Nói chút về văn hoá Huế qua chương trình 'Hành lý tình yêu'

Đã đọc: 1154           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Có nhiều cơ hội và duyên để chúng ta, người Huế chung tay viết lại về trang văn hoá dân gian và làm sống lại văn hoá phi vật thể tại Cố Đô Huế và viết vào chương sách bất di bất dịch về Văn hoá chung cho cả nước Việt Nam.

Có lẽ, về lĩnh vực này, vừa là sở trường yêu thích của tôi và vừa là niềm tự hào chung của những người yêu Huế. Nó luôn nằm một góc sâu trong từng mỗi con người được trưởng thành trên đất Cố Đô Huế. Và có lẽ càng nói về “Văn hoá” văn hóa truyền thống là càng thấy thất lễ với người Xưa. Vì Văn Hoá đó, Đạo đức đó, Nghi lễ đó là thuộc về một “Nước Cổ Xưa” xưa ơi là xưa... rất xưa....
 
Ngày nay, con người chúng ta chỉ biết thừa hưởng và giữ gìn... hoặc “dời đô văn hoá”. Dời đô để hội nhập, dời đô để đi vay mượn văn hoá ngoại lai, dời đô để sống sang chảnh hơn, nếu như văn hoá ấy, không còn có thể phát triển thành hiện đại... hay làm kinh tế đi xuống hoặc văn hoá đó quá già nua. Nhưng một khi văn hoá ấy đang làm nền móng lưu giữ luân thường đạo lý của Dân tộc, đạo đức tiếp nối và nét đẹp trường cửu trong mắt bạn bè nhân văn quốc tế.
 
Các nền văn hoá quốc tế đang về theo học, thưởng lãm, bồi đắp, dựng lại, tái hiện... thì không có lý gì để người “dân gốc văn hoá” lại lơ là, đánh đố và biến thành trò chơi trong choáng váng.
 
Mặc dù xuất thân từ văn hoá miền quê nhưng năm lên mười, tôi đã có cơ duyên tiếp cận “văn hoá Cố đô”, “ Văn hoá cung đình”. Không chỉ tiếp xúc, lắng nghe qua lời kể, hay đi tham học về gốc rễ văn hoá với các bô lão cao niên xứ Thần Kinh. Mà còn hơn thế nữa, tôi phải tự bỏ thời gian cần mẫn ra để tự khám phá, tự nghiên cứu, tự đi thực địa về những di chỉ về văn hoá đang tồn tại trên “thửa đất mười ba đời vua” (1802- 1945). Văn hóa Huế chỉ với 143 năm thôi là ta có thể kính lễ và dành một đời học tập về nó.
 
Văn hoá Nội Đô Huế mới không tam sao thất bổn, dị tục. Vì văn hoá ấy, còn là văn hoá của thời vàng son. Được tư duy, bứt phá, công đình, ghi chép, lưu giữ, bảo tồn trong văn chương, thơ phú, bích hoạ, công nhận và nối dõi tổ tông.
 
Thời gian tầm tuổi cấp hai, cấp ba tôi vừa học nội điển, vừa học ngoại điển và phải vừa học các lớp kế thừa văn hoá ngay ngai vàng và lăng miếu của các vị vua, vị chúa, tới tận các căn nhà xưa của các các hoàng hậu, công chúa và quan lại cận thần của nhiều đời vua để tường tận biết về một kỳ nở hoa về văn hoá Thần kinh, sau cánh cổng Cửa cấm thành Ngọ môn.
 
Văn hoá Huế thật đa dạng, phong Phú và cổ kín, sâu sắc. 
 
Những cái nào tầm thường thì người dân có thể hưởng lại và cái nào thuộc truyền thống thì các gia trang, hoàng tộc, từ đường mới có thể theo luật văn hoá truyền thống để thi thiết cử hành.
 

Món ăn, chào hỏi, cỗ lễ, áo dài, nón lá, cưới hỏi, con cái, nhà cửa v.v... vẫn chưa lọt vào cung cách văn hoá truyền thống mà mới chỉ là tập tục, phong tục, nét xưa man mán mà bất cứ vùng miền nào cũng đang có tương tự.

 

 

Thầy Pháp Bảo và vị giáo sư, hai người con gốc Huế cùng hàn huyên

 
Văn hoá Huế, hay còn gọi là văn hoá Cung đình cũng phải áp dụng thiết luật và sớ luật, sắc lệnh...
 
Nên muốn tái hiện lại các cảm xúc văn hoá, dựng lại những di thảo văn hoá thì các nhà chuyên môn Huế Học cũng phải chăm chỉ dựa theo luật lệ vua ban, chúa đề... để bày biện và tổ chức.
 
Nên việc trang điểm bản thân, cách sống, ăn bận, cưới hỏi, cúng kỵ, sinh nở, thượng hạ, linh đình đám chay, đi hầu... không phải văn hoá thiết yếu mà mới chỉ được gọi là nhu cầu, “tục lệ văn hoá”.
 
Tục lệ thì có thể xoá bỏ, có thể thay đổi, có thể lên án v.v...( trong đó có sự kỳ thị... trọng nam khinh nữ, con ruột con ghẻ, mất thời gian và làm hơi lố với văn hoá Huế gốc xưa”).
 
Có nhiều cơ hội và duyên để chúng ta, người Huế chung tay viết lại về trang văn hoá dân gian và làm sống lại văn hoá phi vật thể tại Cố Đô Huế và viết vào chương sách bất di bất dịch về Văn hoá chung cho cả nước Việt Nam.
 
Các nhà giáo, các nhà đạo diễn, MC và biên soạn kịch bản cũng cần trao dồi nhiều hơn về văn hoá của mỗi bản địa khi có dự án nhân văn, làm về văn hoá thì càng cẩn thận hơn về cách hành xử, ngôn ngữ và hình thể cay cú, bất ngờ, vô tư non nớt xem nhẹ.... khán thính giả, truyền hình và có yếu tố “vượt mặt”?
 
Tuy là người Việt Nam, chung máu đỏ da vàng nhưng khi dân tỉnh lẻ chê rau Đà Lạt nhập ở Trung Quốc. Từ bản năng, gương mặt thấy khó chịu liền?
 
Văn hoá Huế cực kỳ khó tính vì nó là sự kết tinh của Văn hoá Pháp, văn hoá Nhật, có cả văn hoá Thăng Long (Hà Nội), pha nét văn hóa Chăm. Cả ba Nền Văn Hoá trên đã nói lên được tính kỳ công, đậm chín bản sắc. Như có thể gọi Văn Hoá Huế là “văn hoá kiềng ba chân” . Thế đứng trong lòng Dân học là sự vững, bền, sâu. Trong đó là có sự giáo dục học tinh tế, tinh hoa đạo đức và giá trị kinh tế vô thời gian.
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập