Nhận định về sự thành đạo của Thế Tôn

Đã đọc: 6259           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Quay ngược thời gian cách đây 25 thế kỉ trước có một vị Sa môn tên là Gotama vì lòng đại bi thương tưởng chúng sanh còn đang mãi trong vòng xoáy của sanh, già, bệnh, chết mà Ngài đã dấn thân khổ hạnh nơi chốn rừng già, dòng rã 6 năm trường với biết bao gian lao khó nhọc của lối tu khổ hạnh ép xác, khi đó Ngài mới vừa tròn 35 tuổi.

Nhưng hệ quả của lối tu khổ hạnh chỉ làm cho thân thể của Ngài suy mòn cùng cực, toàn thân tê tái và tâm thức không thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn, Ngài đã quyết định từ bỏ và thực hành pháp tu trung đạo, nhưng không rời khỏi ý nghĩa của câu “ tam thường bất túc” thủ thực thanh bần. Sau 49 ngày thiền quán tư duy vào lúc giữa đêm bên dòng sông Nairanjama (Ni Liên Thiền) Ngài quán chiếu nhân duyên các pháp, nhập vào đại định, trí huệ bừng sáng và chứng được lần loạt các quả thiền viên mãn của bậc Thánh, thấu triệt được chân lý của vạn pháp, tìm ra nguồn gốc của khổ đau và con đường diệt khổ, Ngài đã trở thành một bậc giác ngộ chánh đẳng giác đầu tiên của nhân loại. Ngài liền xướng lên bài kệ rằng:

Lang thang bao kiếp luân hồi,

Tìm hoài chẳng gặp kẻ xây cất nhà.

Tử sanh phiền não thật mà!

Này ông thợ chánh, ta đà thấy ông.

Chớ hòng xấy cất đừng mong,

Sườn nhà sụp nát, đoàn dông không còn.

Như lai đạo quả đã tròn,

Ái dục dứt sạch, chẳng còn ngã nhơn.

Kinh PC. Bài 153-154.

 Và từ đó bước chân hoằng hóa của Ngài đã bắt đầu khai mở, bánh xe pháp đã bắt đầu chuyển bánh, chân lý giác ngộ của Ngài được ban giải khắp muôn nơi, chúng sanh được thừa hưởng một nền giáo lý từ bi và bình đẳng của Ngài. Tôn xưng Ngài với một danh từ đầy khả kính Đức Thế tôn.

 Thế tôn hoằng hóa đạo mầu

Tìm ra chơn lý, vọng cầu độ sanh.

 Thử nhìn thì đa phần các vị Giáo chủ của các Tôn giáo trên thế giới, thì Đức Thế tôn có một sự khác biệt khá rõ rệt về sự thành đạo của Ngài. Các vị đó thì phần lớn là sinh ra và lớn lên trong một môi trường đặc biệt và các Ngài đưa ra những học thuyết của mình và đem những học thuyết đó truyền bá khắp muôn nơi.

Còn Đức Thế tôn Ngài thị hiện và lớn lên cũng như mọi người, Ngài có Cha mẹ, vợ đẹp, con xinh đầy đủ mọi thứ sắc, tiền, tài, danh, lợi mà phải chăng Ngài nghĩ:

Cuộc đời như giấc chiêm bao,

Sanh già đau chết có nào vị ai.

Dầu cho già trẻ, gái trai.

Trước sau đều cũng vào tay vô thường.

Trích “Tứ kệ Tĩnh Tâm” Tr 41.

Vì thế cho nên Ngài thấu triệt được tất cả chỉ là khổ đau hư giả, nên Ngài quyết định từ bỏ và khổ công tu tập, tự mình tìm ra chơn lý đầy đủ tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn và đưa đến quả vị Chánh giác. Vậy từ quả vị phàm phu đến thành đạo và chứng quả là hai phạm trù thái cực khác nhau hoàn toàn, nó diễn ra trong một thời gian không lâu.

Điều đó cho nên Thế tôn đã khẳng định rằng “mọi chúng sanh đều có quyền bình đẳng và có thể đạt đến quả vị giác ngộ thành Phật như Ngài”. Nếu biết tu tập và thực hành theo con đường mà Ngài đã đi qua, cho đến khi nhân duyên hội đủ, quả vị chín mùi tức thì giác ngộ.

Vậy con người chính là trọng tâm của vũ trụ là nấc thang quan trọng để đạt đến quả vị Phật. Nhưng có một số ý kiến cho rằng “sự thành đạo của Thế tôn chỉ là một điều tất nhiên phải có, vì Thế tôn sinh ra đời mục đích là để thành Phật và cứu độ chúng sanh” nhưng thử nghĩ sự thành đạo của Thế tôn chỉ dựa trên một cơ sở có hệ thống như vậy thì tại sao Ngài còn phải khổ công tìm Thầy học đạo với các đạo sĩ như: Đạo sĩ Alara Kalama và đạo sĩ Uddaka Ramaputta (uat Đầu Lam Phất) mà vẫn chưa tìm ra con đường cứu cánh của sanh tử và 6 năm tu tập khổ hạnh với 5 anh em ông Kiều Trần Như; có khi Ngài phải ngất siểu trong lúc ngồi thiền dưới cội cây hay lúc đang đi kinh hành; sau khi Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh với 49 ngày thiền quán Ngài mới thành tựu đạo quả. Trải qua một quá trình đầy cam go và gian khổ mà đạo quả mới viên tròn, nếu như Đức Thế tôn thị hiện đã là một vị Phật chứng quả và cứu độ chúng sanh thì điều đó chẳng có gì đặc biệt mà tất nhiên không tôn xưng Ngài là Phật, mà chỉ gọi Ngài là Thánh xuất trần. Vậy điều đó cho thấy Thế tôn là một con người thật, Ngài cũng khổ công đi tìm chơn lý con đường giải thoát Niết bàn, chớ không phải là một vị Thánh với đủ phép thuật thần thông biến hóa.  Vậy sự thành đạo của Thế tôn là cả một quá trình công hạnh đạo lực kiên cường. Nó chứa đầy những ý pháp khá sinh động và để cho chúng sanh lấy đó làm tấm gương và niềm tin là mọi chúng sanh đều có thể thành tựu chứng quả như Ngài.

 Có thể nói Thế tôn được tôn xưng như một bậc Thầy của trời người, vì cả cuộc đời Ngài từ thị hiện, thành đạo và hoằng hóa cho đến Niết bàn tịch diệt đều hướng đến mụch đích là làm sao cứu vớt chúng sanh ra khỏi khổ đau của kiếp người sanh diệt. Thế tôn quả là một ánh sáng quang minh để soi rọi cho tất cả chúng sanh còn đang mãi trôi lăn trong kiếp đời ô trược tối tăm, tìm ra ánh sáng xa lìa khổ đau để cùng nhau quay về quy y và nương tựa đấng Cha lành của nhân loại.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (4 đã gửi)

avatar
Thanh Liêm 24/02/2011 16:28:24
Thưa bạn Giác Minh Luật

Tên họ bút hiệu của bạn thấy cũng hay, trong bài viết của bạn thâu thập những ý viết lại cũng khá cô động, nhưng bạn làm ơn vui lòng ghi lại cho chính xác câu : Gautama गौतम là họ của Đức Phật chứ không phải là tên của một vị Sa môn như bạn viết, còn tên của Đức Phật lịch sử mà chúng ta biết là Siddharta सिद्धार्थ
Nguyên mẫu Pali viết : Siddhattha Gotama.

Chữ Phật là hồng dang người ta ca tụng Ngài, do đó cũng đừng nên lộn qua chữ Bụt mà Sư ông Làng Mai đang dùng trong tánh cách cá nhân của ông.

Câu này bạn viết tư tưỡng không rõ ràng : chỉ gọi Ngài là Thánh xuất trần, Vậy điều đó cho thấy Thế tôn là một con người thật, Ngài cũng khổ công đi tìm chơn lý con đường giải thoát Niết bàn, chớ không phải là một vị Thánh với đủ phép thuật thần thông biến hóa. Bạn tạo mâu thuẩn trong câu này. Chưa hiểu rõ kinh hay Lịch sử Đức Phật đừng nên viết.

Bạn nên suy nghĩ cẩn thận trước khi viết để đọc giã đọc đừng có hiểu nhầm, vì mỗi chữ trong kinh Phật đều có ý nghĩa của nó hết.

Thân chào
avatar
Đào Văn Cường 01/03/2011 03:38:04
Bạn Giác Minh Luật nói thế là đúng còn gì. Ý bạn ấy nói là Ngài không phải là vị thánh xuất trần với đầy đủ phép thuật thần thông biến hóa mà ngài là một con người thật, trai qua bao khổ công đi tìm chân lý con đường giải thoát Niết bàn, cuối cùng thành Phật.
Bạn Thanh liêm có vẻ ko được suy nghĩ thấu đáo lắm mà còn chê người khác dốt. Chắc bạn giỏi về kinh hay lịch sử đức phật hơn bạn Giác Minh Luật thì viết mấy bài khác đi chứ ngồi đó comments lung tung không mang tinh thần đóng góp mà cứ bắt bẻ chữ nghĩa phiền phức quá.
Còn người đăng bài không kiểm duyệt kỹ cũng cần chịu trách nhiệm một phần về việc không đính chính lại với tác giả cho chính xác họ tên của Đức Phật.
avatar
Thanh Liêm 01/03/2011 16:21:14
Thưa bạn Đào Văn Cường,

Chân thành cám ơn những gì bạn nhắc nhở, Phật học là của chung, mọi người con Phật hay những người thích nghiên cứu hoặc tìm hiểu về Đức Phật, đều có quyền viết bài vở để tô bồi thêm nét đẹp cho nền Phật học.

Bạn cũng nên nhớ rằng khi viết bài vở thuộc về tôn giáo nên cẩn thận về sắc thái từ vựng mà bạn muốn dùng để diễn đạt. Bởi vì người đọc có thể hiểu nhằm nội dung bài viết của bạn.

Thí dụ như Giác Minh Luật viết : Một vị Phật chứng quả và cứu độ chúng sanh thì điều đó chẳng có gì đặc biệt mà tất nhiên không tôn xưng Ngài là Phật, mà chỉ gọi Ngài là Thánh xuất trần.

Theo bạn câu : Một vị Phật chứng quả và cứu độ chúng sanh thì điều đó chẳng có gì đặc biệt. Câu này bạn nghĩ như thế nào, khi câu trước Giác Minh Luật viết : Trải qua một quá trình đầy cam go và gian khổ mà đạo quả mới viên tròn.

Còn Giác Minh Luật viết : Nếu như Đức Thế tôn thị hiện đã là một vị Phật chứng quả và cứu độ chúng sanh thì điều đó chẳng có gì đặc biệt.

Trong lịch sử Phật học, ai cũng đều biết Đức Phật Thích Ca đã là một vị Phật chứng quả, bởi vì, người ta đã biết Ngài đã trải qua những thử thách lớn lao trong cuộc đời tìm đạo của Ngài. Do đó Giác Minh Luật đừng nên dùng chữ ‘Nếu như’ làm giả thuyết trong cụm từ : Đức Thế tôn thị hiện đã là một vị Phật chứng quả và cứu độ chúng sanh. Còn cụm từ này : thì điều đó chẳng có gì đặc biệt. Làm biện luận cho giả thuyết của nó phía trước ý nghĩa rời rạc, thiếu chi tiết chứng minh đi kèm.

Riêng chữ "Thị Hiện" có phải Giác Minh Luật dùng trong Ðệ Nhất Nghĩa Tất Ðàn : Với Phật, Chơn Tánh và Hữu-Vi cũng vẫn là "Không". Nếu phải thì nên ghi chú rõ ràng.

Theo bạn Thánh xuất trần là gì ? Và Thánh xuất trần có đồng nghĩa với "Trí giả của dòng dõi Thích ca" hay không ?

Trong bài tôi viết không có chữ nào chê ai dốt. Tôi chỉ dùng chữ nên và khi chưa hiểu rõ kinh hay Lịch sử Đức Phật đừng nên viết.

Nên suy nghĩ cẩn thận trước khi viết bài về Phât học, để đọc giã đọc đừng có hiểu nhầm, vì mỗi chữ trong kinh Phật đều có ý nghĩa của nó hết.

Thân chào
Thanh Liêm
avatar
tambi_1312 07/03/2011 08:16:19
chào các bạn. tôi muốn hỏi, tôi có thể viết bài về vấn đề phật pháp lên trang web này k0? và vào đâu thì mới đăng bài viết của minh lên được.

BQT: Chào bạn, bạn có thể gửi mail về thichngodung@gmail.com hoặc buddhismtodayinc@yahoo.com.
tổng số: 4 | đang hiển thị: 1 - 4

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.67

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập