Từ một clip suy nghĩ về nền văn hóa

Đã đọc: 2887           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Những ngày qua, trên các trang mạng internet cũng như thông tin đại chúng đã đưa tin về clip "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh ... Bao cao su" đã gây không ít những bức xúc cho cư dân mạng và những tổ chức cũng như cá nhân trong xã hội. Vậy chúng ta suy nghĩ gì về vấn đề này???

Tôi có thể nói rằng rất tiếc. Vì sao? Nền giáo dục nước ta đã đi đến một bờ vực thẳm, ấy vậy mà những người làm giáo dục lại làm ngơ trước những ý tưởng ấu trỉ và phi đạo đức như thế. Đối với con người, cái gọi là tri thức là sự hiểu biết rõ ràng mọi sự vật hiện tượng đã và đang diễn tiến trong đời sống của loài người nói chung và từng cá nhân nói riêng. Con người ai cũng muốn mình trở thành một mẫu thức của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, một thế hệ được cho là tiềm năng của xã hội. Bên cạnh đó, người làm công tác giáo dục là chất xúc tác cho hệ thống tư tưởng để giúp ích cuộc đời. Nhưng..........

Thông qua clip "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh ... Bao Cao Su" của nhóm sinh viên Học viện báo chí và Tuyên truyền dàn dựng được trao giải vào đầu tháng 2 - 2012 là một clip không mang một nét văn hóa cơ bản, nếu là người có học thức, chắc chắn người ta sẽ thấy đâu là cái vô văn hóa đó. Ở đây, tôi xin đưa ra một vài vấn đề để cho chúng ta thấy rằng sự thờ ơ về nền giáo dục học đường nó mang một hệ quả như thế nào?

Thứ nhất: Vấn đề bảo vệ sức khỏe sinh sản là một vấn đề cần được quan tâm ở giới trẻ hiện nay, nghĩa là các nhà chức trách phải làm sao tuyên truyền các kiến thức cơ bản trong vấn đề quan hệ tình dục và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Nếu không có kiến thức thì con người sẽ trở thành vật nô lệ cho sự ham muốn tồi tệ nhất và trở thành đại nạn. Chính vì vậy mà người làm công tác giáo dục cũng như tuyên truyền phải là những người có tư chất đạo đức và phải là những người gương mẫu trong xã hội, điều này không phải là một yêu cầu quá cao. Đừng để thế hệ trẻ phải vấp phải những tai nạn tư tưởng, đừng để thế hệ trẻ phải sống mà làm nô lệ cho sự ham muốn bất chấp hậu quả.

Thứ hai: Đất nước của chúng ta là một đất nước mang nhiều nền văn hóa khác nhau được xây dựng trên một nền tảng nhất định, có nghĩa là một đất nước ảnh hưởng nhiều nền văn hóa đặc thù để giáo dục con người trở thành hữu ích. Dân tộc ta tự hào rằng: "Đất nước Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm văn hiến" cho thấy rằng từ Tổ tiên ông bà chúng ta sống trong một đất nước có bề dày lịch sử vĩ đại như thế, cho chúng ta những giá trị tư tưởng như thế, dạy cho chúng ta cách học hỏi - ứng xử như thế. Vậy mà chỉ hơn một phút thiếu suy nghĩ đã đưa đến một hậu quả chưa từng thấy ở một thế hệ được cho là hấp thụ nền văn hóa nước Việt. Điều này các nhà làm giáo dục đã nhìn thấy chưa? Hay vẫn bàng quan với những việc làm thiếu ý thức của nhóm sinh viên thực hiện clip này?

Thứ ba: Vấn đề văn hóa đi kèm với Tín ngưỡng tôn giáo, là một cách thức nuôi dưỡng đời sống tâm linh nhằm hóa giải mọi khổ đau của cuộc đời. Bởi vì đời sống tâm linh giúp cho con người vượt thoát những trói buộc tư tưởng mà con người luôn gánh chịu. Cho nên, Tôn Giáo cần được bảo vệ và nuôi dưỡng. Thế thì tại sao những ngày qua dư luận đã lên tiếng cho vấn đề này rất nhiều mà những người làm văn hóa là thờ ơ một cách lãnh cảm đến như thế? Như vậy, nền văn hóa nước ta phải chăng đang đặt trước nguy cơ bị phá sản? Xin hãy tư duy kỹ càng xem!!!

Trở lại vấn đề clip: "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... Bao Cao Su" của nhóm sinh viên trên thực hiện, cho chúng ta thấy rằng thế hệ trẻ đã đi quá xa với thực tế về văn hóa giáo dục và sự nhận thức về giá trị đạo đức của Tôn giáo mà những người làm công tác giáo dục và những cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm. Tôi không phải là người học cao hiểu rộng, nhưng cái tối thiểu tôi nhận thức được là cái giá trị của cuộc sống cho tôi thấy thế nào là cơ bản của đạo đức. Xã hội ngày nay đã và đang xảy ra quá nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức và văn hóa, điều này đã báo động đỏ cho cả một thế hệ. Chúng ta không thể làm ngơ khi mà mỗi chúng ta đều phải ý thức về trách nhiệm của chính mình trước khi hành động một vấn đề gì.

Thế hệ trẻ là một tiềm năng tương lai gánh vác mọi trọng trách cho cá nhân và xã hội, nếu không được giáo dục đúng mức, chắc chắn sẽ là một mối nguy hại cho đất nước Việt Nam nói riêng và xã hội loài người nói chung. Điều chính yếu ở đây là những người có trách nhiệm phải thấy được những khuyết điểm mang tính hủy diệt văn hóa đạo đức chứ không phải là cái nhìn hời hợt và vội vàng đánh giá hình thức, nếu như vậy thì không xứng đáng làm giáo dục - văn hóa và lãnh đạo.

Đất nước Việt Nam đã và đang trên đà phát triển và phát triển rất mạnh về mọi mặt, đồng thời lãnh đạo nhà nước VN cũng rất ưu ái và tạo điều kiện cho Tín ngưỡng Tôn Giáo phát triển. Điều đó chứng tỏ rằng nhà nước ý thức được tầm quan trọng của văn hóa Tôn Giáo, đây là một điểm sáng cho đất nước chúng ta đang sống. Văn hóa Tôn Giáo đã gieo rắt vào lòng nhân sinh cái nhìn trong sáng và thánh thiện cải tạo mọi khía cạnh tiêu cực trong đời sống con người. Chúng ta phải biết tôn trọng ít nhất là cho cá nhân chúng ta, cho dù bất cứ một tôn giáo nào ra đời chăng nữa thì giáo nghĩa ấy nhằm giúp con người xóa đi những cái xấu xa mà chính họ là những tác nhân cũng như nạn nhân của những cái xấu xa ấy. Nếu một đất nước không có nền văn hóa thì liệu đất nước ấy có tồn tại hay không? Chúng ta phải đặt một dấu hỏi cho sự sinh tồn của một đất nước nói chung và mỗi cá nhân nói riêng cho vấn vấn đề nhận thức, chứ chúng ta đừng lấy cái lợi ích trước mắt che lấp đi những lỗ hổng của tâm hồn. Đó là những gì cần thiết nhất mà mỗi chúng ta là một phần trách nhiệm.

Hãy sống và làm cho xứng đáng những gì chúng ta có, hãy làm và chịu trách nhiệm với những gì đang diễn ra đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta nói chung và những nhà tổ chức cuộc thi cho dự án “Friendly condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) nói riêng. Đừng để một thế hệ tương lai quây đầu làm ngơ với nền văn hóa của Dân Tộc.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập