Có nên ca hát không?

Trong các phòng thảo luận Phật giáo của Paltalk (www.paltalk.com), thỉnh thoảng thấy có các tranh luận về vấn đề ca hát của hàng tu sĩ lẫn cư sĩ. Xin có vài dòng góp ý dưới đây.
1) Cư sĩ tại gia
Đối với người cư sĩ tại gia nguyện giữ 5 giới căn bản, ca hát không là vấn đề. Đức Phật không ngăn cấm người cư sĩ ca hát, sử dụng âm nhạc. Điều quan trọng là gìn giữ tâm ý, không để lôi cuốn, loạn động bởi âm thanh qua bài ca, tiếng hát, nhạc điệu. Âm nhạc và ca hát – đối với hàng cư sĩ – nếu biết sử dụng khéo léo, đúng thời, đúng mục đích, là một phương tiện truyền thông tốt trong các sinh hoạt Phật giáo.
Tuy nhiên, nếu người cư sĩ nguyện giữ 8 giới (bát quan trai giới) – thông thường trong các khóa thiền hay những ngày bố-tát tịnh tu – không ca hát là điều giới thứ 7 cần phải tuân giữ:
– Trong đêm nay và ngày nay, ta nguyện sống tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang (Tăng chi bộ, chương Tám pháp).
2) Sa-di, sa-di-ni xuất gia
Không ca hát là giới thứ 7 trong 10 giới căn bản của hàng sa-di, sa-di-ni:
– Ðệ tử thực hành giới tránh múa, hát, nhạc, kịch (Tiểu bộ, Tiểu tụng).
3) Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni xuất gia
Riêng giới không múa hát, thổi kèn, đàn, xem múa hát, nghe đàn kèn tuy không ghi rõ trong giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa nhưng có ghi trong các điều liên quan đến tội Tác ác (dukkata) [*], thuộc Tiểu phẩm (Chương V), của Luật tạng. Duyên sự như sau (dựa theo bản Việt dịch của Tỳ-khưu Indacanda):
... Một lần nọ, tại thành Rājagaha (Vương xá) có lễ hội ở trên đỉnh núi. Các tỳ-khưu nhóm Lục sư (lục quần tỳ-khưu) đã đi xem lễ hội ở trên đỉnh núi. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
– Tại sao các sa-môn Thích tử lại đi xem vũ, ca, luôn cả tấu nhạc, giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ-khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ-khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, đến trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Ngài khiển trách nhóm Lục sư ấy, rồi bảo các tỳ-khưu rằng:
– Này các tỳ-khưu, không nên đi xem vũ, ca, hoặc tấu nhạc; vị nào đi thì phạm tội dukkata (tác ác). [*]
––––––––––
[*] Theo Gs Rhys Davids (Vinaya Texts – bản dịch Anh ngữ Luật tạng), "dukkata" dịch là "wrong doing" (làm xấu, tác ác) là những lỗi nhẹ, chỉ cần tự sám hối là đủ.
4) Ngâm nga theo âm điệu ca hát
Ngay cả đến việc ngâm nga các bài kệ, bài pháp với các âm điệu trầm bổng du dương cũng bị Đức Phật khiển trách và ngăn cấm. Một lần nọ, các tỳ-khưu nhóm Lục sư ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
– Các sa-môn Thích tử này ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài giống y như chúng ta ca hát vậy.
Các tỳ-khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ-khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, đến trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Ngài khiển trách nhóm Lục sư ấy, rồi bảo các tỳ-khưu rằng:
– Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài:
- bản thân vị ấy bị say đắm trong âm điệu,
- khiến cho những kẻ khác cũng bị ảnh hưởng say đắm trong âm điệu,
- hàng cư sĩ tại gia phàn nàn, chê cười vị ấy,
- trong khi ra sức thể hiện âm điệu, thiền định của vị ấy bị phân tán,
- điều cuối cùng là vị ấy khiến dân chúng thực hành theo đường lối sai trái.
Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkata (tác ác) – (Luật tạng, Tiểu phẩm).
- Hòa âm cùng thiên lý độc hành Tâm Nhiên
- Hãy nương tựa vào bản thân, tạo nhân duyên tốt Việt Văn
- Suy nghĩ từ hồi âm nhận lỗi qua tiểu phẩm “Tuổi Trẻ Cười” của báo Tuổi Trẻ Nguyễn Đức Sinh
- BÀI TRẢ LỜI – Mộc Trầm (Thích Đạo Quang) Ngộ Trí Viên
- Hải Tuệ: "Đã rơi rụng ngôn ngữ trên bàn phím" như thế nào ? Nguyệt Quang
- Thiền là đưa thân tâm về với nhau Pháp Đăng, Tuyệt Sơn dịch Việt
- Câu chuyện về Barlaam và Joasaph hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôn giáo Hoang Phong
- Kết thúc của "Tây Du Ký", sự chống lại đạo đức Thích Nhật Từ
- Phỏng Vấn Nhanh Hòa Thượng: Thích Giác Quang Hiền Huy Hòa Hiệp
- Khoa học trong kinh Thánh Trần Chung Ngọc
- Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt? An Chi (Theo antg.cand.com.vn)
- Thanh Hải Vô Thượng sư - Sự thật về một tà đạo Đức Huy
- Tài liệu về "Liên đoàn Thanh niên PGVN lâm thời" Admin
- Đôi lời với tác Giả Lưu Phong và Ban biên tập báo An Ninh thế giới cuối tháng về bài viết “Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan” * Trúc Trần – Quảng Lâm
- Hôn nhân khác tôn giáo Trần Trọng Việt
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Lý thuyết và thực tế (2008)
- Phật pháp vấn đáp (2020)
- Phật pháp vấn đáp (2020)
- Giới thiệu Đạo Phật (2007)
- An bình tĩnh lặng (2005)
- Thương yêu là thông cảm (2005)
- Bốn bài thiền tập căn bản (2020)
- Căn bản Phật giáo (2020)
- Về quả vị Dự Lưu (2021) Trích lục kinh điển Pali
- Về quả vị Dự Lưu (2021) Tuyển tập các bài viết
Được quan tâm nhất

![]() |
Thanh Hải Vô Thượng sư - Sự thật về một tà đạo 18/08/2010 09:48:00 |
![]() |
Hôn nhân khác tôn giáo 06/05/2010 02:12:00 |
![]() |
Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt? 01/10/2010 07:55:00 |
![]() |
Khoa học trong kinh Thánh 09/10/2010 07:14:00 |
Tài liệu về "Liên đoàn Thanh niên PGVN lâm thời" 10/07/2010 03:18:00 |

1.- Các tác phẩm âm nhạc con người là kết tinh những tình cảm, suy tư, nghệ thuật đẹp của con người, dù vui hay buồn. Vì vậy khi ca hát ta có thể thể hiện và thấy đồng cảm với nhiều người và ta thấy yêu đời hơn. Cứ hỏi những người thích âm nhạc họ đều thấy nghệ thuật này đem cho ta niềm yêu đời, giải trí và thư giãn. Cứ xem như mỗi tác phẩm âm nhạc là các đóa hoa cho cuộc sống khiến con người yêu cái Chân-Thiện-Mỹ.
2.- Là Phật tử khi ca hát nên có thái độ Vô Ngã và Quán Nghiệp: Vô Ngã là các tác phẩm nói lên ý đẹp, hướng Thiện, không có thực, vì thế nên ta không được chấp Ngã. Một bài hát mà mỗi người hát cảm nhận khác nhau, thể hiện khác nhau vì mỗi người có nghiệp khác nhau. Suy cho cùng giống như Phật Pháp, tuy chỉ là một mà có hàng ngàn pháp tu tuy theo Duyên và Nghiệp.
Tôi có ông anh thứ` mười ,,ở gấn chùa ,mà hể gần chùa thì "KÊU PHÂT BẰNG ANH " và phần lớn ,theo tự anh nhận xét rút ra từ thực nghiệm gia dình anh là phần lớn những gia đình ở gấn chùa ít khi có lòng tín hướng như người ở xa ,dễ có những lời nói và hành động mà một người Phật tử thực thụ không dám dùng đến ..
Các Chùa cũng nên lưu ý đến thành phần này .Nên "TùY THUẬn" họ cho êm .
di muoi ba noi them, tua de la hat nhac ma noi tung kinh. theo di muoi ba nghi. ca hat cua nguoi cu si thi tot chu sao, mien ca nhung bai hat yeu doi, ca nhung bai hat ma tinh than, doi song cua ho duoc thang hoa thi khuyen khich. con tu si thi khong nen hat neu co hat thi hat nhung bai hat mang dam tinh chat thien thi tot chu co sao dau.tung kinh thi ok, vi nghe tung kinh con hon nghe nguoi ta chui nhau.
-----------------------------------------
Tin tuc
Tin Giao duc
Mình có người quen, phàn nàn là tui niêm phật mà con dâu không cho, hàng xóm "mắng vốn". Thực ra người chưa đúng là người niệm phật làm phiền chung quanh. Đâu phải ai cũng may mắn xếp được giờ niệm phật trong khi người khác đang làm việc, làm việc nhà? Cho nên nếu mình may mắn hiểu đạo có giờ tu đạo, cũng nên vì chúng sinh chung quanh một chút. Tu niệm thế nào hiệu quả mà không quấy động người chung quanh. Như thế mới là tu.
Phật giáo vốn dạy vô thường. Mình có cơ duyên lo tu lo trau luyện thân tâm, Lạm dụng tôn chỉ nhà Phật để xét nét nhau, để nói xấu nhau, để làm phiền nhau. Quả là không được hay lắm. Có lẽ kinh tế của người tu không khó khăn như người xưa? tư hữu nhiều của cải, nên giờ tu còn lại rãnh rang, lo đi xét nét chê trách nhau chăng? Phàm phu mà ăn bữa trước lo bữa sau, họ không cãi vã. Còn người dư ăn dư mặc, rãnh rỗi, hay đi gây sự? Giống nhau chăng?
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)