Trúc Lâm của Ngô Thì Nhậm cũng nhấn rất mạnh tính “đa nguồn” của Thiền Trúc Lâm Việt Mam. Ở Lạng Sơn, Ngô Thì Sĩ đã cho thiết lập chùa Tam giáo tại Hang Nhất Thanh; Ngọ Phong cũng có nhiều bài bàn về tính chất “đồng nguyên” tôn giáo ấy... Cho nên trong việc giảng dạy ở các Thiền viện tôi thấy cũng nên chọn lọc một số sách cơ bản của hai thuyết Nho, Lão để đưa vào chương trình. Học thêm về “ngoại điển” để hiểu “nội điển” và hiểu thiền Việt Nam. Bên cạnh đó, thơ văn, tác phẩm về Phật giáo, Thiền học Việt Nam, thơ văn đề vịnh và sự tích các chùa..., những công trình nghiên cứu về các vị tổ Trúc Lâm, các truyện về Thiền sư Việt Nam, các truyện Phật giáo như Quan Âm Thị Kinh, Phật Bà chùa Hương Tích ..., nên được sưu tập, dịch, chú thích cẩn thận, để làm sách tham khảo và phổ cập tới Phật tử, khách hành hương. Tôi cho rằng nếu như khách hành hương đến Yên Tử, hoặc những danh thắng khác, đã được đọc và thuộc ít nhiều danh tác của các vị Tổ Thiền phái như Trần Nhân Tông, Huyền Quang, hoặc các thi hào thời cổ chắc sẽ cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp thiên nhiên, cũng như sự thiêng liêng của quê hương Thiền Việt, chùa Việt mà không dám hoặc không thể tùy tiện đặt bia khắc thơ “con cóc” của mình lên đó, hoặc đào bới tim của, dẵm đạp lên cỏ hoa để chen lên trước ... Xin dẫn mấy bài thơ dưới đây làm ví dụ.
* Bài thơ Lên núi Bảo Đài (Đăng Bảo Đài sơn) của Trần Nhân Tông:
登 寶 臺 山
地 僻 臺 逾 古
時 來 春 未 深
雲 山 相 遠 近
花 徑 半 晴 陰
萬 事 水 流 水
Bản dịch:
百 年 心 語 心
倚 欄 橫 玉 笛
明 月 滿 胸 襟
Địa tịch đài du cổ,
Thời lai xuân vị thâm.
Vân sơn tương viễn cận,
Hoa lạc bán tình âm.
Vạn sự thủy lưu thủy,
Bách niên tâm ngữ tâm.
Ỷ lan hoành ngọc địch,
Minh nguyệt mãn hung khâm.
Đất vắng đền đài thêm cổ xưa,
Xuân sang, vừa đấy, mới theo mùa.
Gần xa, thấp thoáng mây liền núi,
Nắng rợp, mơ hồ một ngõ hoa.
Nước chảy nước trôi, đời vạn sự,
Tâm nghe lòng nhủ, một mình ta.
Nâng ngang ống sáo bên thềm vắng,
Đầy ngực trăng thanh tỏa ánh Ngà.
* Bài “Ở am núi Yên Tử” (Yên Tử sơn am cư) của Đệ tam tổ Huyền Quang:
安 子 山 庵 居
庵 逼 青 霄 冷
門 開 雲 上 層
已 竿 龍 洞 日
猶 尺 虎 溪 冰
抱 拙 無 餘 策
扶 衰 有 瘦 藤
竹 林 多 宿 鳥
過 半 伴 閒 僧
Am bức thanh tiêu lãnh,
Vân khai môn thượng tằng.
Dĩ can Long Động nhật,
Do xích Hổ Khê băng.
Bão chuyết vô dư sách,
Phù suy hữu sấu đằng.
Trúc lâm đa túc điểu,
Quá bán bạn nhàn tăng.
Đỗ Văn Hỷ dịch:
Am sát trời xanh lạnh,
Cửa mở trên tầng mây.
Động Rồng trời sáng bạch,
Khe Hổ lớp băng dầy.
Vụng dại mưu nào có,
Già nua gậy một cây.
Rừng tre chim chóc lắm,
Quá nửa bạn cùng thày.
Và sau đây là bài thơ về chùa Hoa Yên của Nguyễn Trãi. Chùa Hoa Yên đời Trần vốn có tên là Vân Yên, đến đời Lê, Thánh Tông vãn cảnh thấy cảnh trí thanh nhã, hoa cỏ tốt tươi mới đổi tên là Hoa Yên. Bài thơ “Đề chùa Hoa Yên núi Yên Tử” (Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự) của Nguyễn Trãi như sau:
題 安 子 山 花 煙 寺
安 山 山 上 最 高 峰
纔 五 更 初 日 正 紅
宇 宙 眼 窮 滄 海 外
笑 談 人 在 碧 雲 中
擁 門 玉 槊 森 千 畝
掛 石 珠 旒 落 半 空
仁 廟 當 年 遺 跡 在
白 毫 光 裡 睹 重 瞳
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong,
Tài ngũ canh sơ, nhật chính hồng.
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại,
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung.
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu,
Quải thạch châu lưu, lạc bán không.
Nhân miếu đương niên di tích tại,
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.
Bài dịch của Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình:
Trên non Yên Tử, đỉnh cao phong,
Vừa mới canh năm, rực ánh hồng.
Vũ trụ mắt nhìn ngoài biển rộng,
Nói cười người ở giữa mây hồng.
Cửa bao măng mọc đầy nghìn mẫu,
Đá rủ tua châu xuống nửa không.
Dấu cũ Nhân Tông còn mãi đó,
Hào quang mây trắng thấy “trùng đồng”.
Cũng nên mời các nghệ sĩ ngâm thơ, đọc phú, đọc truyện, tổ chức những buổi bình thơ Thiền, ghi thành một số đĩa để cùng phổ biến như các đĩa giới thiệu các thắng cảnh chùa ... Ngoài ra, trong chương trình điền dã ngoại khóa, cũng nên để các tăng ni sinh có dịp tiếp xúc, tìm hiểu những di tích cổ, đặc biệt là những nơi còn chưa được xếp hạng hoặc đang hoang phế. Nhân đây cũng nêu một nhận xét nhỏ, tôi cho rằng có phần chắc việc giữ gìn, trùng tu di tích của chúng ta còn nhiều điều chưa hợp lý. Chẳng hạn có khi phải rất “cố gắng” để làm hồ sơ công nhận một di tích có niên hạn chưa lâu thì chúng ta lại sẵn sàng bỏ hoang phế những vùng di tích rất thiêng liêng, đích thực, ví như nơi Phật hoàng Nhân Tông đã tu hành và viên tịch, có cả vườn Tháp đá đời Trần, tại khu Am Ngọa Vân ở phía Cánh cung Đông Triều. Nơi đây các triều đại trước đều đã có tu tạo, các chúa Trịnh đã tới vãn cảnh, dựng bia, vua Minh Mạng gắn biển cho tháp Phật Hoàng, còn lại nhiều cổ vật... Có thể nói đây là một khu di tích rất cổ, đồ sộ và rất đẹp. Chúng tôi đã cùng cán bộ Ty Văn hóa Quảng Ninh khảo sát và đề nghị có kế hoạch trùng tu, bảo vệ từ khoảng thập niên 80 thế kỷ trước, nhưng rất gần đây vẫn thấy trên Truyền hình chiếu một phóng sự về di tích đó mà tình trạng so với hồi chúng tôi đến chưa có gì cải thiện. Vậy, giá như thay vì xây dựng những ngôi chùa vô cùng to lớn mà tất cả chuông trống tượng Phật, La Hán ... đều phải l àm mới, chúng ta hãy dồn tài lực, trí lực ưu tiên giữ gìn, phục dựng lại khu Ngọa Vân, một phần quê hương Thiền phái Việt Nam, thì công đức sẽ to lớn biết bao! Điều này có lẽ không thể trách các thí chủ mà chính là do Bộ văn hóa, TƯ giáo hội Phật giáo chưa có kế hoạch lâu dài và phương hướng hợp lý. Bổ sung một số việc và khắc phục những điều còn chưa hợp lý, đại loạn như đã nêu, tôi hy vọng sẽ đạt được kết quả là đem đến cho người tu tập, khách hành hương, những xúc cảm thẩm mỹ trước vẻ đẹp thiên nhiên, sự phong phú tâm hồn, góp phần nâng cao chất lượng các cuộc tham quan vãn cảnh và gìn giữ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa tâm linh cho các thế hệ mai sau.
Trên đây là một vài ý tản mạn “nghĩ sao nói vậy” hy vọng góp được đôi điều gì đó cho việc giữ gìn, xây dựng phái Thiền Trúc Lâm Việt Nam và đạo Phật của dân tộc.
Viết tại Ô Đồng Lầm, Hà Nội tháng 11, năm 2011
Pgs. Ts. Trần Thị Băng Thanh
[1] Những dẫn chứng về thơ đời Trần trong bài đều trích từ Thơ văn Lý – Trần, Tập II, Quyển thượng. NXB. Khoa học xã hội, 1989
- Môn sử và Sử luận Thích Thanh Thắng
- Gặp gỡ tuổi trẻ HT. Thích Thiện Siêu
- Nỗi cô đơn của tuổi trẻ và việc giáo dục lý tưởng hôm nay? Nguyên Cẩn
- Các Mối Liên Hệ Tương Tức Giữa Thầy Cô Giáo và Học Trò, Học Trò và Thầy Cô Giáo trong Giáo Dục Phật Giáo Thích Trừng Sỹ
- Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới Đạt Lai Lạt Ma
- Tham luận về một mô hình Học viện Phật học tại Việt Nam Thích Thanh Thắng
- Một số giải pháp tạm thời cho ngành giáo dục Tăng Ni ĐĐ. Thích Đạo Quang
- Góp ý về giáo dục Phật giáo HT. Thích Đắc Pháp (Vĩnh Long)
- Ba Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo – Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành Tâm Thường Định
- Vấn đề giáo dục Tăng tài: Thực trạng và giải pháp ĐĐ. Ths. Thích Trí Như
- Thực chất nền giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay và một vài những suy nghĩ cá nhân Thích Minh Đạo (Vĩnh Long)
- Mục Đích Của Giáo Dục Phật Giáo Tỳ kheo: Bodhi, Người dịch: Minh Chánh
- Giáo dục Phật giáo Nam Bộ (Nhìn từ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.Hồ Chí Minh & Học viện Phật giáo Nam tông Khmer) PGS. TS. Trần Hồng Liên
- Xây dựng triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục trong sách lược định hướng và phát triển tương lai giáo dục Phật giáo Giác Chinh - Trần Đức Liêm
- Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức và phương pháp thể hiện trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương" Nguyễn Quang Khải
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị 30/05/2012 22:13:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)