Ứng thân Phật trong phạn ngữ

Ứng thân Phật, phạn ngữ gọi là nirmāṇakāya. Thuật ngữ nirmāṇakāya được ghép từ chữ निर्माण nirmāṇa và काय, kāya.
Bảng biến hóa thân từ của nirmāṇakāya ở dạng nam tính :
Nam tính |
Số ít |
Số hai |
Số nhiều |
Chủ cách |
nirmāṇakāyaḥ |
nirmāṇakāyau |
nirmāṇakāyāḥ |
Hô cách |
nirmāṇakāya |
nirmāṇakāyau |
nirmāṇakāyāḥ |
Cách trực bổ |
nirmāṇakāyam |
nirmāṇakāyau |
nirmāṇakāyān |
Cách dụng cụ |
nirmāṇakāyena |
nirmāṇakāyābhyām |
nirmāṇakāyaiḥ |
Cách gián bổ |
nirmāṇakāyāya |
nirmāṇakāyābhyām |
nirmāṇakāyebhyaḥ |
Cách tách ly |
nirmāṇakāyāt |
nirmāṇakāyābhyām |
nirmāṇakāyebhyaḥ |
Cách sở hữu |
nirmāṇakāyasya |
nirmāṇakāyayoḥ |
nirmāṇakāyānām |
Cách vị trí |
nirmāṇakāye |
nirmāṇakāyayoḥ |
nirmāṇakāyeṣu |
निर्माण, nirmāṇa là từ được ghép từ chữ nirmā và thân kép-na. निर्माण, nirmāṇa có những nghĩa được biết như sau : Sự xây dựng, sự giải thích, sự vẽ hình, sự dựng hình, sự sáng tạo, sự sáng tạo, sáng tác tác phẩm, sự thiết lập, sự hình thành, sự tạo thành, sự lập nên, hệ thống tổ chức (xã hội), cơ cấu, sự cấu tạo, sự hợp thành, sự cấu thành, thành phần, bài sáng tác, tác phẩm, sự pha trộn, sự hỗn hợp, tư chất, bản chất, tính, tâm tính.
Bảng biến hóa thân từ của nirmāṇa ở dạng trung tính :
Trung tính |
Số ít |
Số hai |
Số nhiều |
Chủ cách |
nirmāṇam |
nirmāṇe |
nirmāṇāni |
Hô cách |
nirmāṇa |
nirmāṇe |
nirmāṇāni |
Cách trực bổ |
nirmāṇam |
nirmāṇe |
nirmāṇāni |
Cách dụng cụ |
nirmāṇena |
nirmāṇābhyām |
nirmāṇaiḥ |
Cách gián bổ |
nirmāṇāya |
nirmāṇābhyām |
nirmāṇebhyaḥ |
Cách tách ly |
nirmāṇāt |
nirmāṇābhyām |
nirmāṇebhyaḥ |
Cách sở hữu |
nirmāṇasya |
nirmāṇayoḥ |
nirmāṇānām |
Cách vị trí |
nirmāṇe |
nirmāṇayoḥ |
nirmāṇeṣu |
निर्मा, nirmā là động từ thuộc nhóm 3, thân của nó được ghép từ chữ nis và thân kép -mā_1. निर्मा, nirmā có những nghĩa được biết như sau : Đo, đong, lường, đo được, cân nhắc, đắn đo, liệu chừng, xây dựng, kiến thiết, đóng, vẽ, dựng, đẽo thành hình, tạc thành hình, đào luyện, dạy dỗ, tập quen, làm ra, chế tạo, bịa, đặt bày, sáng tạo, tạo ra, gây ra, thiết lập, thành lập, lập, bổ nhiệm, sinh ra, sinh lợi, xuất trình, đưa ra, gây nguyên nhân, xác định, quyết định, khiến cho quyết định, gây dựng, tác thành, chứng minh, xác lập.
निस् , nis là biến cách hay tiền tố ngữ thường thấy như : nir, niś, niṣ, niḥ, và निस् , nis có những nghĩa được biết như sau : Ngoài tầm, ngoài tầm ở trên cao, bên ngoài của cái gì đó, biến mất, mất quyền tư hữu của cái gì đó, không có, phủ định, phủ nhận.
Động từ căn √ मा mā_1 là động từ thuộc nhóm 3. √ मा mā_1 có những nghĩa được biết như sau : Đo, đong, lường, đo được, cân nhắc, đắn đo, liệu chừng, vạch ranh giới, định ranh giới, ấn định phạm vi, đánh dấu, ghi, để dấu lại, để vết lại, làm nổi, biểu lộ, tỏ rõ, so sánh.
Do sự đa dạng trong đường tu của Đức Phật trước kia đã hành, mà người ta đã diễn đạt thuật ngữ Nirmāṇakāya, bằng những ngôn từ khác nhau trong việc học Phật. Nirmāṇakāya trong Kinh Phật Việt Nam, thường thấy những danh từ như : Ứng thân Như lai, Ứng hóa thân, Ứng hoá pháp thân… Ứng thân Phật thường được hiểu như : Hóa thân hay hiện thân của Đức Phật được tạo ra trong thời gian và không gian, để ứng vào căn cơ của chúng sanh bằng nhân cách và tùy thuộc vào căn cơ hoàn cảnh thích hợp với của mỗi người mà giáo hóa.
Ứng thân Phật là sự ứng dụng trí tuệ của Đức Phật, thu đạt từ những cái nhìn có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt, dựa trên nền tảng căn bản đạo đức và trí tuệ, để đáp ứng yêu cầu phát triển với xã hội.
Ứng thân Phật là hiện thân thành tựu đạt được của sự Tỉnh thức hoàn toàn và trí tuệ siêu việt, mà Thái tử Siddhārtha Gautama, một con người, sanh và sống trong nhân gian, đã cố gắng hướng hết tâm trí và khả năng của chính mình, đem ứng dụng vào sự thực hành tu tập trong việc cầu đạo, nhằm giúp cho con người có một cuộc sống an lạc, qua sự tự biết rèn luyện và sống theo giáo pháp của một Bậc đã hoàn toàn Giác ngộ.
Ứng Thân, hay biến hóa thân, là thân của Đức Phật, chuyển hóa theo quá trình trãi qua trong cuộc một đời của một con người, nhưng là một con người biết khắc phục mọi phiền não, bằng sự hàm dưỡng tu tập quán sát nội tại trong thân tâm để vượt qua những trở ngại, mang phẩm chất lợi tha toàn diện và một con người đã biết dựng đứng lại những gì bị quăng bỏ, bị quên lãng, trong khả năng trí giác thẩm thấu thật tánh của các pháp nhân sinh vũ trụ, sẳn có ở mỗi người.
Từ bảy bước chân đi, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất và nói sau khi chào đời của Thái tử Siddhārtha Gautama tại vườn Lâm tỳ ni :
Pali Ý Việt
Aggo ham asmi lokassa Ta là người cao quý nhất thế gian.
Jetto ham asmi lokassa Ta là người giỏi nhất thế gian.
Setto ham asmi lokassa Ta là người kiệt xuất nhất thế gian.
Ayam antimā jāti Đây là lần tái sinh cuối cùng.
Natthi dāni punabbhavo Bây giờ không còn tái sinh!.
Đây là việc nói lên sự Ứng Hiện của bậc đại thánh ở thế gian và đã sanh ra ở thế gian này. Bảy bước chân và mỗi bước có hoa sen đỡ chân cho Thái tử Siddhārtha Gautama lúc vừa đản sanh, là hình ảnh biểu đạt con đường đi đến sự tỉnh thức hoàn toàn, qua bảy quá trình tu tập, được biết sau ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như sau : Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát Thánh đạo.
Mỗi bước chân đi của Đức Phật, là sự làm chuyễn hóa hiện hạnh nguyện : Từ, Bi, Hỷ, Xả, bằng trí tuệ, để đem tình yêu và hạnh phúc đến cho muôn loài.
Aggo ham asmi lokassa Ta là người cao quý nhất thế gian.
Jetto ham asmi lokassa Ta là người giỏi nhất thế gian.
Setto ham asmi lokassa Ta là người kiệt xuất nhất thế gian.
Đây cũng là những hình ảnh, sau này được người ta diễn đạt trong "Hồi ức hay chánh niệm của Đức Phật", để chỉ hành động của lòng sùng kính, tôn thờ, ngợi khen và suy niệm về Ngài qua những danh xưng dưới đây :
"Itipi so Bhagava. Thật vậy, Ðức Thế Tôn có :
Araham : Ứng Cúng
Samma sambuddho : Chánh Biến Tri.
Vijja carana sampanno : Minh Hạnh Túc.
Sugato : Thiện Thệ.
Lokavidu : Thế Gian Giải.
Anuttaro : Vô Thượng Sĩ.
Purisadammasarathi : Ðiều Ngự Trượng Phu .
Sattha devamanussanam : Thiên Nhân Sư.
Buddho : Phật.
Bhagavati : Thế Tôn."
Trong Phạn ngữ, cũng có ghi những danh xưng để tôn kính Ngài như sau :
Tathāgata : Như Lai, là người đã đến như thế hay người đã đến từ cõi Chân như.
Arhat : Ứng Cung, là người đáng được cúng dường, đáng được tôn kính.
Samyak saṃbuddha : Chính Biến Tri hay Tam miệu tam Phật đà, là người hiểu biết đúng tất cả các pháp.
Vidyā caraṇa saṃpanna : Minh Hạnh Túc, là người có đủ trí huệ và đức hạnh.
Sugata : Thiện Thệ, là người đã đi một cách tốt đẹp.
Loka vid : Thế Gian Giải, là người đã thấu hiểu thế giới.
Anuttara puruṣa : Vô Thượng Sĩ, là Đấng tối cao, không ai vượt qua.
Puruṣa damya sārathi : Điều Ngự Đại Trượng Phu, là người đã điều chế được mình và nhân loại.
Deva manuṣyānāṃ śāstṛ : Thiên Nhân Sư, là Bậc thầy của cõi người và cõi trời.
Bhagavān : Phật Thế Tôn, là Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính.
Mười Danh Hiệu Phật trong Thi Ca Việt Nam được Thầy Minh Đức thi hóa :
Như Lai đúng thật không hai
Điểm tâm ứng cúng Như lai chính mình
Chính tri vạn pháp phân minh
Huệ từ đức hạnh quả tình viên dung
Lời nguyền lai động không trung
Thế gian tỉnh thức khắp cùng đẹp thay
Không còn mê ngộ đúng sai
Giữ mình trong sạch ở ngay dương trần
Người đời ghi tạc thượng nhân
Thế tôn giác ngộ chuyên cần noi theo
Ayam antimā jāti Đây là lần tái sinh cuối cùng.
Natthi dāni punabbhavo Bây giờ không còn tái sinh!.
Hai câu này là hình ảnh chân thật hiển nhiên của Đức Phật, trong chu trình : Sanh, Lão, Bịnh, Tử, của một đời người được sinh ra và sống trong vũ trụ này cũng như tất cả vạn vật. Nhưng không phải dùng nó để chỉ bày cái lý không thay đổi.
Hai câu này là hình ảnh nói lên cái nguyên lý chân thật của tất cả pháp và thể hiện cái tánh trường tồn của nó, mà Đức Phật là một con người toàn hảo, một con người có khả năng vô hạn để chứng minh những giá trị của thể tánh thường hằng, không sanh không diệt của vạn pháp và Ngài cũng chính là sự đan kết giữa hiện tượng và bản thể. Đức Phật là một bậc đã giác ngộ như vậy, như thế đó. Phiền não của lúc ban đầu tự chính nó, cũng là sự giác ngộ ở lúc cuối cùng.
Còn tiếp
Kính bút
TS Huệ Dân
- Đức Phật - một bậc Thầy lớn của nhân loại Liên Trí
- Đức Phật độ người gánh phân Thích Nhuận Thạnh
- Tiền thân Đức Phật cắt thịt nuôi cha mẹ HT. Thích Đức Niệm
- Tổ chức đại lễ phật đản, phật lịch 2560 Dạ Thảo
- Thập Hiệu Như Lai Thích Thông Huệ
- Nhân Cách Và Sự Giáo Dục của Đức Phật Thích Hải Tín chuyển ngữ
- Đức Phật, con người vĩ đại Thích Viên Giác
- Phật và Thánh Chúng Cao Hữu Đính
- Con đường tìm chân lý của Ðức Phật Phạm Kim Khánh
- Hạnh hiếu của đức Phật Quảng Tánh
- Liều Thuốc Phật Pháp Dành cho các Thiền Sinh ngã bệnh Được tỳ khưu Thanissaro dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh, Mỹ Thanh dịch sang tiếng Việt
- Đây Là Tình Yêu Của Đức Phật Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Ai đã gặp Phật Thích Ca? Bày tỏ lòng tôn kính tới những nghệ sĩ vô danh Thiện Duyên dịch
- Nẻo Về Của Vầng Trăng Sáng Cư sĩ Liên Hoa
- Trăng tròn tháng Giêng Bình Anson
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)