Phật Giáo và Giáo Dục

Đã đọc: 3084           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Theo truyền thống Phật giáo Thái Lan, chỉ có nam giới mới có đặc quyền trở thành người tập sự (người mới vào tu) hoặc một nhà sư và có thể ở lại trong tu viện tiếp nhận sự giáo dục cáo hơn. Nữ giới chỉ đơn thuần là cư sĩ và không thể trở thành tu sĩ. Như vậy, những bé trai có cơ hội tốt để hoàn thành giáo dục của mình qua nghi thức thọ giới. Trường hợp của trường Mount Sarb Temple có lẽ minh họa được điểm này.

Sự thể nghiệm ở Thái Lan

            Cách đây 1000 năm, từ khi Phật giáo du nhập vào Thái Lan, các nhà sư đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục đạo đức của công chúng. Trong tâm thức của người Thái Lan, đã khắc sâu các thuật ngữ: từ bi, thân thiện và tình yêu hòa bình. Tuy nhiên, vì thiếu kiến thức về kinh điển Phật giáo và kiến thức của nền học thuật hiện đại nên người Thái Lan thường mê tín dị đoan và không thể cải thiện lối sống của họ. Vua Rama V (1868-1910) đã nhận thức được dân tộc mình thiếu kiến thức tương xứng nên dể bị chủ nghĩa đế quốc phương Tây thống trị. Vì vậy, ông bắt đầu tiến trình cải cách giáo dục trong nước. Hai trường cao đẳng Phật giáo, Mahamakuta và Mahachula, được xây dựng nhằm đào tạo các tu sĩ trở thành những bậc thầy có khả năng đúng mực và những thiện nhơn theo học giáo pháp. Sau khi tốt nghiệp, các tu sĩ này đến làm việc trong các ngôi trường ở chùa tại các làng trong nước. Họ đã giảng dạy đạo đức Phật giáo, tiếng Thái, toán học, lịch sử v.v, và cố gắng cải thiện lối sống dân giả. Trong triều đại của vua Rama V, người Thái được tiếp nhận giáo dục nhiều hơn và rất mãn nguyện về sự thịnh vượng của họ.

            Các vấn đề giáo dục ở Thái Lan ngày nay.

            Mặc dù giáo dục Thái Lan đã được cải thiện từ triều đại vua Rama V, nhưng chính phủ vẫn không thể đưa tất cả các trẻ em vào tiến trình của hình thức giáo dục bắt buộc. Sự thất bại của quản lý giáo dục và chính quyền cũng như sự gia tăng dân số đã kêu gọi thiết lập một nền giáo dục không chính quy như các trường: Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Em Tại Chùa, Trường Học Phật Giáo Ngày Chủ Nhật v.v

            Như vậy, rõ ràng chỉ có các gia đình sung túc mới có thể gởi con em mình đến các trường học tốt. Nhiều trẻ em nghèo ở Bangkok và những đứa trẻ sống trong những ngôi làng hẻo lánh buộc phải ở nhà với cha mẹ để làm việc cho phần đời còn lại trong cuộc sống của họ. Hình ảnh các đứa trẻ bán báo và vònghoa trên đường phố là một kinh nghiệm bình thường đối với mọi người ở Bangkok. Tương tự như vậy, bên ngoài Bangkok, rất xa ở nông thôn, những đứa trẻ chăn trâu trên các cánh đồng không có bất cứ cơ hội nào để đến trường học.

Vai trò của chính phủ và các nhà sư.

            Để chuẩn bị cho trẻ em đến trường và chăm sóc hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn trong xã hội có điều kiện biết chữ, Bộ giáo dục đã đề xướng xây dựng “trung tâm giáo dục trẻ em tại chùa” vào năm 1963. Dự án này đã được tăng đoàn Phật giáo hổ trợ, đồng thời cho phép bất cứ chùa nào cũng có thể thiết lập trường học. các nhà sư đã trở thành thầy giáo của trẻ em cơ nhở. Kết quả của dự án này được quần chúng vô cùng tán thành. Trung tâm giáo dục trẻ em tại chùa là một loại hình phúc lợi xã hộ được chính phủ sáng lập. Trung tâm này mời tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đến chùa để tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện các phẩm chất con người của họ. Nó được công chúng khắp nơi  quan tâm đến với những nét đặc trưng như sau:

            1)Hoạt động trên cơ sở từ thiện và phục vụ miễn phí.

            2)Có thể được thiết lập trong bất cứ ngôi chùa nào.

            3)Trẻ em từ 5-8 tuổi là đủ điều kiện đến học.

            4)Bất cứ ai mù chữ cũng được phép ghi danh tham dự.

            5)Các nhà sư và người mới vào tu trở thầy thầy giáo. Người cư sĩ có thể làm trợ giảng.

            6)Bắt buộc trẻ em sẳn sàng nhập học và trau dồi đạo đức, tính cách của họ.

            Từ năm 1988, “trung tâm giáo dục trẻ em tại chùa” được đổi thành “trung tâ giáo dưỡng trẻ em tại chùa”. Nó mở rộng tiếp nhận trẻ em từ 3-6 tuổi. Ngoài dự án của Bộ giáo dục, có một số dự án khác dành cho trẻ em nghèo do các nhà sư cấp tiến sáng lập nên. Một dự án đáng được nhắc đến là Phra Khamkhian Suvanno ở khu rừng khổ hạnh Sukhato tại miền Đông Nam của Thái Lan. Phra Khamkhian Suvanno đã kiến lập “trung tâm phát triển trẻ em” này vào năm 1978 để chăm sóc những em nhỏ có cha mẹ phải quần quật suốt ngày trên các đồng ruộng. Hầu hết những người sống ở các ngôi làng tại miền Đông Bắc Thái Lan là những nông dân nghèo. Họ phải mang con theo ra đồng áng bởi vì không có ai ở nhà chăm sóc chúng. Trong khi chờ đợi cha mẹ hoàn tất công việc, những đứa trẻ đã nô đùa dưới cơn mưa hoặc phơi trần dưới ánh nắng mặt trời suất ngày. Do vậy, một số em bị bệnh nặng và qua đời. Vì thế, Phra Khamkhian đã quyết định thành lập trung tâm để chăm sóc trẻ em và dạy cho chúng biết đọc biết viết tiếng Thái. Lúc đầu, trung tâm đã tiếp nhận 20 em. Phra Khamkhian tự tay chăm sóc các trẻ em này. Chúng được các nhà sư nuôi dưỡng mỗi ngày. Chúng thường xuyên có sữađậu nành để uống và bánh kẹo để ăn. Trung tâm này phục vụ miễn phí cho cộng đồng tám tháng trong một năm tức từ tháng 3 đến tháng 11. Trung tâm chỉ đóng cửu vào những ngày lễ và ngày chủ nhật. Vài năm sau,có một số tình nguyện viên đến đây để dạy các em. Cha mẹ của chúng rất hạnh phúc có thể gởi con mình ở trung tâm để ra đồng cày cấy.

            Ngoài 2.554 trung tâm chăm sóc trẻ em khắp cả nước, chính phủ và tăng đoàn Phật giáo cũng xúc tiến dự án “trường Phật giáo chủ nhật”. Trường học này vốn bắt nguồn ở Sri Lanka vào năm 1886. Nó dạy nhiều lãnh vực khác nhau về kiến thức phật giáo và ngôn ngữ. Từ năm 1953 đến 1957, Phra Bimaladhama thuộc trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn, Bangkok, đã đến viếng thăm Sri Lanka và chứng kiến việc giảng dạy văn hóa, đạo đức tại “trường học chủ nhật” ở đây. Ông ta cảm kích sâu sắc về sự thành công qua hoạt động của trường này. Sau khi trở về Thái Lan, ông đã thành lập “trường Phật  giáo chủ nhật” đầu tiên tại Cao đẳng Phật giáo Mahachulalongkorn vào năm 1958.

            “Trường Phật giáo chủ nhật” được thiết lập và duy trì cho đến ngày nay để khắc sâu quy luật đạo đức và kiến thức tổng quát cho trẻ em. Nhiều vấn đề xã hội, chẳng hạn như vị thành niên phạm pháp, nghiện ma túy v.v phát sanh từ sự việc thiếu giáo dục và rèn luyện đạo đức. Nếu trẻ em được tiếp cận cận với giáo lý Phật giáo và thực sự sống theo giới luật Phật giáo, thì chúng sẽ đạt được hạnh phúc an vui và thành công trong cuộc sống.

            Để giải cứu thanh thiếu niên thoát khỏi sự ngu muội và đời sống vô giá trị, trường cao đẳng Phật giáo Mahachulalongkorn, do đó, đã bắt đầu thiết lập “trường Phật giáo chủ nhật” với các mục tiêu như sau:

            1)Làm cho thanh thiếu niên và trẻ em thân cận với Phật giáo.

            2)Khắc sâu quy luật đạo đức và nhận thức văn hóa vào trong tâm trí thanh thiếu niên và trẻ em.

            3)Dạy thanh thiếu niên và trẻ em sống cuộc sống của mình theo giới luật Phật giáo.

            4)Dạy thanh thiếu niên và trẻ em làm việc phúc lợi công cộng.

Ngày nay, có 995 chi nhánh của trường “trường Phật giáo chủ nhật” trên khắp cả nước. Các lớp được sắp xếp theo khả năng học hành của học sinh như sau:

            (1)Có bốn lớp sơ cấp dành cho dành cho học sinh trường tiểu học: 1,2,3,4.

            (2)Có ba lớp trung cấp dành cho các học sinh trường trung học cơ sở: 1,2,3.

            (3)Có ba lớp nâng cao dành cho học sinh trường trung học: 4,5,6.

            (4) Có hai lớp sau cùng dành cho sinh viên cao đẳng.

            Như vậy, một học sinh phải mất 12 năm mới hoàn tất toàn bộ các khóa học. Các nhà sư và một số giáo viên cư sĩ do lòng từ bi và hòa ái với học sinh mà làm việc trong chương trình trên cơ sở tự nguyện. Công việc của họ được ác Phật tử đánh giá cao và tận tình giúp đở cải thiện đạo đức công chúng.

            Ngoài sự phục vụ giáo dục công cộng của trường cao đẳng Phật giáo Mahachulalongkom,có một số nhà lãnh đạo Phật giáo khác, cả các vị sư và cư sĩ, hoạt động năng nổ vì lợi ích của những trẻ em cơ nhở.Một hoạt động có giá trị  được chú ý đến ở đây là Pra Vidya Cittadammo của trường  Mount Sarb Temple và ông Pai Soisaklang, lãnh đạo của làng Sa Koon.

            Theo truyền thống Phật giáo Thái Lan, chỉ có nam giới mới có đặc quyền trở thành người tập sự (người mới vào tu) hoặc một nhà sư và có thể ở lại trong tu viện tiếp nhận sự giáo dục cáo hơn. Nữ giới chỉ đơn thuần là cư sĩ và không thể trở thành tu sĩ. Như vậy, những bé trai có cơ hội tốt để hoàn thành giáo dục của mình qua nghi thức thọ giới. Trường hợp của trường  Mount Sarb Temple có lẽ minh họa được điểm này.

            Pra Vidya Cittidhamo là một nhà sư cấp tiến. Ông là người quản lý nhà trường và thường giải thích rằng tất cả các trường trung học cơ sở trong nước đều chỉ đặt nặng vào kiến thức học thuật. Họ không chú trọng đến việc gieo trồng đạo đức vào tâm thức của học sinh. Trường Mount Sarb Temple, ngược lại, chấp nhận tất cả những bé trai kém may mắn khi cha mẹ của họ quá nghèo không thể gởi họ đến học trong một trường chính quy. Những đứa trẻ được trở thành chú tiểu trong chùa và học trung học cơ sở hoàn toàn miễn phí trong ba năm. Các môn học được nhà trường đào tạo là tiếng Thái, tiếng Anh, toán học và nghiên cứu xã hội học. Trong suốt thời gian ba năm tập sự trong chùa, các trẻ em và thanh thiếu niên phải tuân thủ 10 giới cấm của Phật giáo. Như vậy, họ được đào tạo cả kiến thức thế tục lẫn kiến thức phật giáo.

            Hiện nay, trường học này trở nên vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ vị thành niên. Samanera Vidya, một người trẻ mới vào tu, cho rằng chính vì sự nghèo khó của mình, anh không thể vào học các trường khác và hầu hết những trẻ vị thành niên đều trở nên bướng bỉnh và có dấu hiệu phạm pháp. Anh ta nhấn mạnh  trường Mount Sarb Temple giúp thanh thiếu niên rất nhiều trong việc tôi luyện tâm trí của họ, đồng thời hoàn thiện nhân cách và sống có hạnh phúc thực sự trong thế giới khổ đau này.

            Một ví dụ điển hình khác trong việc phục vụ cho học sinh trẻ tuổi là trường Sa Koon Village do chủ làng Pai Soisaklang và dân làng kiến lập nên. Pai Soisaklang sử dụng giáo lý Phật giáo làm kim chỉ nam cho cuộc sống dân làng. Ông và dân làng đã xây dựng ngôi trường này chứ không có bất cứ hổ trợ nào từ chính phủ nhằm ngăn ngừa trẻ vị thành niên phạm pháp. Bằng các phương pháp giáo dục, trẻ em biết phân biệt đúng sai và có đủ kiến thức để sống với chính mình. Ông cũng khuyến khích dân làng sống theo giới luật Phật giáo để đem lại an vui hạnh phúc cho chính họ qua các điều luật sau đây:

            1)Không nên sát sanh vì đây là giới cấm đầu tiên của Phật giáo.

            2)Không nên bắn súng trong làng vì sẽ gây cho người khác hoảng sợ.

            3)Không nên uống rượu bia vì khi say sẽ gây phiền phức cho người khác.

            Suốt trong mùa chay của Phật giáo, thanh thiếu niên được thuyết phục đến chùa lắng nghe các sư giảng pháp và tham dự lễ hội tôn giáo. Họ học cách sống thương yêu gần gủi với cha mẹ của họ và theo phương thức truyền thống của cuộc sống. Trong những ngày cuối tuần, những đứa trẻ  ở nhà để giúp đở cha mẹ của chúng trong công việc đồng áng và đào ao thả cá.

                                           Nhìn về tương lai

            Vai trò chuyển đổi của các nhà sư Thái Lan từ tu khổ hạnh thành những người cấp tiến là rất cần thiết đối với xã hội Thái Lan hiện nay. Hiện tượng này hoàn toàn không làm giảm trách nhiệm thiêng liêng của các nhà sư đối với Phật giáo vì họ vẫn duy trì giới luật trong tu viện.

            Một lần, khi ở lại tại rừng khổ hạnh Sukhato tại miền Đông Bắc Thái Lan, tôi đã có cơ hội quan sát sự phát triển của giáo phái Phra Khamkhian Suvanno. Tôi nhận thấy rằng công việc của Pra Khamkhian Suvanno rất có lợi ích cho dân làng và không thể thiếu đối với đời dân chúng. Ba ngôi làng bao quanh viện tu khổ hạnh này ở rất xa từ bàn tay hổ trợ của chính phủ và không thể sống thiếu sự giúp đở của các nhà sư.

Phương pháp làm việc của Pra Khamkhian là một sự phối hợp thực tập giáo pháp và phát triển xã hội. Ông theo giáo lý của đức Phật dạy “tâm tốt thì đém lại sự thực tập tốt”. Nếu một người biết cách tịnh hóa tự thân và có thể giảm nhẹ các phiền não của chính mình, thì người ấy sống vì lợi ích của người khác và mang lại lợi ích cho cộng đồng cũng như hòa bình cho thế giới. Pra Khamkhian dạy dân làng tránh xa các nghiệp ác và thực tập thiền định để hiểu rỏ chính mình và bản chất của vạn hữu.

Nhờ sự giúp đở của viện nghiên cứu Khadi Thái Lan và trường đại học Thammasat tại Bangkok, tôi đã có gần hai tháng phỏng vấn nhiều dân làng, các nhà sư và các quan chức chính phủ, những người chịu trách nhiệm cho phúc lợi của các ngôi làng này. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của Pra Khamkhian cũng chưa mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn. Hầu hết các dự án chỉ do Pra Khamkhian khởi xướng và chỉ đạo. Dân làng đơn thuần là những người tham gia, do đó, không có động cơ thúc đẩy để xúc tiến và hoàn thành công việc của họ. Ví dụ, ngày nay, mặc dù trung tâm phát triển trẻ em vẫn còn hoạt động, nhưng chỉ có Pra Khamkhian là người quản lý nó và chịu trách nhiệm tất cả công việc trong đó. Vì nghèo khổ và thiếu định hướng tự lập, nên dân làng đem tất cả vấn đề của họ giao cho Pra Khamkhian hơn là tham gia vào trung tâm hay cúng dường tiền bạc để ủng hộ. Pra Khamkhian nhận rõ vai trò của mình là một nhà sư Thái Lan được phật tử tôn kính. Sự phát triển cộng động của ông đã được thực hiện trong phạm vi giới luật Phật giáo. Vì thế, địa vị của ông trong tu viện luôn luôn được dân làng xem như một cái gì đó thiêng liêng cao cả.

Hơn nữa, có thể thấy rằng hầu hết các hoạt động cá nhân làm việc cho sự phát triển cộng đồng không muốn giao thiệp hoặc tìm kiếm người phụ giúp từ quan chức của chính phủ. Họ thích làm việc với chính họ hơn.Trường hợp của Pra Khamkhian là một điển hình về một nhà sư cấp tiến có khả năng lãnh đạo, người hết lòng hoạt động vì lợi ích cho dân chúng nghèo khổ nhưng thiếu sự hợp tác với trong nước và sự ủng hộ của nước ngoài.

Theo truyền thống Thái Lan, hệ thống giáo dục tiểu học là rất quan trọng như hệ thống hiện đại vì việc rèn luyện đạo đức không kém phầnthiết yếu hơn trình độ học vấn. Hệ thống giáo dục tiểu học của truyền thống Thái Lan bắt nguồn từ trong chùa hoặc tu viện nơi các nhà sư trở nên thầy giáo và giảng sư. Mục đích của nó là chỉ dạy đạo đức cho quần chúng cũng như cải thiện lối sống dân gian. Theo quan điểm của Phật giáo, việc nuôi dưỡng và tịnh hóa tâm thức là nguồn gốc của tất cả các nghiệp thiện. Do đó, nếu chúng ta mang lại đạo đức cho trẻ em một cách thích đáng trong thời gian sớm nhất, thì chúng sẽ trở thành những công dân tốt và người tốt ở tương lai. Kiến thức của chúng sẽ được ứng dụng để cứu đời. Ngay bây giờ, bộ giáo dục Thái Lan thấy rõ thực tế này nên yêu cầu tất cả học sinh tiểu học phải học đạo đức Phật giáo và được rèn luyện để trở thành người có nhân phẩm tốt trong truyền thống của họ. Điều này cho thấy hệ thống giáo dục truyền thống nhấn mạnh vai trò tôn giáo đối với sự tốt đẹp của học sinh trong khi hệ thống hiện đại đặt nặng vào kiến thức học thuật và tây phương hóa như biểu hiện thành tựu của giáo dục.

Tôi tin rằng sự nuôi dưỡng đạo đức và rèn luyện kiến thức đều quan trọng như nhau đối với học sinh. Chúng ta muốn có một người vừa có kiến thức và đạo đức hơn là một kẻ thông minh xấu ác hay một người có đức hạnh mà ngu dốt. Để đào tạo trẻ em nắm bắt cả hai lãnh vực đạo đức và kiến thức, thì chính phủ và tất cả các phong trào hoạt động cá nhân cần phải hợp tác để hổ trợ những dự án giáo dục ở tất cả các trường học (dù đời hay đạo) và tạo điều kiện thuận lợi cho những người thất học trong cả nước với giáo dục phổ cập cũng như kiến thức có bản phù hợp với lối sống dân gian và môi trường của từng địa phương.

Một trường tiểu học hay trung tâm giáo dục lý tưởng nên được trang bị tốt với các bài học bằng hình ảnh minh họa và các dụng cụ tài liệu nghe nhìn (quaradio, audio..) để thu hút sự chú ý của học sinh đồng thời làm cho toàn bộ quá trình giảng dạy trở nên hấp dẫn. Phạm vi của trung tâm phụ thuộc vào số lượng học sinh trong một cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, tốt hơn chúng ta chỉ nhận 15-20 học sinh trong mỗi lớp để giáo viên có thể giảng dạy và chăm sóc họ. Năm năm là thời gian lý tưởng nhất cho các trẻ em hoàn tất khóa học của mình tại trường tiểu học. Chương trình giảng dạy nên nhấn mạnh kiến thức hữu ích cho trẻ em, đồng thời khuyến khích cách nhìn lạc quan và hướng dẫn khai thác tiềm năng của họ. Tính cách của giáo viên và sự dạy dổ của cha mẹ cũng không kém phần quan trọng. Giáo viên nên yêu thương trẻ em và tạo hưng phấn cho chúng trong các bài học.Trẻ em nên được đào tạo kỉ lưỡng đũng với kỉ năng chuyên nghiệp của họ. Không cần phải nói, nếu chính phủ thực sự muốn ủng hộ giáo dục cộng đồng và nổ lực xóa nạn mù chữ, thì họ phải tạo điều kiện cho quần chúng sự giáo dục cơ bản phổ cập và miễn phí. Vì trẻ em ngày nay là người lớn ngày mai, như cách ngôn của người Thái nói, nổ lực tạo ra tất cả các phương tiện tốt nhất cho trẻ em là sự đầu tư có giá trị như vậy.

           

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
DO THU KHOA/USA 04/06/2012 20:31:40
bên Ấn Độ trong khi quân Hồi giáo tàn sát 4 Thánh địa PG và những tinh Xá chư Tăng ni khăn gói trốn chạy giặc hung hản nầy để thoát lấy thân;người manh chân như chư Tăng trốn thoát qua những hải đảo hay nước lân cận để tỵ nạn được an toàn tính mạng rời tiếp tục tu;riêng tội cho chư Ni chân yếu tay mềm bị giặc cuồng tính hiếu sát tiêu diệt ko còn 1 sanh mạng;nếu còn thì bị hoàn tục để làm thê thiếp cho bọn thú vật nầy;chính vì thế các nước ảnh hưởng Nguyên Thủy còn sinh tồn lại ko có Ni;từ đời nầy qua đời khác dần dần lớp sau có định kiến là ko có Ni chúng trong PG mà chỉ có nử Tu mà thôi coi như Cận sự nử thọ ƯU Bà Di giới chuyên lo hộ pháp và trì giới hơn tín nử 1 cấp ma thôi;nay Ni giới Nguyên Thủy được dựng lại là phước hồi phục của giáo hội cho có đủ Tứ Chúng;đáng mừng và thành kính khích lệ sự khôi phục có tầm vóc Quốc Tế nầy;ngưởng mong chư Tăng của Bắc truyền cùng quý Ngài Nguyên thủy đồng hứa khả để có giáo đoàn chánh thức cho ni giới tu học cầu giải thoát;tuy nhiên phải răng đe chư Ni tuân thủ BÁT KỈNH PHÁP để Giáo Hội PG có tôn ty trật tự/Nam mô Cầu giải Thoát Bồ Tát Chứng minh
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập