Sống khổ : Thiên tai, Sóng thần Nhật Bản

Đã đọc: 5150           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 11-03-2011, một trận động đất lớn 9.0 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi phía đông bắc Nhật Bản, 30 phút sau, một đợt sóng thần khổng lồ cao từ 7-14m quét vào bờ biển phía đông Nhật Bản, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất là thành phố Sendai, các tỉnh Miyagi, Fukushima, Iwate, Ibaraki.

Video

Cảnh tượng sóng thần tràn vào Nhật Bản nhìn từ xa

Sóng thần Nhật Bản ùa vào một cảng nhỏ (port town)

Sóng thần cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, gây ra các đám cháy vì chập điện. Người ta không thể thống kê đầy đủ con số người chết và mất tích, bởi vì có những gia đình đã chết hết, không ai còn sống để khai báo người mất tích, xác người chết cũng không thể tìm thấy đầy đủ vì một số bị cuốn trôi ra biển. Đến ngày 26-03-2011, số người chết và mất tích thống kê được (chắc chắn là không đầy đủ vì các lý do đã nêu) đã vượt con số 27.000 (theo đài NHK). Có 17600 tòa nhà và nhà dân bị phá hủy hoàn toàn.

Bản tin NHK ngày 26-03-2011

Ngoài khổ nạn động đất và sóng thần, người dân Nhật còn phải chịu nỗi khổ phóng xạ nguyên tử do nhà máy điện nguyên tử Fukushima Số 1 (Daiichi) gồm 6 lò (tổ máy), tổng công suất 4680MW, bị hư hại nặng vì sóng thần, nhiều lò phát nổ và cháy khiến phóng xạ nguyên tử bị rò rỉ ra môi trường, thấm vào đất, nước, biển, không khí, đe dọa sức khỏe con người. Phóng xạ lan tới Tokyo cách đó 250km, khiến nước máy cũng bị nhiễm, tuy nhiên còn ở mức thấp.

Nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi với 6 tổ máy trước khi bị sóng thần tàn phá

Thiệt hại vật chất, ước tính sơ bộ, trước mắt, chưa tính ảnh hưởng về lâu dài, khoảng 300 tỉ USD, khoảng nửa triệu người bị mất nhà cửa, 197.000 người đang sống trong các trại tị nạn.

Đó là hiện tướng của tai họa, thế còn nguyên nhân thì sao ?

Theo khoa học, động đất xảy ra do sự dịch chuyển tại các vết nứt gãy của khối địa tầng, vết nứt gãy Nhật Bản dài đến 450km, dịch chuyển về phía nam đến 30m gây ra trận động đất khủng khiếp 9.0 độ Richter, sóng thần cao từ 7-14m đập mạnh vào bờ, tàn phá bờ biển phía đông Nhật bản. Một lực cực lớn đẩy cả lãnh thổ Nhật Bản xê dịch từ 2,4 đến 4m về phía đông, thật khó tưởng tượng, đó là nguyên nhân trực tiếp của động đất.

Nhưng theo Phật pháp, đó chưa phải là nguyên nhân rốt ráo. Quan điểm này thể hiện rõ ràng trong câu chuyện phướn động hay gió động. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh (quyển kinh do thị giả Pháp Hải của Lục Tổ Thiền Tông Trung Quốc, Huệ Năng 638-713 Công nguyên, ghi chép hành trạng của vị đại sư này) có chép chuyện Phướn động: Khi Huệ Năng ra đến chùa Pháp Tánh tại Quảng Châu gặp Ấn Tông Pháp Sư đang giảng Kinh Niết Bàn, lúc ấy có gió thổi, lá phướn trước chùa lay động. Một sư nói: Gió động. Một sư khác cãi: Phướn động. Hai sư cãi mãi không ai chịu nhường ai. Huệ Năng bước đến nói: Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, ấy là tâm của các ông động  (“不是风动,不是幡动,仁者心动” bất thị phong động, bất thị phan động, nhân giả tâm động)

Đây là câu nói rất nổi tiếng của Huệ Năng mà những người có nghiên cứu Thiền ít ai không biết, song có thực sự hiểu không thì không dám chắc. Thông thường, theo giải thích của khoa học, không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi áp suất thấp tạo ra gió, gió làm cho lá phướn lay động, đó là điều quá thông thường, quá hiển nhiên, quá hợp lý, ai cũng biết. Vì vậy câu nói của Huệ Năng trở nên khó hiểu. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào màn hình vi tính, nơi có hình lá cờ bay phất phới trong gió thì sẽ hiểu ngay ý nghĩa sâu xa câu nói của Huệ Năng. Không phải gió động, cũng không phải lá cờ tự lay động, lá cờ bay trong gió chỉ là hình ảnh, hiện tượng mà ta nhìn thấy, nhưng không phải sự thật, sự thật là chính con chip dao động với tần số hàng tỉ hertz tạo ra mọi hiện tượng trên màn hình vi tính. Con chip trong máy vi tính có thể tượng trưng cho tâm của ta. Theo thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo thì thế giới mà ta đang sống cũng huyễn ảo như thế giới tin học, nhưng cao cấp hơn nhiều.

Tại sao có các khối địa tầng bị đứt gãy ? tại sao vỏ trái đất giống như chiếc bè đang nổi bềnh bồng bên trên khối dung nham nóng chảy đỏ rực, sôi sùng sục bên trong vỏ trái đất ? Trong tình trạng như thế thì động đất, núi lửa thỉnh thoảng xảy ra là điều tất nhiên, dễ hiểu. Chúng ta đang sống trên chiếc bè mong manh trôi trên biển lửa, mà nước của biển lửa đó là dung nham, tức là đá bị nóng chảy sôi sùng sục. Có nghĩa là ta đang sống thường trực trong hiểm nguy. Nhưng tại sao lại có hoàn cảnh như vậy ? Rồi chúng ta phải hỏi tiếp, quả địa cầu do đâu mà có ? Các nhà khoa học trả lời rằng quả địa cầu là một mảnh vỡ của mặt trời xuất hiện cách nay 4,5 tỉ năm. Hỏi: Mặt trời và thái dương hệ từ đâu ra ? Đáp : Từ vụ nổ Big Bang tạo lập vũ trụ xảy ra cách nay 13,7 tỉ năm. Vũ trụ ban sơ chỉ là một hạt cực vi có đường kính 10-33cm sau khi bùng nổ thì lớn dần và đến nay vẫn còn tiếp tục nở lớn, bán kính hiện nay của vũ trụ là 13,7 tỉ quang niên. Vụ nổ Big Bang làm phát sinh không gian và thời gian, trong quá trình nở lớn đó thì các hạt vật chất như quark, electron, proton, neutron, neutrino… hình thành, kế tiếp là nguyên tử của các nguyên tố, rồi chất hữu cơ, sau đó là sinh vật, con người, vạn vật, hiện hữu tại quả địa cầu nhỏ bé thuộc Thái dương hệ này bao gồm 8 hành tinh, mặt trời ở trung tâm, thứ tự từ gần đến xa mặt trời là Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Trái đất (Earth), Hỏa tinh (Mars), Mộc tinh (Jupiter), Thổ tinh (Saturn), Thiên vương tinh (Uranus) và Hải vương tinh (Nepturn_Diêm vương tinh Pluto đã bị giáng cấp làm thiên thạch).

Hỏi tiếp, hạt cực vi khởi nguyên của vũ trụ từ đâu mà có ? Đáp, vũ trụ sau quá trình trương nở thì đến quá trình co rút, nó cứ co rút mãi cho tới khi chỉ còn là hạt cực vi đường kính 10-33cm độ dài không gian cực nhỏ này gọi là bức tường Planck, không thể vượt qua được, đến mức đó thì nó phải nổ để hình thành vũ trụ mới. Bức tường Planck còn được đo bằng một đại lượng khác là thời gian, thời gian của bức tường Planck là 10-44 giây. Bên kia bức tường Planck là Không, không có không gian, không có thời gian, không có gì cả. Một chu kỳ tuần hoàn vũ trụ từ lúc nổ cho tới lúc trở về hạt cực vi là 84 tỉ năm.

Như thế ta thấy các nhà khoa học cũng đi đến khái niệm luân hồi, một chu kỳ tuần hoàn vũ trụ chẳng phải là một đại kiếp sao ? một chu kỳ của một hành tinh như Trái Đất của chúng ta, từ lúc xuất hiện tới lúc diệt vong chẳng phải là một trung kiếp sao ? chu kỳ đời sống của một chúng sinh như con người, con vật, con côn trùng…chẳng phải là một tiểu kiếp sao ? Đã là vòng tròn luân hồi thì không có điểm bắt đầu, cũng không có điểm kết thúc, hay nói cách khác là không có thời gian, nghĩa là không có trước sau, không có quá khứ, hiện tại, vị lai gì cả . Như vậy chẳng phải chỉ bên kia bức tường Planck mới không có thời gian, mà bên này bức tường cũng không có thời gian hay có mà là ảo chứ không phải thực. Rồi hiện rối lượng tử (quantum entanglement- xem bài A Di Đà Phật là ai ) chứng thực rằng cả không gian, số lượng cũng chỉ là ảo, không có thực. Ảo tức là không có thực, chỉ là tưởng tượng, hiện tượng chỉ có trong tâm thức, giống như người say ma túy thấy những cảnh giới kỳ ảo, thực ra chỉ là tưởng tượng. Chính vì lẽ đó Phật giáo nói Vạn pháp duy thức (tất cả sự vật chỉ là tâm thức).

Tâm có năng lượng vô biên (thật ra Tâm là Không, năng lượng cũng chỉ là ảo), Tâm tạo ra vũ trụ vạn vật. Quả địa cầu không phải tự nhiên mà có, Tâm tạo ra big bang, các thiên hà, dải Ngân hà, Thái dương hệ, Mặt trời, Trái đất và Con người cùng với các loại chúng sinh khác. (Thật ra Tam giới cũng chỉ là ảo) Tất cả đều là duy tâm sở tạo. Tất cả đều dựa trên cơ sở vô minh, vô minh là cơ chế tạo ra vũ trụ vạn vật từ chỗ không có gì cả, tới chỗ có tất cả, đó là ý nghĩa của thuyết Thập nhị nhân duyên của Phật giáo (xem Thập nhị nhân duyên và Liễu nghĩa của Ba cây chụm lại nên hòn núi cao)

Vậy các vết đứt gãy địa tầng gần quần đảo Nhật Bản là nguyên nhân trực tiếp của tai họa động đất và sóng thần, nhưng nguyên nhân sâu xa là cộng nghiệp của dân tộc Nhật Bản. Tâm tạo ra quả địa cầu, tạo ra khối dung nham nóng chảy sôi sùng sục, tạo ra các vết đứt gãy địa tầng. Tâm tạo ra cơ chế để thi hành luật nhân quả. Mà Tâm là ai ? Tâm chẳng phải một cũng chẳng phải nhiều (vì vậy gọi là bất nhị) nhưng tất cả chúng sinh đều chung một Tâm ấy. Ngộ được cái Tâm ấy là kiến tánh thành Phật (tức giác ngộ, thoát khỏi luân hồi sinh tử). Các kinh điển Phật giáo đều là ngón tay chỉ mặt trăng (mặt trăng tượng trưng cho bản tâm của mỗi chúng sinh)

Động đất và sóng thần không phải là do các vết đứt gãy địa tầng (đó chỉ là biểu hiện bên ngoài) mà chính là do Tâm hay cộng nghiệp của cư dân, như lời Huệ Năng nói “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, ấy là tâm của các ông động” Nghiệp là không thể sửa đổi nên chỉ có cách là chấp nhận trả nghiệp, tuy nhiên khi hiểu được nguyên nhân đích thực của tai họa thì sẽ biết cách phòng trừ trong tương lai tức là không tạo ra nghiệp mới. Nếu đông người cùng tu Bát chánh đạo, ăn chay, trì giới, bớt các nghiệp ác, làm nhiều nghiệp thiện thì cũng có thể khiến cho các vết nứt địa tầng ổn định, không gây ra các cơn địa chấn mới, nếu có cũng nhẹ hơn, ít gây thiệt hại hơn. Các nhà khoa học rất khó tin việc này, nhưng trong cơn sóng thần vừa qua, có những sự kiện rất khó tin mà đã xảy ra. Thí dụ có em bé 4 tháng tuổi ở thị trấn Ishinomaki phía bắc Sendai, đã bị sóng thần cuốn trôi, nhưng 3 ngày sau, người ta tìm thấy em vẫn sống và không bị thương tích gì, gia đình của em cũng an toàn. Phật giáo nói rằng trong cộng nghiệp có biệt nghiệp. Gia đình em bé tuy có cộng nghiệp là cùng bị sóng thần, trong khi người chung quanh chết như rạ, thì gia đình em vì có biệt nghiệp nhân lành nên sóng thần không làm hại em.

Động đất và sóng thần không phải là do các vết đứt gãy địa tầng (đó chỉ là biểu hiện bên ngoài) mà chính là do Tâm hay cộng nghiệp của cư dân, như lời Huệ Năng nói “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, ấy là tâm của các ông động” Nghiệp là không thể sửa đổi nên chỉ có cách là chấp nhận trả nghiệp, tuy nhiên khi hiểu được nguyên nhân đích thực của tai họa thì sẽ biết cách phòng trừ trong tương lai tức là không tạo ra nghiệp mới. Nếu đông người cùng tu Bát chánh đạo, ăn chay, trì giới, bớt các nghiệp ác, làm nhiều nghiệp thiện thì cũng có thể khiến cho các vết nứt địa tầng ổn định, không gây ra các cơn địa chấn mới, nếu có cũng nhẹ hơn, ít gây thiệt hại hơn. Các nhà khoa học rất khó tin việc này, nhưng trong cơn sóng thần vừa qua, có những sự kiện rất khó tin mà đã xảy ra. Thí dụ có em bé 4 tháng tuổi ở thị trấn Ishinomaki phía bắc Sendai, đã bị sóng thần cuốn trôi, nhưng 3 ngày sau, người ta tìm thấy em vẫn sống và không bị thương tích gì, gia đình của em cũng an toàn. Phật giáo nói rằng trong cộng nghiệp có biệt nghiệp. Gia đình em bé tuy có cộng nghiệp là cùng bị sóng thần, trong khi người chung quanh chết như rạ, thì gia đình em vì có biệt nghiệp nhân lành nên sóng thần không làm hại em.

Bé gái 4 tháng tuổi được binh sĩ cứu

Bé gái 4 tháng tuổi được binh sĩ cứu       

Đối với thế gian, Phật giáo có cái nhìn rất khác thường, hoàn toàn không thể tin nổi, chẳng hạn nói vạn pháp duy tâm sở tạo, nói chúng ta đang nằm mơ giữa ban ngày. Nhưng các nhà khoa học hàng đầu thế giới như Albert Einstein, Niels Bohr, Heisenberg, Von Neumann, Max Planck, Eugene Wigner, Stephen Hawking, Thomas Samuel Kuhn…thì hiểu được phần nào.

Chúng ta hãy tích cực đóng góp để cứu trợ nhân dân Nhật Bản qua cơn khốn đốn, nhưng tai họa cũng là dịp để suy nghĩ lại : Điện hạt nhân là con dao 2 lưỡi, lợi lớn nhưng hại cũng khôn lường. Thế giới ta đang sống là chiếc bè bềnh bồng trên biển lửa, không có gì chắc chắn, tai họa bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Tâm mới đích thực là nguồn gốc của mọi hiện tượng.

Truyền Bình

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập