Phật Giáo Nhật Bản đã đánh bại đạo quân truyền giáo như thế nào?

Đã đọc: 7072           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Chùa Nhật

Các khuyết điểm khác trong lòng sùng kính Thánh Kinh của phương Tây cũng làm tổn thương các nỗ lực tại Nhật Bản. Các người truyền giáo bị ảnh hưởng bởi "những lời chỉ trích cao hơn" khi giải thích Kinh Thánh một cách tự do thường thổi một kèn không chắc chắn. Một số nói rằng Đức Phật A Di Đà và Tịnh Độ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng như vậy cũng đúng cho Chúa Giêsu và Thiên đường.

Thay lời giới thiệu (trích wikipedia): Tịnh độ chân tông (zh. 淨土真宗, ja. jōdo-shin-shū) là một nhánh của Tịnh Độ tông tại Nhật do Thân Loan (1173-1262) sáng lập. Tông này đặt cơ sở trên Vô lượng thọ kinh (sa.sukhāvatīvyūha), là kinh với 48 đại nguyện của Phật A-di-đà. Giáo pháp của tông này là chuyên trì tụng danh hiệu A-di-đà, với hi vọng sẽ được tái sinh trong Cực lạc Tịnh độ, nhờ sức cứu độ của Phật. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất trong tông phái này là niềm tin kiên cố nơi Phật A-di-đà.

Tịnh độ chân tông là một giáo phái gồm cư sĩ tại gia. Một đặc trưng quan trọng của tông này là các vị đứng đầu được phép trao quyền cho con. Ngày nay, Chân tông là hệ phái mạnh nhất ở Nhật với hai chi phái: Ōtani và Honganji, đều đặt chùa chính tại Kyoto (kyōto).

(*): Tác giả Marvin Olasky là Tổng biên tập của World Magazine, một tạp chí của các nhà truyền đạo Tin lành bảo thủ (conservative evangelical Protestantism) ở Mỹ.


Thương nhân là Bồ tát

Shosan Suzuki là tác giả của nhiều bài viết chống Kitô giáo trong thế kỷ 17, và  được  nhà sử học kinh tế Shichihei Yamamoto xem là "người sáng lập chủ nghĩa tư bản tại Nhật Bản." Còn hơn sự trùng hợp nữa : Shosan ghét Cơ Đốc giáo và biết rằng các tu sĩ  Phật giáo càng ngày càng tham nhũng nên không thể trở thành trung tâm của một nền văn hóa Nhật Bản hầu có thể đẩy lùi các ý tưởng đến  từ  nước ngoài. Shosan đã đề xuất một giải pháp khác để thay thế: "Làm tất cả các ngành nghề là thực hành Phật Pháp; Thông qua công việc chúng ta có thể thành Phật."

Ông đã tư vấn nhiệt tình cho các thương gia: "Hãy dấn thân vào các hoạt động thế gian ... Hoạt động của các bạn là một bài tập khổ hạnh làm sạch các tạp chất. Hãy thách thức tâm trí và cơ thể bằng cách vượt qua các dãy núi. Hãy rửa sạch trái tim của bạn bằng cách lội qua sông  .... Nếu bạn hiểu rằng cuộc sống này chỉ là một chuyến đi qua một thế giới phù du, và nếu bạn bỏ qua một bên các chấp trước và tham muốn và làm việc chăm chỉ, Trời sẽ bảo vệ bạn, các vị thần sẽ ban ơn cho bạn, và lợi nhuận của bạn sẽ tăng đặc biệt. "


Tịnh độ chân tông

Giáo phái Jodo Shinshu (Tịnh độ chân tông) đặc biệt phát triển với một "giáo đoàn không tu sĩ". Các tu sĩ Tịnh độ tông đã không cạo đầu. Họ mặc quần áo bình thường hầu như mọi lúc, và chỉ  mặc áo choàng  tu sĩ mỗi khi làm lễ. Họ  nhấn mạnh rằng họ chỉ là một phần của "cộng đồng của những người bạn đồng hành" và không phải là những bậc đạo sư. Họ chê bai các nỗ lực để tiến tới Niết bàn thông qua thiền định và ngâm trong nước lạnh hoặc niệm thần chú hằng giờ.

Họ cho rằng thời gian như vậy tốt hơn nếu được sử dụng trong các "nỗ lực bản thân", làm công việc hỗ trợ các tiến bộ kinh tế cho gia đình hay xã hội. Các tín đồ Tịnh độ tông đã giúp đỡ người khác để bày tỏ lòng biết ơn với Đức Phật A Di Đà. Một vị thầy Tịnh độ tông ca ngợi lòng vị tha của thương nhân: "Họ rời nhà vào buổi sáng sớm và trở về muộn vào ban đêm. Họ không tránh được những thời tiết khắc nghiệt cũng như họ không thích những khó khăn và đau khổ.  Họ mặc áo quần bằng bông vải và ăn đồ chay. Họ không dám vứt bỏ một sợi chỉ  hoặc một mảnh giấy. "



 Tượng Phật A Di Đà cao nhất thế giới,
 cao 120 thước ở vùng Ushiku, Tokyo, Nhật Bản 

 Các tu sĩ Tịnh độ tông cũng dạy rằng  thực hành khổ hạnh trong cuộc sống bình thường ít nhất cũng quan trọng bằng bất cứ thành quả nào ở  thiền viện. Với những người lo lắng về việc đi lạc lối bởi không hành thiền định và tụng thần chú, họ nhấn mạnh vẻ đẹp của lao động hàng ngày thực hiện trong chánh niệm. Các Bồ-tát đã ấn tượng bởi sự chuyên cần của một thương gia, Takata Zenemon,  vì " ông đã mang đèn sáp và nón tre  đi vào các huyện miền núi .... Hơn 50 năm ông thực hành tiết kiệm. Nhưng với sự trung thực làm cơ sở, ông đã làm việc mà không ngại chịu khổ cực, và được trả với những ân huệ trên trời. "

Lối suy nghĩ  này đã vượt ra ngoài gíáo phái Tịnh độ tông, và đã đột phá khi Thân Loan (Shinran)  nhấn mạnh rằng các Bồ-tát không quan tâm nếu tên của họ không bao giờ được đề cập đến. Một cuốn sách vào thế kỷ 17, Shimin Nichiyo, trả lời câu hỏi như thế này từ một nghệ nhân: "Tôi bận rộn mỗi phút trong ngày trong nỗ lực kiếm sống. Làm thế nào tôi có thể trở thành một vị Phật?." Các tín đồ Tịnh độ tông trả lời, “Đừng lo lắng, hãy bận rộn. Hãy vui vẻ, đừng bỏ bê công việc buổi sáng và buổi tối. Hãy chăm chỉ làm việc của gia đình.  Đừng đánh bạc. Thay vì dùng nhiều, hãy dùng ít đi..."

Lúc ban đầu các lời dạy như vậy được xem là có ích cho những người không phải là tu sĩ , nhưng vì tham nhũng trong Phật giáo càng tăng lên, hoạt động thế tục bắt đầu được xem như là công đức bằng nhau với các hoạt động tu hành, và cuối cùng là  xứng đáng hơn. Ishida Baigan vào đầu thế kỷ 18 cho rằng địa vị của thương  nhân không đứng thấp trong xã hội mà là cao, vì họ có ích cho xã hội nhiều hơn so với các tu sĩ hay võ sĩ đạo (samurai). Vào cuối thế kỷ 18 Hosoi Heishu đã giảng khắp Nhật Bản về cách mà mọi người trong công việc hàng ngày có thể hiển thị các nghiệp lành và công đức tốt đẹp của sự khiêm tốn, siêng năng, và tính tiết kiệm.

Các tín đồ Tịnh độ tông và những người khác đã cung cấp cho Nhật Bản một phiên bản của Phật giáo về cái "đạo đức Tin lành". Đầu tiên, họ nói rằng nhiệm vụ bên ngoài phạm vi tôn giáo đã đóng góp xứng đáng vào việc tạo ra hòa hợp. Kinh doanh là tôn giáo, một cuốn sách của Tịnh độ tông đã tuyên bố: "Việc kinh doanh của thương nhân và của các nghệ nhân là vì lợi ích của người khác. Vì làm lợi cho những người khác tức là họ được quyền làm lợi cho chính mình ... Tinh thần làm lợi người khác là tinh thần Bồ-tát. Có một tinh thần Bồ-tát và cứu tất cả chúng sinh, điều này được gọi là những hành động Bồ-tát .... Bí mật của công việc của các thương nhân và nghệ nhân nằm trong việc  gây niềm tin thông qua những việc làm Bồ-tát."

Vào năm 1853 khi bị Mỹ buộc phải mở cửa cho thương mại và văn hóa phương Tây, Nhật Bản đã sẵn sàng để cạnh tranh. Nakamura Masanao đã dịch một cuốn sách thông thường tiếng Anh thuộc loại tự  giúp đở, mang tên “Chuyện các người đạt được mục tiêu của họ ở các nước phương Tây”. Cuốn sách đã bán chạy lâu năm ở Nhật Bản, nơi mà cảnh báo về nhàn rỗi và những lời hô hào cố gắng liên tục rất phù hợp với lòng mong muốn thành đạt.

Các giáo phái Tin Lành vào Nhật Bản

Nhiều người truyền giáo, chủ yếu là Tin lành, đến Nhật để mở cửa trở lại vào cuối thế kỷ 19 và sống ở "khu định cư người nước ngoài" tại Nagasaki và các thành phố khác. Ngày nay, điểm thu hút du lịch  lớn thứ hai của Nagasaki , sau chổ nổ quả bom nguyên tử  và viện bảo tàng, là  khu Glover Garden, nơi  có một số "ngôi nhà kỳ lạ kiểu phương Tây" được xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Khách du lịch nhìn chăm vào màn cửa đã bị mờ và đồ nội thất như chúng ta xem đoạn video của đống đổ nát dưới nước của tàu Titanic. Khung cảnh thật là lạnh và không có sự sống, và đó có thể là cách Thiên Chúa giáo thường xuất hiện.

Có lẽ trong thế kỷ 19 vụ truyền giáo thành công lớn nhất là những nỗ lực của thuyền trưởng Leroy Janes, một sĩ quan thời Nội Chiến (Civil War) đã đến Nhật Bản theo yêu cầu của Tokyo để giúp nâng cấp quân đội của Nhật. Ban ngày ông hướng dẫn quân sự nhưng vào buổi tối ông đã nói về Chúa Kitô và có 35 sinh viên giỏi nhất của ông, dẫu biết họ sẽ phải đối mặt với khủng bố, đã ký tên vào một tuyên bố can đảm. Tuyên bố của họ viết, "Trong khi nghiên cứu Kitô giáo chúng tôi đã được giác ngộ và đánh thức. Càng. nghiên cứu, chúng tôi càng đầy nhiệt tình và niềm vui. Hơn nữa, chúng tôi đặc biệt mong muốn đức tin này có thể được công bố trong toàn thể đế quốc".  Các sinh viên đồng ý rằng mục tiêu của họ là, "không quan tâm đến đời sống của chúng tôi mà để phổ biến sự công bằng và vô tư của giáo lý này".

Chính phủ Nhật nhanh chóng sa thải Janes, nhưng các học trò của ông đã trở thành các nhà lãnh đạo của Kitô giáo tại Nhật Bản và đứng vững khi các người Nhật  chống Kitô  yêu cầu các quan chức "Hãy diệt tà giáo và xiển dương chánh đạo".  Cuốn sách “Chuyện Nagasaki” ( Tales of Nagasaki) gọi  các tín đồ Kitô là quân phiến loạn bởi vì họ xem Thiên Chúa là "Hoàng tử vĩ đại và người Cha vĩ đại," và như  vậy nghĩa là Hoàng đế Nhật chỉ được xem là "hoàng tử bé và người cha nhỏ". Chúa Kitô, cuốn sách đã tuyên bố, "đã đánh lừa các tầng lớp thấp không biết gì, làm cho họ theo ông ta cho đến khi quỷ kế ác độc của ông để giết người lãnh đạo của đất nước và chiếm giữ đất nước cùng nhân dân bị phát hiện, ông đã chết bằng cách bị đóng đinh.  Ông ta là thú vật phản bội bậc nhất ".

Cuốn sách cũng buộc tội các tín đồ Kitô vì cho rằng "các người bất hiếu và không trung thành nhất có thể ở chổ cao nhất trên Thiên đường nếu họ chỉ cần tìn yêu Chúa Trời". Đó thực sự là sự thật, và Phật giáo đã sử dụng bất kỳ mấu chốt nào có thể đạt được vì phải chiến đấu cho cuộc sống còn của mình ở Nhật Bản khi phải chống lại hai mối đe dọa: chú trọng về Thần đạo (Shinto) mà  các nhà lãnh đạo  chính trị Nhật Bản thông qua vào năm 1868, và các cuộc họp hồi sinh mà các tín đồ Kitô tổ chức thường xuyên. Người Nhật thường phân định chặt chẽ giữa uchisoto (bên trong và bên ngoài, những người thuộc nhóm và những người không), và những người theo Kinh Thánh đã phải đối mặt với những xa lánh dành cho những người bị cho là ở ngoài.

Các tín đồ Kitô như nhà truyền giáo M.L. Gordon đã phê bình mạnh mẽ Phật giáo, và đặc biệt là giáo phái  "mạnh mẽ, phổ biến và tiến bộ nhất" Tịnh độ tông. Gordon kết luận rằng nó rất khác biệt với Phật giáo nguyên thủy . "Shakya [Thích Ca Phật] cũng dạy giáo lý về Niết Bàn, đó là thực sự tuyệt diệt", ông viết. "Những người Phật tử  này chỉ cho tín đồ cỏi Tịnh độ ở phương Tây, với vô lượng  niềm vui cho mắt, tai, hương vị, và các giác quan khác. Liệu đây có phải là một sự khác biệt không thể dung hoà không?"

Phản ứng của các giới Phật tử

Các Phật tử đã phản biện bằng nhiều hình thức cao và thấp. Một nhà truyền giáo vào năm 1875 đã viết rằng các tín đồ Kitô phải đối mặt với trở ngại lớn nhất không phải là các chỉ trích của người Nhật  mà là "các điều phản bác được  nhập khẩu từ vùng đất Kitô giáo", khi  các Phật tử lưu hành các sách của Charles Darwin và các nhà khoa học khác  và các tài liệu này  "đã giam giữ Kitô giáo". Nhật Bản đang nhấn mạnh phát triển khoa học và công nghệ , và các Phật tử đã lên án sự  vô lý nổi tiếng của Kitô giáo. Trong khi tiến hành cuộc chiến trí tuệ, vài Phật tử còn thuê côn đồ để phá vỡ các hoạt động truyền giáo.

Các khuyết điểm khác trong lòng sùng kính Thánh Kinh của phương Tây cũng làm tổn thương các nỗ lực tại Nhật Bản. Các  người truyền giáo bị ảnh hưởng bởi "những lời chỉ trích cao hơn" khi giải thích Kinh Thánh một cách tự do thường thổi một kèn không chắc chắn. Một số nói rằng Đức Phật A Di Đà và Tịnh Độ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng như vậy cũng đúng cho Chúa Giêsu và Thiên đường. Các người truyền giáo đó chắc chắn đã không làm cho những ý tưởng Kitô đáng để  hy sinh tánh mạng. Nếu Chúa Kitô đã không sống và chết và sống lại, Thánh Phaolô sẽ là một trong số những người nói với người Nhật rằng không đáng sống và có thể chết cho Kitô giáo.  Mục sư  David Busk, đại diện Nhà thờ Chúa   Ba Ngôi tại Nagasaki, nói rằng những người tiền nhiệm của ông vào cuối thế kỷ 19 là "tu sĩ trong áo khoác màu đen. Họ rất trang nghiêm. Họ không phải là những thánh tử đạo."

Trong nửa sau của thế kỷ kế tiếp Kitô giáo tại Nhật Bản đã tiến hành theo tuyến đường được thành lập vào năm 1890. Có lẽ 1 phần trăm  người Nhật Bản đã cải đạo theo Kitô. Charles Eliot ghi nhận trong cuốn sách của ông về Phật Giáo Nhật Bản vào năm 1935  rằng "các tín đồ của A Di Đà ở Nhật Bản rất nhiều, giàu có và tiến bộ, nhưng sự thờ phụng này có nên được gọi là Phật giáo không? Nó đã vượt qua Phật giáo, điều này không thể nghi ngờ gì nữa: tất cả các giai đoạn trừ các giai đoạn đầu tiên  là hoàn toàn rõ ràng, nhưng với một quá trình phát triển dẫn đến việc chuyển đổi hoàn toàn như vậy,  ai còn có thể gọi đó là giáo lý của Gotama và giáo lý của Thân Loan? Cho đến nay như tôi biết, hiện tượng này chưa từng xảy ra trong lịch sử của các tôn giáo. "

Trong thập niên 1920 và thập niên 1930, Nhật Bản từng bước loại bỏ các quyền tự do tôn giáo đã được ban hành vào những năm 1860, và các nhà thờ Tin lành hiếm khi phản đối. Khi chính quyền kêu gọi tham gia các lễ ở đền thờ Thần đạo như là một "biểu hiện của lòng trung thành của người dân ", các nhóm Kitô giáo thường tuân thủ. Luật điều hành các tổ chức tôn giáo (Shukyo dantai ho) năm 1939 đã cho phép  chính phủ Nhật Bản quyền giải tán các tôn giáo mà giáo lý mâu thuẫn với “chính đạo của Hoàng triều ".  Khi chính phủ Nhật Bản áp đặt  sự hình thành của Kirisuto Nihon Kyodan (Giáo Hội Thống Nhất  Kitô tại Nhật Bản), một gíáo hội gồm 34 giáo phái Tin Lành, một vài nhà thờ đã không hợp tác, nhưng phần lớn chấp nhận lệnh mới.

Nhiều nhà thờ đã nhảy múa xung quanh các câu hỏi của quan chức chính phủ: Làm thế nào Thiên Chúa mà các người nói là Đấng Tạo Hóa của tất cả đã tạo ra Hoàng đế, khi Ngài là một vị thần linh? Vương quốc của Thiên Chúa sẽ thay thế quyền của Hoàng đế? Hoàng đế là một tội nhân? Năm 1942  chính phủ đã bắt giữ 42 mục sư Pentecostal và buộc tội họ  đã giảng dạy  quyền tuyệt đối  của Chúa Kitô sau khi Chúa trở lại. Sau Thế chiến II, nhiều nhà thờ đã xin lỗi về tội đồng lõa của họ, nhưng cơ hội để làm chứng đã mất đi. Một số nhà truyền giáo đã đến với các lực lượng chiếm đóng của Mỹ sau chiến tranh, nhưng đạo Kitô vẫn là đức tin có lẽ chỉ có một phần trăm (1%) người Nhật Bản.


Minh Kiến dịch và bổ túc

Tháng 5/ 2011

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.33

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập