Ai đã gặp Phật Thích Ca? Bày tỏ lòng tôn kính tới những nghệ sĩ vô danh

Tôi luôn tự hỏi: khi những người Ấn Độ đã cố tạo một bức tượng về Phật Thích Ca, họ bắt chước ai để biểu lộ khuôn mặt và cảm xúc, sau khi mà Phật Thích Ca đã rời nhân thế gần 500 năm?
Vào mùa xuân 1992, tôi tới hang động A-Jiang ở Ấn Độ để xem những bức tượng Phật từ những năm xa xưa. Thật là hồi hộp khi thấy một bức tượng Phật vĩ đại với vẻ thần thánh trang nghiêm cổ kính trong một hang sâu. Quả là hiếm có khi thấy một nghệ sỹ đã tạo ra một bức tượng trang nghiêm mang nhiều nội hàm đến như vậy.
Nào ta hãy cùng nhìn vào đôi bàn tay. Trong bức tượng Phật, với hai bàn tay đối vào nhau trước ngực, ngón cái có lẽ hình thành một vòng tròn với ngón trỏ hoặc ngón giữa. Tư thế này biểu đạt rằng Phật đang nhập vai như một vị sư phụ diễn giảng "Pháp".
Tư thế này cũng ở dạng đang cởi một nút thắt, nhưng ở đây không có một nút thắt thật sự. Nó hình tượng hoá rằng một vị Phật đang giảng giải cho nhân loại làm thế nào để cởi một nút thắt ẩn chứa trong tâm.
Thứ hai, hãy nhìn vào đôi mắt của Phật, chúng khép hờ, nhưng cũng đang nhìn xuống. Nó hàm ý rằng Phật muốn sinh linh hãy một nửa nhìn vào trong và nhìn ra ngoài nửa thời gian còn lại. Khi chúng ta nhìn vào trong, chúng ta có thể tìm thấy một nút thắt phức tạp gây ra bởi nhưng thói quen lâu dài. Nếu chúng ta có chính niệm, chúng ta có thể cởi bỏ phần nào cái nút này. Nếu chúng ta có thể loại bỏ một phần nguyên nhân, chúng ta có lẽ sẽ thu được phần nào tự do và vì thế thay đổi thế giới quan bên ngoài chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta sẽ nhìn vào nhưng biểu cảm và nụ cười ẩn ý trên gương mặt Phật. Khi người ta có thể làm theo những nguyên lý trong tu luyện, nút thắt bên trong sẽ trở nên càng ngày càng nhỏ hơn. Thế nên họ có lẽ sẽ buông bỏ được những chướng ngại hình thành bởi những quan niệm sai lầm. Kết quả là, người ta có thể thoát khỏi một nhà tù tự thân và đắc trí huệ. Do đó, chúng ta có thể đạt được thiện từ hiểu biết, mỉm cười với thế giới bằng sự từ bi, và làm công việc hàng ngày của chúng ta với những từ ngữ điềm đạm và lịch sự.
Nguyên lý này "Nhìn vào trong để cởi bỏ những nút thắt bên trong và nhìn ra ngoài bằng nụ cười" đã được truyền đi thông qua những bức tượng Phật, kinh sách Phật giáo và những nhà sư, và từ Châu Á tới phần còn lại của thế giới.
Là một người yêu Đạo Phật và nghệ thuật, tôi muốn bày tỏ sự tôn kính đặc biệt tới những nghệ sỹ vô danh, những người đã sáng tạo ra những bức tượng Phật này. Thông qua trí huệ và kỹ xảo độc nhất vô nhị, họ đã làm ra những bức tượng mà đã trở thành những tác phẩm kinh điển về nghệ thuật để thắp sáng tâm linh nhân loại.
Thiện Duyên dịch
(Theo Xi, Song, en.secretchina.com)
- Đức Phật - một bậc Thầy lớn của nhân loại Liên Trí
- Đức Phật độ người gánh phân Thích Nhuận Thạnh
- Tiền thân Đức Phật cắt thịt nuôi cha mẹ HT. Thích Đức Niệm
- Tổ chức đại lễ phật đản, phật lịch 2560 Dạ Thảo
- Thập Hiệu Như Lai Thích Thông Huệ
- Nẻo Về Của Vầng Trăng Sáng Cư sĩ Liên Hoa
- Trăng tròn tháng Giêng Bình Anson
- Đức Phật Trong Cái Nhìn Của Các Nhà Khoa Học Giác Đẳng (sưu tầm & chuyển ngữ)
- Vài quan niệm về Đức Phật và Đạo Phật HT. Thích Trí Quảng
- Đức Phật lịch sử và đức Phật tôn giáo Thích Thị Quả
- Đức Phật của chúng ta HT. Thích Minh Châu
- Đức Phật: con người của mọi thời đại TT. Thích Thiện Bảo
- Đời Sống Hằng Ngày Của Đức Phật Hòa Thượng Narada
- Bức thông điệp từ con người của Đức Phật Thích Trí Chơn
- Sự vĩ đại của Đức Phật Thích Viên Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Đời Sống Hằng Ngày Của Đức Phật 09/10/2009 22:14:00 |
![]() |
Sự vĩ đại của Đức Phật 09/10/2009 22:03:00 |
![]() |
Đức Phật Trong Cái Nhìn Của Các Nhà Khoa Học 11/01/2010 10:08:00 |
![]() |
Đức Phật lịch sử và đức Phật tôn giáo 22/10/2009 08:33:00 |
![]() |
Đức Phật của chúng ta 09/10/2009 22:37:00 |
![]() |
Vài quan niệm về Đức Phật và Đạo Phật 22/10/2009 08:42:00 |
![]() |
Đức Phật: con người của mọi thời đại 09/10/2009 22:19:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)