Cảm Nhận Hồn Thơ

Đã đọc: 3632           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Những áng thi của T.K.Thiện Hữu sáng tác, ngoài giá trị văn chương dạt dào thi cảm, còn là những bản Thiền ca tuyệt vời, tràn đầy chất liệu văn hóa Phật Giáo. Chúng có công năng nhẹ nhàng rót sâu vào tâm hồn nhân thế một cách êm đềm, có hiệu lực làm rung động tâm tư đọc giả dung thông thiết tha.

    Vào ngày 14 tháng 4 năm 2007, tôi đã nhận được bản thảo Thi Tập của T.K. Thiện Hữu gởi đến từ Úc Đại Lợi với nhan đề là “MỘT THOÁNG THIÊN THU” và có nhã ý nhờ tôi cho vài cảm nghĩ về thi tập này.

Sau khi đọc xong bản thảo, tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Vì không ngờ giữa thời đại khoa học cơ giới độc tôn hiện nay đang ngự trị loài người, làm đảo điên nền luân lý, đạo đức và làm băng hoại cả tâm linh của con người, lại có thể xuất hiện một nhà tu và cũng là một nhà thơ có tầm nhận thức quán thông sâu sắc như thế. Có thể nói, T.K.Thiện Hữu v?a là một thi sĩ phát tiết ra nhiều ý tưởng phù hợp với nội dung lời Phật dạy, lại có khả năng thi vị hóa tư tưởng vô ngôn Tối Thượng Thừa của Phật Giáo thành những áng thi tuyệt tác, vô cùng linh hoạt sống động, đượm nồng hồn thắm men thơ, ngạt ngào chất liệu hương Thiền.

 

      Những áng thi của T.K.Thiện Hữu sáng tác, ngoài giá trị văn chương dạt dào thi cảm, còn là những bản Thiền ca tuyệt vời, tràn đầy chất liệu văn hóa Phật Giáo. Chúng có công năng nhẹ nhàng rót sâu vào tâm hồn nhân thế một cách êm đềm, có hiệu lực làm rung động tâm tư đọc giả dung thông thiết tha. Ngoài ra, “MỘT THOÁNG THIÊN THU” còn thể hiện trọn vẹn tinh thần “Toàn Chân Hiển Lộ” muôn thuở và tỏa ánh vàng rực rỡ màu sắc Chân Tánh Bồ Đề Viên Dung Diệu Hữu, đồng thời có thể cất cao tiếng hát đạo trong đời đẹp nét đan thanh, đời trong đạo Niết Bàn tại thế:

      “...........................................................

        Vô thường chân tánh không hai

        Viên dung Diệu hữu mở bày thái hư

        ...........................................................

        ...........................................................

        Bồ Đề hỉ lạc viên niên

        Vượt lên Ngũ uẩn của miền Có-Không

        Lặng yên trinh khiết tâm hồng

        Toàn chân hiển lộ hết lòng hát ca!!” (TOÀN CHÂN HIỂN LỘ)

 

      Thơ là biểu tượng cho con người, hồn thơ là biểu tượng cho tình người, ý thơ là biểu tượng cho tâm tư của con người và hiểu được thơ là hiểu được con người. Xuyên qua những áng thi trên, T.K.Thiện Hữu mặc dù là một nhà thơ đa cảm mà đích thực còn là một nhà tu đã nhận ra một cách siêu xuất tuyệt vời nơi bản thể chân tâm bao la mầu nhiệm bất sanh bất diệt, bao trùm cả các cõi Phật trong mười phương và các cõi Phàm trong tam giới, chính là Tâm địa chân như vô sở trụ mà tác giả hội nhập được bản lai diện mục thông qua pháp quán chiếu:

 

      “Em có một chỗ đến đó là nơi vô sở trụ

        Không Phật thánh, tiên hiền, không Bồ tát linh thiêng

        Em có một nơi đi vẫn còn vạn vẻ trinh nguyên

        Vượt ra khỏi ba ngàn kiến giải!!” (TRINH NGUYÊN)

 

      T.K.Thiện Hữu chẳng những hội nhập được bản lai diện mục của Tâm địa chân như vô sở trụ mà còn trực diện được sự giao hợp giữa chân và vọng của đất trời và miền chân không tĩnh lặng của tâm địa chân như. Cùng lúc, Thi sĩ  thấy được Pháp thân mầu nhiệm tuyệt vời của Như Lai chiếu tỏa khắp nơi:

 

        “Có một miền mênh mông băng giá

          Là nơi giao hợp của đất trời

          Có một miền chân không tĩnh lặng

          Pháp thân chiếu diệu mọi nơi

          Tuyệt vời!!” (TUYỆT VỜI)

 

      Tâm địa chân như vô sở trụ theo Thi sĩ, không phải ở đâu xa mà chính ở ngay trong dòng đời ô trược vô thường sanh diệt. Nó là nguồn thể thanh tịnh bản nhiên chân thường bất diệt của tất cả chúng sanh trong ba cõi:

 

       “Cõi trần thế trao nhau lời nhắn nhủ

         Bóng chân như luôn ấp ủ chơn thường” (CÕI TRẦN THẾ)

 

      Sự khác nhau của kẻ giác ngộ và người si mê là giác ngộ được Tâm địa chân như vô sở trụ này. Còn si mê vọng niệm thì xa cách nó diệu vợi muôn trùng. Nhưng với đôi mắt trí tuệ của Thi nhân, tất cả thế giới và chúng sanh trong ba cõi không có vấn đề sanh diệt. Chỉ có vấn đề tác dụng chuyển hóa của bản tâm. Bản tâm tác dụng thì vạn pháp hiện hữu mà bản tâm không tác dụng thì vạn pháp trở về tĩnh lặng hoặc tiếp tục chuyễn hóa với dạn thức khác mà thôi. Cũng không có vấn đề phiền não nhiễm ô hay bồ đề niết bàn thanh tịnh, mà chỉ có vấn đề phân biệt chấp trước sanh ra. Những kẻ còn mê vọng thì cho tất cả phiền não đều là khổ đau cần phải đoạn trư,ø nhưng những người đã tĩnh giác thì cảm nhận được rằng tất cả phiền não đều là bồ đề niết bàn, đúng với câu “Phiền não tức bồ đề, sanh tử tức niết bàn” của Thiền Tông chủ trương. Giá trị tâm linh này được thể hiện rõ trong bài “Trần Sa Diệu Báu”.            

 

         “Ôi bụi cát tỏa hằng sa diệu báu

           Nét u huyền như thánh đạo Tám ngành

           Dù kiếp sống có thăng trầm lấp lánh

           Vẫn diệu kỳ, vẫn diễm tuyệt trời xanh”. (TRẦN SA DIỆU BÁU)                     

 

      Theo Thi sĩ, con người thấy bùn nhơ cho là ô trược tanh hôi, nhưng đối với loài sen thì chính bùn nhơ lại là món cao lương mỹ vị tuyệt vời, nguồn dinh dưỡng vô cùng trọng đại và Phật tánh của loài sen cũng như Phật tánh của loài người đều giống nhau không khác. Luôn hiện hữu tự nhiên trong mọi nơi, không phân biệt dơ sạch hay khen chê ngon dỡ rõ mà luôn “Đậm Đà Dương Thế”:

         “Đóa sen trắng chứa trăm ngàn tánh thể

           Cùng bùn nhơ lớn mạnh ở dương trần

           ...........................................................

           ...........................................................

           Tâm giải thoát chưa một lần cấu nhiễm

           Mượn càn khôn to? nhung gấm tháng ngày

           Mang thương yêu trang trải cõi trần ai

           Vào biển lửa dang ?ơi tay tự tánh”. (ĐẬM ĐÀ DƯƠNG THẾ)

               

      Sở dĩ có đôi nhãn quang sáng ngời, nhìn vạn vật thấy rõ cội nguồn thanh khiết “Mầu Nhiệm” có thể là do Thi sĩ thực hành Thiền Định theo tư tưởng Tào Khê năm nào:

 

        “Tỉnh mộng tam đồ hóa kiếp

          Thường nghiêm mật Tào Khê!!”(BẠN ĐƯỜNG)

 

      Trên đường tu tập, Thi nhân như cố giữ tâm chánh niệm để dứt sạch vô minh, bỏ luôn sự chấp trước Bĩ Thử để sớm thể nhập vào lý đạo diệu huyền ngay tại trần gian này:

 

        “Nơi này chẳng thấy buồn rầu

          Giữ tâm chánh niệm làm câu trau mình

          Nơi này dứt sạch vô minh

          Bỏ luôn Bỉ-Thử, trọn tình núi sông”. (NƠI NÀY)

 

      Nhờ phương pháp thiền định nói trên, T.K.Thiện Hữu đã thấy rõ nguồn cội vô minh và đạt đến đạo lý nguyên sinh mầu nhiệm của vạn hữu vũ trụ:

 

        “Trong định thiền th?y ngu?n c?i vơ minh

          Rồi hiểu rõ duyên sinh mầu nhiệm quá”. (MƯA BỤI CUỘC ĐỜI)

 

Ngay cả đến sự giác ngộ của Thi sĩ đã bày tỏ như sau:

 

         “Ta đã thấy nét diễm kiều yêu dấu

           Của tịch nhiên như lúc mới ban sơ

           Vẫn trinh nguyên không một nét phai mờ

           Và thanh thoát như vần thơ chưa viết!!” (ĐÃ THẤY)

  

      T.K.Thiện Hữu chẳng những thấy được nét tịch nhiên của Tâm địa chân như vô sở trụ trong cõi dương trần đầy loan lổ ảm đạm một màu tang, mà còn nghe được “Tiếng Kinh Vô Tự” trong lời Kinh Hữu Tự đang vừng vang khắp cả hành tinh Ta Bà và “Tiếng Nói Một Loài Hoa” hiện hữu góp mặt giữa cuộc đời biến đổi, giữa đêm trường lạnh giá.

 

      Ngoài ra, Thi sĩ muốn đem chỗ kiến giải của mình về “Thích Ca Tịch Chiếu” viết lên bài Thánh Ca diệu mật, để tỉnh thức quần sanh đang chìm đắm trong vũng bùn tranh danh đạt lợi, trong đảo điên, trong bỉ thử hơn thua, trong hận thù đốt cháy tử sanh ngập lối đường trần:

        “Ta viết mãi bài Thích Ca bất diệt

          Trao cho đời nét diễm tuyệt thiên thần

          Lìa ngã nhân là chấm dứt tham sân

         Xa biên kiến sẽ dự phần giải thoát”. (BÀI THƠ VIẾT MÃI)

      Sẵn ý chí tỉnh thức quần sanh, người thơ quyết tâm phát nguyện dấn thân vào đời theo tinh thần Bồ Tát Hạnh “Đạo cần ta đến, chúng sanh cần ta đi, không nệ gian lao không từ khó nhọc”, với “Hai Tay” dâng lá Bồ Đề, để xóa sạch tất cả phiền não khổ đau sanh tử cho chúng sanh. Thi sĩ tự mình phát nguyện rằng:

 

        “Tôi nằm xuống cho hương hoa diễm lệ

          Dâng cuộc đời những tuyệt thế siêu phàm

          Nắm tay nhau nhặt từng nhánh hương lam

          Cùng dìu dắt về Niết Bàn phổ cúng”. (HƯƠNG HOA DIỄM LỆ)

 

hơn thế nữa:

        “Thênh thang dạo gót Ta Bà

          Tay gom thiên thể làm hoa cúng dường

          Kết thành một nén tâm hương

          Đốt lên sáng cả đoạn trường tử sanh” (VẪN NÉT TRINH THÀNH)

 

hoặc:

        “Rảnh rang dạo gót Ta Bà

          Kết hoa vô thể xây tòa thánh thiêng”. (NỤ THƯỜNG CHÂN)

    

       Những “Bước Chân Hiện Hữu” của T.K.Thiện Hữu có thể khiến cho “trùng dương lặng sóng, giúp cho chân không diệu hữu hiển bày và để cuộc đời mãi giác ngộ tình thương!!” Cho nên “Trên Đường Bụi Cát”, Thi sĩ liền cảm nhận “Nghe sao tịnh lạc trong lòng”, nào “Trần Hồng Chấp Cánh”, nào “Chốn Cũ”, nào “Ta Bà Diệu Thể”, nào “Nhiệm Mầu Mây Trắng”..v..v.... tất cả đối với người thơ  “Vẫn Nét Trinh Nguyên”.

 

      Còn nhiều cánh hoa tư tưởng khác nữa của T.K.Thiện Hữu sáng tác mà ở đây tôi không thể giới thiệu hết được. Những triết lý ẩn tàng trong Thi Tập cũng không có bút mực nào diễn tả được hết ý tình, đồng thời cũng không thể trình bày qua ngôn ngữ đúng chí nguyện của thi nhân. Chỉ khi nào tâm hồn độc giả yêu thơ, rung cảm hòa nhịp với ý thơ, thì lúc đó, giá trị tư tưởng gói gọn trong thi văn sẽ tình tự dạt dào tuông chảy.

Những lời tôi viết trên đây hoàn toàn không có ý bình giảng tư tưởng của thi nhân và cũng không cố tâm viết lời giới thiệu cho thi tập có thêm địa vị trong vườn thơ Thiền Phật giáo. Nơi này, tôi chỉ ghi lại những cảm nghĩ của mình khi đọc xong “MỘT THOÁNG THIÊN THU” và những cảm nghĩ này chưa chắc đúng với ý tứ của thi nhân đã gởi gấm trong Thi Tập. Nhưng, chúng sẽ giúp quý độc giả yêu thơ bước vào thế giới mầu nhiệm ngập lối hồn thi.

Cuối cùng, để thưởng thức giá trị tư tưởng tuyệt vời trong Thi Tập, xin kính mời quý độc giả yêu thơ hãy nhẹ nhàng tự bước vào thi phẩm ngọt ngào thiền vị mà chính thi nhân chân thành trao tặng.

Cẩn bút

 

Tịnh Thất Viên Hạnh tại Hoa Kỳ

Ngày 05-05-2007- Phật Lịch 2551

 

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập