Giáo dục Phật giáo - Sự kế thừa và phát triển

- Giáo dục Phật giáo - Sự kế thừa và phát triển
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Nghĩ về vai trò Phật giáo trong cuộc sống của đất nước hôm nay
- Phật giáo và sự nghiệp giáo dục và đào tạo
- Sự phát triển giáo dục Phật giáo
- Bản chất Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo định hướng tương lai
- Giáo dục Phật giáo - Nền giáo dục hoàn thiện nhân loại
- Dạy và học môn Văn học Phật giáo Việt Nam tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và định hướng tương lai
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo Nam truyền (Nam tông Khmer)
- GIáo dục Phật giáo và vấn đề giáo dục Tăng Ni tại tỉnh Đồng Nai
- Giáo dục Phật giáo - Từ góc nhìn tâm linh
- Những mục tiêu của giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất thay đổi tên gọi "Ban giáo dục Tăng Ni"
- Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị
- Vai trò Triết học trong Giáo dục Phật giáo
- Giáo dục Phật giáo - Một vài điều cần quan tâm
- Nhà Phật với giáo dục - Lịch sử và vấn đề
- Tính khả thi của triết lý giáo dục Phật giáo
- Giáo dục, sự tồn tại của lõi cây
- Từ những đóng góp của các trí thức Phật giáo trong quan hệ bang giao Việt - Trung trong buổi đầu kỷ nguyên độc lập đến những suy ngẫm về nền giáo dục Phật giáo ngày nay
- Bài kệ của trưởng lão Mãn Giác về triết học duy vật Thích-Ca-Mâu-Ni
- Góp phần phát triển giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đề xuất một số hoạt động xã hội của Tăng Ni sinh ở những trường Phật học
- Vài góp ý về xây dựng lực lượng giáo thọ & xây dựng chương trình chính quy Phật học
- Phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo có gì đổi mới hơn thập niên qua ?
- Tính đặc thù của phương pháp giáo dục Phật giáo
- Đôi điều trăn trở về Ni trẻ và giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức và phương pháp thể hiện trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương"
- Xây dựng triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục trong sách lược định hướng và phát triển tương lai giáo dục Phật giáo
- Việt giải kinh sách Phật giáo - Nhu cầu thiết yếu của sự nghiệp trí tuệ
- Thực chất nền giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay và một vài những suy nghĩ cá nhân
- Vấn đề giáo dục Tăng tài: Thực trạng và giải pháp
- Góp ý về giáo dục Phật giáo
- Một số giải pháp tạm thời cho ngành giáo dục Tăng Ni
- Tham luận về một mô hình Học viện Phật học tại Việt Nam
- Vài ý tản mạn về chương trình học và dạy tại các trường, viện và các chùa
- Nhận định về một khiếm khuyết trong giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững
- Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam
- Xây dựng đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGVN tại Hà Nội: Nhu cầu, thực trạng và một giải pháp thực tế
- Tình hình giáo dục Tăng Ni ở Bắc Ninh xưa và nay
- Cần có môn 'Văn hóa Phật giáo' trong chương trình đào tạo cử nhân Phật học tại các Học viện Phật giáo
- Luận về giáo dục môi trường sinh thái qua thuyết duyên khởi của Phật giáo
- Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay
- Quan điểm giáo dục của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi trường
- Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới
- Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội
- Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững xã hội
- Tầm quan trọng của Phật giáo trong nền giáo dục quốc dân
- Mối liên hệ giữa Thầy và Trò, Trò và Thầy trong giáo dục Phật giáo
- Giảng dạy văn học Phật giáo Thiền tông từ góc độ mỹ học - Một hướng đi nhiều triển vọng
- Giáo dục Phật giáo góp phần bảo vệ môi trường
- Sinh thái trong thời kỳ Phật giáo nguyên thủy
- Đức Phật mới môi trường sống
- Đôi điều về Giáo dục Phật giáo xưa và nay
- Thiền - Nhìn từ phương thức "Thức Ngộ" đặc thù Phật giáo Á Đông
- Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Lịch sử và hiện trạng
- Phật giáo với văn hóa Việt Nam
- Vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam
- Phật giáo và tính chừng mực trong lối sống của người Huế
- Truyền thống giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer với môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc, những kiến nghị cần thiết
- Giáo dục Phật giáo thời Lý - Trần đồng hành cùng dân tộc
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch …
Kính thưa …
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
Dẫn nhập:
Tri thức, trí tuệ là sở hữu của con người, từ cơ bản được hình thành do hai yếu tố ngoại tại là môi trường, điều kiện, phương tiện, nội dung giáo dục; Yế u tố nội tại là bản chất tiềm năng. Bản chất tiềm năng do sự đánh thức của yếu tố ngoại tại, từ đó hoàn thành tri thức trí tuệ, sở hữu của con người toàn diện, hoàn thiện, đạt đỉnh cao về mặt tri thức trí tuệ, để từ đó ấn định thành phần trong xã hội - thành phần trí thức, nhất là trí tuệ giải thoát.
Trong những thập kỷ qua, hệ thống giáo dục con người, có thể nói đã củng cố, phát triển và hệ thống hóa hoàn thiện, tùy theo điều kiện xã hội, tập quán, phong tục, văn hóa, thể chế của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau. Nhất là, kể từ năm 1945, Liên Hiệp Quốc hình hành cơ quan Unessco - Văn hóa, Giáo dục, Khoa học, Xã hội - Liên Hiệp Quốc thì vấn đề giáo dục được củng cố, phát triển, hệ thống hóa có sự lãnh đạo chung, lãnh đạo quốc tế, để nhằm mục đích củng cố , phát triển, hệ thống giáo dục ngày càng đạt hiệu năng và kết quả hữu hiệu, mang tính khoa học hơn.
Đối với Phật giáo, từ khi Hội Liên Hữu Phật tử Thế giới hình thành năm 1950, có một bộ phận phụ trách là Ủy ban Giáo dục, các tổ chức Phật giáo mang tính quốc tế, đều có Ủy ban Giáo dục trong hệ thống giáo dục mang tính quốc tế và địa phương, như chuyên môn về Phật học.
Đối với Phật giáo Việt Nam, từ năm 1930, công tác hình thành hệ thống giáo dục cũng đã được thành lập, mang tính đặc thù của dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Như khái quát, có thể thấy: Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, Hội An Nam Phật học, Hội Lưỡng xuyên Phật học, Hội Phật giáo Bắc kỳ, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hơn 80 năm hình thành và phát triển, có thể nói chương trình giáo dục Phật giáo đã đi đến mức độ hoàn chỉnh và hệ thống hóa toàn diện từ hình thức đến nội dung, nhất là trong giai đoạn tiếp cận, hội nhập quốc tế, hệ thống giáo dục Phật giáo cấp Cao đẳng và Đại học luôn luôn tự hoàn thiện và tìm tòi, kết thân với các môi trường giáo dục khác ngoài Việt Nam, nhất là lãnh vực Giáo dục Phật học.
Thành quả Giáo dục:
Trong 30 năm qua, kể từ ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, hệ thống Giáo dục Phật giáo trong Giáo hội hiện nay gồm các Trường Phật học như sau:
- Có 04 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ. Trong đó, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh chưa có chế độ nội trú, vì không có cơ sở. Hiện nay, Chính phủ, UBND Thành phố đã giao cho GHPGVN 33hecta đất ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh để xây dựng Học viện. Trong tương lai, Tăng Ni sinh của Học viện sẽ được nội trú hoàn toàn khi cơ sở xây dựng xong.
+ Đã đào tạo 4.826 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Cử nhân Phật học.
+ Đang đào tạo 1.684 Tăng Ni sinh.
- Có 08 Lớp Cao đẳng Phật học: tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Tp. Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Bạc Liêu, Đồng Nai.
+ Đã đào tạo: 1.056 Tăng Ni sinh.
+ Đang đào tạo: 690 Tăng Ni sinh.
- Có 31 Trường Trung cấp Phật học trong cả nước. Trong đó, 30 trường Tăng Ni sinh nội trú, chỉ có Tp. Hồ Chí Minh chưa có chế độ nội trú vì không có cơ sở và Tăng Ni sinh còn học chung một cơ sở, chưa phân ra 02 phân hiệu như các Tỉnh, Thành hội Phật giáo khác.
+ Đã đào tạo: 7.315 Tăng Ni sinh.
+ Đang đào tạo: 2.611 Tăng Ni sinh.
+ Trung cấp Pali có 98 Lớp, gồm 03 Trường và 95 lớp. Có 5.197 Tăng sinh theo học. Đã đào tạo 2.700 Tăng sinh, đang đào tạo 2.195 Tăng sinh.
- Có 50 Lớp Sơ cấp Phật học:
+ Đã đào tạo: 3.500 Tăng Ni sinh.
+ Đang đào tạo: 2.500 Tăng Ni sinh.
+ 36 Lớp Sơ cấp Pali Khmer, có 2.777 Tăng sinh theo học.
- Du học :
+ Hiện có 476 Tăng Ni sinh du học tại các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật bản, Pháp, Miến Điện, Thái Lan, Srilanka…
+ Có trên 100 Tăng Ni tốt nghiệp chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật bản.
Với thành quả giáo dục như hiện nay là một tín hiệu đáng mừng cho nền giáo dục Phật giáo Việt Nam nói riêng, hệ thống giáo dục tại Việt Nam nói chung trong hiện tại và chấp cánh cho mơ ước sự phát triển về ngành Giáo dục Phật giáo trong tương lai.
Kế thừa và phát triển hoàn chỉnh:
Trên quan điểm sống là tiếp nối quá khứ, chấp nhận hiện tại và ước vọng tương lai, đó là một vấn đề lịch sử không thể phủ nhận. Do đó, trước năm 1975, Phật giáo Việt Nam về giáo dục phổ thông, có Viện Đại học Vạn Hạnh với 3 cấp Cử nhân, Cao học, Tiến sĩ; nội dung giáo dục chia làm 6 Khoa: Phân khoa Phật học, Phân khoa Văn khoa, Phân khoa Khoa học xã hội, Phân khoa Giáo dục, Phân khóa Ứng dụng Khoa học xã hội và Trung tâm Ngôn ngữ (xem như một Phân khoa ngoại ngữ), tất cả đều áp dụng thể thức học trình Tín chỉ, không theo thể thức niên chế. Về Phật học, có Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm; nội dung giáo dục chia làm 3 cấp: Cử nhân, Cao học, Tiến sĩ; phân làm các Ban: Ban Kinh, Ban Luật, Ban Luận, Ban Thiền… theo nội dung Tam tạng Kinh, Luật, Luận – Giới, Định, Tuệ và áp dụng thể thức thi cử, niên chế với nội dung chương trình giảng dạy hoàn chỉnh và có hệ thống phát bằng Tốt nghiệp theo quy định của Tổng vụ Giáo dục.
Qua đó, hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua Ban Giáo dục Tăng Ni, 30 năm hoạt động, hệ thống giáo dục đến nay tạm hoàn chỉnh và có cơ chế, hệ thống tổ chức. Chúng ta có: Lớp Sơ cấp, Trường Trung cấp, Lớp Cao đẳng (Trường), Học viện… Đặc biệt, vừa qua Chính phủ đã cho phép GHPGVN mở thí điểm Cao học (M.A) tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; và từ đó sẽ mở rộng đến các Học viện khác ở ba miền đất nước và tiến đến Tiến sĩ (hay Nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ).
Từ cơ sở nầy nhận thấy nội dung giảng dạy và thể thức Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh áp dụng thể chế Tín chỉ, chia làm 10 Khoa: Khoa Pali, Khoa Phạn Tạng, Khoa Triết học Phật giáo, Khoa Phật giáo Trung Quốc, Khoa Phật giáo Việt Nam, Khoa Lịch sử Phật giáo, Khoa Phật pháp Anh ngữ, Khoa Phật Pháp Hoa ngữ, Khoa Hoằng pháp, Khoa Đào tạo từ xa; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế, Cần Thơ chia làm nhiều Khoa, nhiều Ban: Khoa Kinh, Khoa Luật, Khoa Luận, Khoa Sử, Khoa Phật giáo Thế giới, Khoa Quản trị Hành chánh, Quản lý cơ sở v.v… đều áp dụng thể chế thi cử, theo niên chế. Đặc biệt, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer Cần Thơ áp dụng thể chế Tín chỉ. Nội dung giảng dạy theo truyền thống, có cập nhật và thích ứng nhu cầu giáo dục hiện tại. Như vậy, chưa có sự đồng nhất, trên cơ sở hệ thống tổ chức và nội dung giảng dạy. Do đó, cần có sự thống nhất về cơ chế tổ chức, giáo trình chung cho 04 Học viện trừ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, để đồng nhất, thống nhất về thể chế và cùng hợp tác, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giáo dục trong nước và quốc tế trãi đều cho 04 Học viện (ĐHPG) của GHPGVN.
Hiện nay, rất nhiều Tăng Ni đã tốt nghiệp trong nước cũng như từ nước ngoài trở về Việt Nam và đã tham gia công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Phật giáo. Nhất là Ban Giáo dục Tăng Ni đã có Văn phòng và khuôn dấu riêng, do đó để có môi trường, mở rộng sự hoạt động và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo của Tăng Ni sinh, Ban Giáo dục Tăng Ni cần phải cơ cấu nhân sự, phân công trách nhiệm và cụ thể hóa chức năng làm việc cho nhiều Tiểu ban, như Tiểu ban phụ trách chương trình Đại học, Tiểu ban phụ trách chương trình Cao đẳng, Tiểu ban phụ trách chương trình Trung đẳng, Tiểu học, Tiểu ban phụ trách khảo thí, Tiểu ban Tư liệu, Tiểu ban Giao lưu, hợp tác và phát triển quốc tế, Tiểu ban Thanh tra Giáo dục và Tiểu ban Bảo trợ Học đường v.v… do Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni ký quyết định bổ nhiệm nhân sự các Tiểu ban. Từ đó, các Tiểu ban hoạt động theo từng chức năng, lãnh vực đương nhiệm và phát triển theo chiều sâu, chiều rộng và chiều cao ngang tầm với xã hội và giáo dục quốc tế trong thời kỳ hội nhập và phát triển của thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo.
Chương trì nh giáo dục:
- Chương trình Sơ cấp Phật học như đã ban hành. Chú trọng các môn học căn bản, dồn năm thứ nhất Trung cấp xuống năm thứ hai Sơ cấp. thời gian học là 02 năm. Nếu cần có thể thêm 01 năm học nâng cao, gồm 10 môn, 18 tiết/tuần, với các môn học như Kinh, Luật, Luận, Văn, Sử, Cổ ngữ, khái quát về Nghi lễ.
- Chương trình Trung cấp Phật học, để tiết kiệm thời gian, nhất là trình độ của Tăng Ni Phật giáo Việt Nam đã được nâng cao, do đó, thời gian học là 03 năm và cần giảm bớt những môn không quan trọng và chú trọng đến những phần mang tính Trung cấp Phật học chuyên sâu. Tối thiểu học 10 môn, gồm: 04 môn Kinh, Luật, Luận, 02 môn Văn, Sử và Sinh ngữ, Cổ ngữ, Tin học, Lịch sử Việt Nam, luật pháp (Sinh hoạt ngoại khóa) = 10 môn = 22 tiết/tuần.
- Chương trình Cao đẳng Phật học nên mở chuyên ngành, năm đầu học đại cương tổng quát Kinh, Luật, Luận, Sử v.v…, nâng cao trình độ chuyển tiếp từ Trung cấp, sang năm thứ hai, ba học chuyên ngành = Giáo dục, Hoằng pháp, Nghi lễ, Hành chánh Quản trị, Trụ trì v.v…
Nếu chương trình Cao đẳng Phật học tương đương Đại học và trên Trung học, thì chương trình các môn học không cho trùng lập với Học viện và Đại học Phật giáo. Có như thế, khi vào Học viện, Tăng Ni sinh không phải học lại các môn học cũ, mà được học những môn học hoàn toàn mới trên tinh thần và thể thức liên thông tín chỉ với Học viện. Chương trình này hoàn toàn độc lập với hệ thống Trường Cao đẳng Phật học khu vực như Hải Phòng, Huế, Tp. Hồ Chí Minh và Miền Tây (Bạc Liêu), và tại Cần Thơ đã có Phân viện Học viện của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chương trình Học viện cấp Cử nhân là 04 năm, như Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh áp dụng thể chế tín chỉ cấp Cử nhân; mỗi khoa là 131 tín chỉ, mỗi tín chỉ là 15 tiết. Các Học viện khác còn tùy thuộc vào thời gian và điều kiện cho phép, do đó nội dung giảng dạy chưa đồng nhất và số tiết dạy cũng chưa được phân điều theo quy định. Vì vậy, cần có sự thống nhất về số tiết, chương trình, nội dung giảng dạy tại các Học viện khi điều kiện cho phép.
Gi áo dục hướng nội :
Để quân bình tư tưởng, tạo điều kiện cho Tăng Ni sinh sống có quán chiếu, xoay về nội tâm, có an lạc, giải thoát trong lộ trình tu học của người con Phật, trước năm 1975, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm có một Thiền đường, Đại học Vạn Hạnh có một Thiền đường để Tăng Ni sinh, Sinh viên tọa thiền chỉ quán từ 30 phút đến 01 tiếng. Sau năm 1975, nhất là khi thống nhất Phật giáo Việt Nam cả nước năm 1981, tại Trường Trung cấp Phật học, Học viện từ khóa 1 đến khóa 4, Hòa thượng Hiệu trưởng, Hòa thượng Viện trưởng cho Tăng Ni sinh tọa thiền 30 phút tại Chánh điện Thiền viện Vạn Hạnh.
Do đó, các Trường Trung cấp Phật học, Học viện Phật gi áo phải có cơ sở nội trú và có Thiền đường cho Tăng Ni sinh tọa thiền và tĩnh tâm, như Hương Hải Thiền Sư nói: “Hằng ngày nên quán sát lại mình. Xét nét cho cùng chớ dễ khinh. Không tìm tri thức ở trong mộng. Thầy sẽ thấy trên mặt mình”. Muốn đạt được mục đích ấy, các cơ sở Trường, Viện phải có Thiền đường để Tăng Ni sinh tịnh tâm Niệm Phật, quán chiếu v.v….
Bằng tinh thần kế thừa truyền thống giáo dục từ giáo lý Đức Phật ngàn xưa, Liệt vị Tổ sư cận đại và các nhà giáo dục đương đại, chắc chắn tầm vóc và nội dung, môi trường giáo dục Phật giáo luôn luôn khởi sắc, sinh động và phát triển theo hướng đi lên và mở rộng mọi mặt thuộc các lĩnh vực giáo dục Phật học, khoa học xã hội, khoa học nhân văn, công nghệ thông tin, ngôn ngữ, thư pháp học cũng như nhiều lĩnh vực khác của xã hội và thế giới đặt ra, mà giáo dục Phật giáo phải quan tâm theo dõi, nắm bắt kịp thời để điều chỉnh hợp lý và sáng tạo theo từng khu vực, quốc gia và Tông phái Phật giáo Việt Nam và thế giới theo chiều hướng chuyển hóa nội tâm, khai thô ng tâm trí, phát huy tuệ lực, năng lượng giải thoát cho chính mình và cho con người, cho chúng sanh và nhân loại bằng con đường giáo dục – Giới, Định, Tuệ, đó là mục đích cứu cánh của Giáo dục Phật giáo từ xưa đến nay và mãi mãi về sau.
Kính thưa Hội thảo,
Trên đây là một số vấn đề góp ý cho công tác củng cố và phát triển ngành Giáo dục Phật giáo của nhiệm kỳ mới, nhằm kế thừa ngọn đèn trí tuệ là tiêu chí của nền Giáo dục Phật giáo, của người làm công tác giáo dục và đối tượng được đào tạo. Để từ đó mở ra một chân trời giải thoát, giác ngộ tự thân, cho con người và cho chúng sinh. Có thể nói, tất cả đều được thiết lập và khởi động từ công tác giáo dục Phật giáo, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong tương lai.
Thành thật tri ân toàn thể quý Đại biểu. Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp./.
HT. THÍCH THIỆN NHƠN
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN
- Môn sử và Sử luận Thích Thanh Thắng
- Gặp gỡ tuổi trẻ HT. Thích Thiện Siêu
- Nỗi cô đơn của tuổi trẻ và việc giáo dục lý tưởng hôm nay? Nguyên Cẩn
- Các Mối Liên Hệ Tương Tức Giữa Thầy Cô Giáo và Học Trò, Học Trò và Thầy Cô Giáo trong Giáo Dục Phật Giáo Thích Trừng Sỹ
- Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới Đạt Lai Lạt Ma
- Phật hóa trẻ em Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm - Thích Nữ Viên Thắng dịch
- Vào thiền viện học cách sống chậm Vương Tâm
- Phương thức giáo dục tuổi trẻ Phật giáo trong thời kỳ hội nhập Thích Quang Thạnh
- Người Cư Sĩ Và Việc Giáo Dục Con Cái Nhuận Bảo
- Giáo Dục Ứng Dụng Thích Thiện Hữu
- Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy Most Ven. Dr Sitagu Sayadaw - HT Thiện Tâm dịch
- Tìm hiểu về Giáo dục Phật giáo Thích Nữ Hạnh Từ
- Giới, Phật giáo và giáo dục Dhamma và sự chuyển biến xã hội bên trong truyền thống Theravada Emma Tomalin và Caroline Starkey - SC Như Nguyệt dịch
- Giáo dục Phật giáo Giáo sư Tiến sĩ Ananda W. P. Guruge - Thích Nữ Vân Liên dịch Việt
- Nghe tham luận của TT. Thích Nhật Từ suy nghĩ thêm về giáo dục đạo đức PG cho tuổi trẻ PGS.TS. Hàn Viết Thuận – Đại học KTQD
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)