Vài góp ý về xây dựng lực lượng giáo thọ & xây dựng chương trình chính quy Phật học

Đã đọc: 3281           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Li đầu

Việc sắp xếp chương trình giáo dục Tăng Ni theo hệ thống trường Phật học từ sơ cấp lên cao cấp như hiện nay, là bước đi đúng, giúp Tăng Ni có đủ kiến thức về Phật học, thế học và có đủ khả năng hoạt động Phật sự. Tuy nhiên, để việc giáo dục đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu xã hội hiện tại và hướng đến tương lai, thì cần phải cải cách giáo dục.

Phật giáo Việt Nam ta đã có những đổi thay trong giáo dục. Tuy nhiên, so với mặt bằng giáo dục trong nước thôi, ta vẫn còn lạc hậu, chưa có những thay đổi thích hợp.

Nói về cải cách giáo dục, nó có rất nhiều mặt. Ở đây, đệ tử xin nêu lên hai khía cạnh giáo dục trong các trường Phật học.

Giáo dục Phật giáo bắt đầu từ sự giáo dục của Thầy và trò trong chùa, sau phát triển thành trường Phật học; sự giáo dục đó có đôi phần khác so với sự giáo dục về văn hóa hay ngành nghề của các trường đời trong xã hội. Đường lối giáo dục Phật giáo bắt nguồn từ phong phạm giáo dục của Đức Phật; tức là lấy sự giáo hóa làm chính, kết hợp với phương pháp sư phạm, để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Giáo hóa, thì phải khởi đầu từ đức hạnh của người Thầy có tu tập. Vị Thầy ấy nương theo lời Phật dạy - về giáo Pháp và giới Luật - mà khuyến khích, dạy bảo, khuyên răn người trò…Do vậy, việc cải cách giáo dục Phật giáo phải được bắt đầu từ Ban lãnh đạo trường Phật học và lực lượng giáo thọ.

Phương pháp sư phạm rất quan trọng. Vị Thầy tuy có đức hạnh và công phu tu tập, nhưng vị ấy dạy cũng phải có phương pháp, có chương trình giảng dạy thích hợp, có thời gian suy tư kiểm thảo về đường lối phương pháp truyền đạt …thì việc giáo dục mới đạt kết quả. Nhìn theo hệ thống giáo dục, phương pháp sư phạm chính là chương trình giảng dạy từ thấp đến cao.

Thế nên, với tiến trình cải cách nền giáo dục Phật giáo Việt Nam ta hiện tại, xây dựng lực lượng giáo thọ là điều cần thiết, cải cách chương trình giảng dạy là điều cần thiết.

Ni dung

1- Lực lượng giáo thọ

a. Ban lãnh đạo trường Phật học

Điều không thể thiếu đối với Ban lãnh đạo trường, là Hiệu trường cùng những vị giáo thọ lớn có đức độ, như Hòa Thượng, Thượng Tọa, đảm nhận việc dạy Luật, giảng Kinh và phương pháp tu tập…Quý Ngài là tấm gương để Tăng Ni noi theo. Mặc khác, nhờ đức độ quý Ngài mà sinh hoạt Tăng Ni trong trường được ổn định.

b. Chư vị giáo thọ trẻ

-   Trình  độ Phật học và trình độ chuyên môn luôn cần được nâng cao. Thế nên, cần được hỗ trợ về thời gian và điều kiện nghiên cứu.

-   Cần phải học phương pháp sư phạm để làm mới phương pháp giảng dạy. Vì phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng việc dạy và học. Hiện tại, nền giáo dục Phật giáo chúng ta còn thiếu sách biên soạn chương trình giảng dạy, và sách viết về phương pháp giảng dạy để giáo thọ tham khảo.

-   Nên giảng dạy đúng chuyên môn.

-   Cần thời gian đầu tư cho công tác giảng dạy.

-   Cần viết giáo án và kế hoạch dạy cho bộ môn.

-   Không nên đảm nhận nhiều môn, tránh đảm nhận nhiều Phật sự khác.

-   Nếp sống mực thước, giới hạnh và sự tu tập là tiêu chuẩn giáo thọ trẻ cần thiết.

2- Cải cách chương trình giảng dạy chính khóa

Chương trình giảng dạy quyết định chất lượng đầu ra của việc đào tạo, thế nên quản lý xây dựng chương trình sẽ quyết định sự thành công của mục tiêu đào tạo.

-   Chương trình phải có tính hệ thống khoa học, logic và liên tục từ thấp đến cao.

-   Chương trình đào tạo sơ trung cấp thì lấy kiến thức Phật học căn bản, quan trọng mà chính xác, học nhẹ nhàng, đặt trọng tâm xây dựng nền tảng giới hạnh cho Tăng Ni.

-   Chương trình cao đẳng và đại học thì kiến thức phải chuyên sâu, cần theo chuyên khoa.

- Cần đầu tư dạy ngoại ngữ có chất lượng: Biên soạn chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo người xuất gia, với số lượng người học; đầu tư trang thiết bị và phương tiện học ngoại ngữ.

Trong điều kiện hiện nay, chương trình giảng dạy cần có sự thử nghiệm ở mỗi nơi, mỗi  nơi thi triển một chương trình khác nhau, sau 04 năm thì họp mặt đánh giá để xây dựng chương trình chung cho cả nước.

 

ĐĐ THÍCH MINH CÔNG

ĐĐ THÍCH PHƯỚC NĂNG (Vĩnh Long)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập