Báo thân Phật trong Phạn ngữ

Đã đọc: 5718           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Báo thân phạn ngữ gọi là saṃbhogakāya. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy.Thuật ngữ saṃbhogakāya được ghép từ chữ संभोग , saṃbhoga và काय, kāya.

Bảng biến hóa thân từ của  sambhogakāya ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sambhogakāyaḥ

sambhogakāyau

sambhogakāyāḥ

Hô cách

sambhogakāya

sambhogakāyau

sambhogakāyāḥ

Cách trực bổ

sambhogakāyam

sambhogakāyau

sambhogakāyān

Cách dụng cụ

sambhogakāyena

sambhogakāyābhyām

sambhogakāyaiḥ

Cách gián bổ

sambhogakāyāya

sambhogakāyābhyām

sambhogakāyebhyaḥ

Cách tách ly

sambhogakāyāt

sambhogakāyābhyām

sambhogakāyebhyaḥ

Cách sở hữu

sambhogakāyasya

sambhogakāyayoḥ

sambhogakāyānām

Cách vị trí

sambhogakāye

sambhogakāyayoḥ

sambhogakāyeṣu

 

संभोग, saṃbhoga là biến cách của chữ sambhoga và thân từ sambhoga được ghép từ  chữ Sam và thân kép -bhoga_2.  

Bảng biến hóa thân từ của  sambhoga ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sambhogaḥ

sambhogau

sambhogāḥ

Hô cách

sambhoga

sambhogau

sambhogāḥ

Cách trực bổ

sambhogam

sambhogau

sambhogān

Cách dụng cụ

sambhogena

sambhogābhyām

sambhogaiḥ

Cách gián bổ

sambhogāya

sambhogābhyām

sambhogebhyaḥ

Cách tách ly

sambhogāt

sambhogābhyām

sambhogebhyaḥ

Cách sở hữu

sambhogasya

sambhogayoḥ

sambhogānām

Cách vị trí

sambhoge

sambhogayoḥ

sambhogeṣu

 

संभोग, saṃbhoga có những nghĩa được biết như sau : Thú vui, đam mê, niềm vui, niềm vui xác thịt.

भोग, bhoga_2  có  gốc từ  chữ  bhuj_2 , và nó có những nghĩa được biết như sau : Đồ ăn, thực phẩm, bữa ăn, bữa tiệc, giải trí, sự giàu có, thưởng thức, nhận thức, cảm giác, niềm vui tình dục, lợi nhuận, kết qủa, thành qủa, khen thưởng.

Bảng biến hóa thân từ của  bhoga_2 ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bhogaḥ

bhogau

bhogāḥ

Hô cách

bhoga

bhogau

bhogāḥ

Cách trực bổ

bhogam

bhogau

bhogān

Cách dụng cụ

bhogena

bhogābhyām

bhogaiḥ

Cách gián bổ

bhogāya

bhogābhyām

bhogebhyaḥ

Cách tách ly

bhogāt

bhogābhyām

bhogebhyaḥ

Cách sở hữu

bhogasya

bhogayoḥ

bhogānām

Cách vị trí

bhoge

bhogayoḥ

bhogeṣu

 

Động từ căn  √ भुज् bhuj_2, là động từ thuộc nhóm 7 và  nó có những nghĩa được biết như sau : thưởng thức, ăn, nếm, uống, sử dụng, khai thác, chi phối, điều tiết, cai trị, nuôi  dưỡng, mong muốn được ăn hoặc có ăn.

Bảng biến hóa thân từ của  sambhoga ở dạng nam tính :

Nam tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sambhogaḥ

sambhogau

sambhogāḥ

Hô cách

sambhoga

sambhogau

sambhogāḥ

Cách trực bổ

sambhogam

sambhogau

sambhogān

Cách dụng cụ

sambhogena

sambhogābhyām

sambhogaiḥ

Cách gián bổ

sambhogāya

sambhogābhyām

sambhogebhyaḥ

Cách tách ly

sambhogāt

sambhogābhyām

sambhogebhyaḥ

Cách sở hữu

sambhogasya

sambhogayoḥ

sambhogānām

Cách vị trí

sambhoge

sambhogayoḥ

sambhogeṣu

 

Thuật ngữ सम् sam là tiền tố ngữ, có gốc từ chữ sa_1, và nó có những nghĩa được biết như sau : Hoàn toàn, hoàn hảo, thỏa thuận với, cùng chung nhau.

स sa_1 là tiền tố ngữ và nó có những nghĩa được biết như sau : Với, đang có, trang bị, bao gồm cả.

Báo thân Phật cũng là niềm hạnh phúc, là sự giải thoát dành cho những ai biết nỗ lực vươn tới, qua sự thực nghiệm bằng năng lực của chính mình. Báo thân Phật là Thân được hưởng cái biết có được sau khi đạt được quả vị Phật.

Báo Thân Phật là cái Thân được nuôi dưỡng và phát triển theo công đức vô lượng và tinh thần Từ, Bi, Hỷ, Xả, của Đức Phật để tạo ra những gì mang lợi ích đến cho đại chúng.

Báo thân Phật là  thân phúc đức, trí tuệ trang nghiêm, do tu Lục độ, Tứ nhiếp pháp, Tứ vô lượng tâm mà thành tựu.

Báo thân Phật là sự toàn giác, toàn trí, thuộc về những phẩm chất tâm linh và đạo đức, mà một người bình thường dựa vào đó tu tập để trở thành một vị Bồ Tát và các Bồ Tát nhờ đó tu chứng mà trở thành một vịPhật.

Báo thân Phật là ánh sánh thanh lọc giúp cho người thành tâm tu Phật thấu hiểu sâu sắc về nghiệp xấu của chính mình, để có thể thay đổi và đạt đến quả vị Phật, bằng năng lực và nổ lực tự thân của mình.

Báo thân Phật là thân hấp thụ được kinh nghiệm tỉnh thức của một vị Phật giác ngộ đang được soi chiếu giữa loài người.

Báo thân Phật là tinh thần tu tập liên tục và tự nhiên tạo ra những suy nghĩ tốt đẹp cho mình cũng như cho người.

Báo thân Phật cũng là tính chất biểu tượng và sự tôn sùng,mà các đệ tử của Đức Phật đã hình dung lại những hình ảnh của Ngài như sau :

Ba mươi hai tướng tốt (Phạn ngữ, dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) :

Lòng bàn chân bằng phẳng.

Bàn chân có bánh xe ngàn cánh.

Ngón tay thon dài.

Gót chân rộng.

Ngón tay ngón chân cong lại.

Tay chân mềm mại.

Sống chân cong lên.

Thân người như con sơn dương.

Tay dài quá gối.

Nam căn ẩn kín.

Thân thể mạnh mẽ.

Thân toả màu vàng ròng, lông tóc xanh biếc.

Lông tóc hình xoáy.

Thân thể vàng rực.

Thân phát ánh sáng.

Da mềm.

Tay vai và đầu tròn.

Hai nách đầy đặn.

Thân người như sư tử.

Thân thẳng.

Vai mạnh mẽ.

Có bốn mươi răng.

Răng đều đặn.

Răng trắng.

Hàm như sư tử.

Nước miếng có chất thơm ngon.

Lưỡi rộng.

Giọng nói như Phạm thiên.

Mắt xanh trong.

Lông mi như bị rừng.

Lông xoáy giữa hai chân mày.

Chóp nổi cao trên đỉnh đầu.

Tám mươi vẻ đẹp (Phạn ngữ aśīty-anuvyañjanāni) trong Phật bản hạnh tập kinh (abhiniṣkramaṇa-sūtra) :

 Móng tay thon dài, mảnh và sáng bóng.

Ngón tay, ngón chân tròn, thon dài, mềm dịu.

Tay chân cân xứng, các ngón khi khép lại thì kín đầy.

Tay chân sáng bóng, tươi hồng.

Gân xương ẩn kín, không lộ ra.

Hai mắt cá chân ẩn kín.

Dáng đi hướng thẳng phía trước, uy nghi khoan thai như rồng chúa, voi chúa.

Dáng đi oai vệ như sư tử chúa.

Dáng đi bình thản như trâu chúa.

Phong thái tiến, dừng thanh nhã, uyển chuyển như ngỗng chúa.

Quay nhìn đều theo bên phải như voi chúa nhấc mình để di chuyển.

Các khớp tay chân đều tròn và đẹp.

Các đốt xương liên kết nhau như rồng cuốn.

Đầu gối tròn đầy.

Chỗ ẩn vân tốt đẹp và thanh tịnh.

Thân và tay chân tươi nhuận, trơn láng, thanh tịnh.

Phong thái đôn hậu, vô uý.

Thân thể tráng kiện.

Thân tướng do như tiên vương, chu táp đoan nghiêm quang tịnh.

Thân tướng như tiên chúa, toàn thân đoan nghiêm sáng sạch.

Có hào quang thường chiếu sáng quanh thân.

Bụng vuông vức, trang nghiêm.

Rốn sâu, xoay về hướng phải.

Rốn đầy, không lõm không lồi.

Da không ghẻ lác.

Bàn tay mềm mại, lòng bàn chân bằng phẳng.

Chỉ tay sâu, dày, rõ rang.

Môi đỏ thắm, sáng và tươi nhuần.

Mặt không dài không ngắn, không lớn không nhỏ, vừa vặn, đoan nghiêm.

Lưỡi mềm, dài, rộng.

Tiếng nói oai hùng, vang xa, trong suốt.

Âm vận hay đẹp như tiếng vang nơi hang sâu.

Mũi cao và thẳng, lỗ mũi kín.

Răng đều đặn, trắng đẹp.

Răng trắng tròn, sáng sạch, bén nhọn.

Mắt trong, lòng đen lòng trắng phân minh.

Mắt dài rộng.

Lông mi đều và dày.

Lông mày dài và mịn.

Lông mày xanh biếc như lưu li.

Lông mày cách xa mắt và cong như trăng lưỡi liềm.

Vành tai rộng, đoá tai dài thòng xuống.

Hai vành tai bằng nhau, không có sai khuyết.

Phong cách uy nghi, khiến người thấy liền sinh kính mến.

Trán rộng, bằng phẳng.

Thân đầy đủ tướng oai nghiêm.

Tóc dài xanh biếc, dày mà không bạc.

Tóc mịn, toả hương thanh khiết.

Tóc ngay ngắn không rối.

Tóc không đứt rụng.

Tóc trơn bóng, bụi không dính.

Thân thể vững chắc đầy đặn.

Thân thể cao lớn đoan chính.

Các huyệt thanh tịnh tròn đẹp.

Sức mạnh thù thắng, không ai sánh bằng.

Thân tướng được mọi người ưa nhìn.

Khuôn mặt như trăng tròn mùa thu.

Vẻ mặt thư thái.

Gương mặt sáng bóng không vết nhăn.

Da sạch không cáu ghét, thường không có mùi hôi.

Các lỗ chân lông thường toả hương thơm.

Diện môn thường toả mùi hương thù thắng.

Tướng tròn đầy tốt đẹp.

Lông trên mình xanh biếc sạch sẽ.

Pháp âm tùy theo đại chúng mà ứng hiện, bình đẳng không sai biệt.

Tướng đỉnh đầu không ai thấy được.

Đường vân của ngón tay, ngón chân phân minh.

Khi đi, hai chân đều cách mặt đất.

Tự giữ gìn, không nhờ người khác hộ vệ.

Uy đức nhiếp phục hết thảy.

Thanh âm nói ra không thấp không cao, vừa sự tiếp thu của chúng sinh.

Tùy theo sự ưa thích của chúng sinh mà thuyết pháp.

Diễn thuyết chính pháp chỉ bằng một âm thanh, tùy các loài chúng sinh nghe đều được giải thoát.

Thuyết pháp theo thứ lớp, tùy nhân duyên.

Quán sát chúng sinh, khen thiện chê ác, nhưng không có tâm yêu ghét.

Trước quan sát kỷ các việc rồi sau mới làm, tuân thủ đúng quy tắc.

Tướng tốt đẹp, chúng sinh không thể nào thấy hết được.

Xương đầu cứng chắc, tròn đầy.

Dung nhan trẻ mãi không già.

Nơi chân tay và trước lồng ngực đều có tướng tốt cát tường hỉ (chữ Vạn 卐) xoay vần.

Trong kinh Kim Cang, chương thứ 13 có một ghi một  câu đối thoại giữa Đức Phật và Tu Bồ  Đề  về  32 tướng  như sau :

Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Có thể nào dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai không?

Kính Thế tôn, không. Không thể dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai. Tại vì sao? Như Lai nói 32 tướng, tức chẳng phải tướng, đó gọi là 32 tướng.

Đức Phật cho thấy rằng các hình tướng nhìn thấy, hay cảm xúc được, tâm tưởng được chỉ là hư vọng và vô thường không thể nào là chân lý (hay là thực chất của vạn vật). Thấy được cả tính không của các hình tướng này và không chấp vào các hình tướng thì thấy được thật tướng.

Báo thân Phật còn gọi là: Báo Phật, Thọ dụng thân, Thọ pháp lạc Phật, Thọ lạc Báo Phật, Thân thật, và Báo thân cũng luôn luôn hiện diện giống như Pháp thân.

Báo thân là sự tự phát sáng của sự giác ngộ, nhờ đó mà các vị Bồ Tát hoàn tất hạnh nguyện của mình và trở nên một vị Phật. Thí dụ như A Di Đà, Vajrasattva, Văn Thù…

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân

Mạng chính của TS Huệ Dân đang thực hiện trong chủ đề Phật học Việt Nam. Tên miền là : phathocvietnam.com

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Liên hệ : tshuedan@yahoo.com

Kính bút

TS Huệ Dân

Web site của TS Huệ Dân thường cập nhật bài trong ngày : http://chua-phuoc-binh.com

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập