Người “gieo mầm Phật pháp”ở Nam Cát Tiên

Nam Cát Tiên là xã miền núi thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai,nằm trên trục đường chính vào rừng Quốc gia Cát Tiên. Thành lập năm 1988, tiền thân từ Lâm trường 600. Đa số nhân khẩu ở đây là người Bắc di cư vào xây dựng vùng kinh tế mới. Do đó, tâm linh là một nhu cầu luôn tồn tại trong cuộc sống của người dân, bởi hình tượng Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát trên tay nâng bình tịnh thủy và tiếng chuông chùa, vốn dĩ đã khắc sâu vào tiềm thức họ, một niềm tin mãnh liệt hướng về Phật pháp.
Dưới sự dẫn dắt, hướng đạo của Đại đức Thích Pháp Cần. Ngôi Già lam đầu tiên của xã Nam Cát Tiênchính thức được khai mở, và có quyết định công nhận cơ sở tôn giáo vào năm 1998với tên hiệu “Niệm Phật đường Hồng Trung Sơn”, tọa lạc tại Ấp 2. Khi đó, chánh điện là căn nhà mái ngói 3 gian, không vách chắn, nằm sáttriền đồi. Con đườngđất nhỏ dẫn vào còn lầy lội, hai bên là ruộng lúa nước đan xen các thửa vườn điều. Rừng cây tre, nứa của Lâm trường 600 tiếp giáp phía sau, xa xatrước mặt thấp thoángvài nóc nhà dân. Khuôn viên Chùa rất ít cây trái sinh trưởng vì chất đất nhiễm phèn. Đến với Hồng Trung Sơn,duy nhất thấy đượcmột sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng; đó là không khí trong lành, tĩnh lặng, hợp chốn thiền môn.
Dừng chân du hóa
Năm 2007, sau khi nhận 02 học vị tiến sĩ Phật học và Triết học Phật giáo tại Đại học Delhi, Ấn Độ;sư cô Thích nữ Hằng Liên - Tỳ kheo ni thuộc hệ phái Ni giới Khất sĩ, có tâm nguyện trở về đất nước phục vụ chúng sinh, hoằng dương Phật pháp và Tân Phú là nơi sư cô muốn dừng chân. Được sự giúp đỡ của Thượng tọa Thích Pháp Cần (hiện nay Sư là Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Tân Phú), ban Hộ tự Niệm Phật đường Hồng Trung Sơn đã thỉnh nguyện Sư cô về trụ trì.
Vui thì vui đó, song không tránh khỏi sự hoài nghi, bởi Sư cô tu học 14 năm liền ở nước ngoài, sao lại chọn vùng hoang vu này để hành đạo? Xưa kia, các tăng sĩ đã từng gieo duyên nơi đây,nhưng rồi không một ai ở lại Bản tự này. Huống chi sư cô là phận nữ, vócdáng ngườinhỏ bé, lẽ nào hòa nhập đượcvới những điều hiện tiền đang rất lạ lẫm từ nếp sống, sinh hoạt đến phong tục người dânở giữa sơn dã này?
Nghĩ đến Niệm Phật đường Hồng Trung Sơn (Chùa Hồng Trung Sơn hoặc Hồng Trung Sơn Tự), hẳn ai cũng nhớ về một thuở, rắn rết thi nhau kéo tới trú ngụ trên mái nhà,đôi lúc rơi xuống chỗ phật tử ngồi tụng kinh, có khi chúng trườnvào phòng nghỉ, nằm mọi ngóc ngách và thậm chíngay cả thời sư cô tọa thiền nó cũng bò loanh quanh. Nên Hồng Trung Sơn Tự còn được người bản địa gọilà “Chùa rắn”. Thế rồi, nhiều trận mưa rừng khiến cột kèokẽo kẹt đong đưa. Như có lần tiễn khách ghé thăm,tiểuni trong Chùa đã thốt lên:
“Hồng Trung Sơn Tự, Hồng Trung Sơn
Bốn bề trống hoắc gió từng cơn
Cột kèo mối mọt nhăm rỗng tuyếch,
Người về có nhớ Hồng Trung Sơn!”
Khi mặt trời khuất núi, thứ ánh sáng xa xỉ ngoài ngọn đèn dầu là lúc có ánh trăng. Tiếng kêu, hú gọi của côn trùng, thú dữ,nghe nhưdàn giao hưởng đồng vọng rừng thiêng.Sớm sớm, nhóm trẻ ngoài ấp qua lại, tiếng cười hồn nhiên của chúng, dường như tăng thêm sức mạnh, vì mục đích tối thượng “Hoằng dương Chánh pháp”,rạng ngời trên gương mặt thánh thiện nơi sư cô.Và rồi, ngôi Gìa lambắt đầu ấm áp trở lại, mùi hương trầm lan tỏa, hòa theo lời kinh, tiếng mõ hàng ngày. Đạo tràng trang nghiêm, thanh tịnh,lắng đọng từng lời giáo huấn; với pháp thoại nhẹ nhàng, truyền cảm như khai mở vạn vật hồi sinh. Vị thầy đãtận tình chỉ bảophật tử học một số biến kinh,bằng cách đọc cho nhau nghe những buổi làm chung trên nương rẫy hoặc dưới ruộng đồng. Người biết chữ, biết kinh dạy người không biết chữ, chưa biết kinh; mỗi ngày dăm câu và cứ thế, ngày qua tháng lại,họ đã thông thuộc một số bài kinh phổ biến.
Vạn sự khởi đầu nan
Đầu năm 2008, âu cũng là duyên,sư cô Hằng Liên có Quyết định bổ nhiệm trụ trì Niệm Phật đường Hồng Trung Sơn. Cái ngày vui này, hẳn hằn sâu trong tâm trí mỗi bà con Nam Cát Tiên nói riêng và bá tánh nói chung. Bởi, khán đài, bài trí trang trọng từ ngày hôm trước;đến 4 giờ sáng hôm sau, cơn giông bất chợt ập tới, lễ đài đổ sập xuống nền đất. Vậy mà, chỉ ngay sau khi cơn mưa tạnh,bà con Phật tử trong toàn xã đã đến phụ giúp nhà chùa. Mỗi người mỗi việc, trong 03 giờ đồng hồ, tất cả được trang hoàng trở lại và kịp giờ khai mạc đã định. Đây quả là một kỳ tích, ai ai cũng nhớ,rất nhớ nỗi bi ai nhưng làniềm vui lớn laocủa ngày trọng đại này.
Pháp khí không thể thiếu của một ngôi chùa là Đại Hồng Chung. Với sự hỗ trợ của bá tánh, chiếc chuông đồng có trọng lượng 5,4 tấn đã được đúc thành công. Hàng ngày, sư cô thỉnh nguyện hai thời sớm, chiều đều đặn. Âm hưởng này trở nên thân thuộc, dường như nó tồn tại trong đời sống của người dân và len theo cả bước chân của con em gia đình phật tử vào giảng đường đại học.
Kế tiếp, nhằm tôn tạo biểu tượng tâm linh Phật giáo để nhân dân có nơi an trú, gột rửa thân tâm hướng tới thiện lành. Được sự cho phép của chính quyền, sự hỗ trợ của các mạnh thường quân và tín đồ, phật tử; nhà chùa đã xây dựng một thánh Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trước Chánh điện, tọa trên hồ sen với chiều cao 9m, chân đế 2m, xung quanh chân đế là hình lục giác có đường kính 6m và hướng đi ra bằng 04 cây cầu. Phía trước Thánh tượng là khoảng sân rộng nối liền đường đất sinh lầy, nayđược bê tông hóakéo dài khoảng 600m đến đường giao thông liên xã. Chia đều hai bên là khoảng đất rộng, mớiphủmột lớp đất màu chuyên chở từ vùng khác về để cải tạo đất trồng hoa và cây cảnh. Song song với trục đường chính dẫn vào Thánh tượng là hai dãy hìnhtượng 18 vị bồ tát Quán Âm trong tư thế an tọa; trên cóbóng cây, dưới là con đường nhỏ bê tông ghép đá cuội rất thuận tiện cho phật tử vào chiêm bái và kinh hành, niệm phật. Chếch về phía sau tay trái Thánh tượng khoảng 200m là hình tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn có chiều dài 6m, rộng 3m cùng với dãy tượng Thập đại đệ tử.
Hiện nay, tuy chưa xây dựng được ngôi chánh điện. Song, sư cô đã gây dựng được một Đạo tràng đủ mạnh để hoằng truyền giáo lý Như Lai, thu hút thập phương bá tánh biết đến miền vùng núi xa xôi này; và họ đã cùng chung tay kiến tạo, dựng xây trai đường và phòng thiền; mỗi nơi có sức chứa hàng trăm người. Các căn phòng đơn sơ liên tiếp hình thành, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho thiền sinh thay vì trước kia phải căng lều, ở bạt. Hệ thống đường thoát nước bao quanh chùa được cải tạo, nâng cấp; kiên cố hóa bờ kè bằng bê tông cốt thép phần nào đã hạn chế được lưu lượng dòng chảy, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn; đồng thời chống sói mòn, lở đất đối với những điểm có nguy cơ phá hủy đến cơ sở hạ tầng của chùa. Công trình xây lắp đường dây điện ba pha dài hơn 500 m cũng vừa hoàn thành, cùng với trang thiết bị tiện nghi đảm bảo điều kiện tốt cho thiền sinh tu tập cả hai mùa mưa, nắng.
Phục hồi sức sống nhờ Thiền Tuệ (Vipassana)
Đến nay, bất cứ ai từng biết, từng nghe đến tên sư cô Hằng Liên một thời gian khó đều không ngớt lời thán phục bởi kỳ diệu hiếm có. Đó là, vàocuối năm 2008, nhân ngày đi tham dự lễ Bổ nhiệm Trụ trì chùa Bửu Tân trong huyện, Sư cô bị tai nạn giao thông. Một thời gian dài điều trị tại thành phố nhưng không khỏi nên sư cô trở về chùa tịnh dưỡng. Với ý chí kiên cường, quyết tâm chống chọi bệnh tật; Sư cô đã hành trì thiền định để vượt qua vô thường chi phối, kết hợp với quá trình tu tập nhiều năm tại đất nước Ấn. Sau vài tháng duy trì luyện tập, sức khỏe của sư cô đã dần hồi phục và trở lại bình thường. Đây quả là sự màu nhiệm vi diệu của Thiền tuệ trong chánh pháp đã đến với Sư cônói riêng và niềm hân hoan đến với đại chúng nói chung.
Chính từ hiệu ứng tích cực này, một số phật tử có ước nguyện muốn học thiền. Vì thế,sư cô Hằng Liên đã truyền dạy bằng tất cả tâm huyết và kinh nghiệm của mình cho bất cứ ai có niềm tin vào Chánh pháp. Ban đầu chỉ là một nhóm người tham dự trong mười ngày miên mật theo thời khóa thiền Tứ niệm xứ (Vipassana), cứ hai tháng sư cô tổ chức một lần ngay tại Hồng Trung Sơn. Hiện nay, do nhiều người có nhu cầu tu học nên khóa thiền được tổ chức hàng tháng. Thiền sinh là những người Việt Nam sống ở các vùng miền; không phân biệt tôn giáo hay không tôn giáo, họ đã tự lần tìm về đây sở cầu tu học; mỗi khóa tu có trên dưới 100 người tham dự.
Gieo mầm phật pháp
Thuở đầu khai sơn chỉ có một mình, đến nay sư cô Hằng Liên đã có khoảng 20 đệ tử; tu tập theo nghi lễ Ni giới Khất sĩ trực thuộc Tổ đình Ngọc Phương tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời khóa hàng ngày là tu thiền và tụng kinh vào các buổi tối, gồm Ni chúng và phật tử tham dự. Trong tháng có hai buổi cúng hội, giảng pháp vào mồng một và ngày rằm. Hàng năm tổ chức pháp hội Đàn tràng Đà la ni vào tháng giêng và tháng tám; mỗi đợt 08 ngày; đồng thời phát quà cho dân chúng sau khi hoàn mãn. Có lẽ đến gần ngàn người tham dự vào các ngày lễ lớn như tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), lễ Phật đản và lễ Vu Lan (rằm tháng 7).
Mặc dù, sư cô bận rộn với nhiều công việc: Giảng dạy ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; tham gia công tác hoằng pháp cho các chùa, tịnh xá trong và ngoài hệ phái;hàng tháng mở lớp dạy thiền với một khóa 10 ngày; ngoài ra Sư cô còn là Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Nam Cát Tiên; rồi mùa An cư Kiết hạtrùng vớimùa hè của học sinh,… Nhưng sư cô vẫn dành thời gian tổ chức cho các em thanh thiếu niênmột Trại hè vui chơi bổ ích, học Phật pháp và thực hành thiềnvới thời gian 04 hoặc 10 ngày, tùy theo lứa tuổi. Kết thúc khóa tu, các em có thêm sự tinh tấn, tăng trưởng lòng hiếuthảo; biết ơn các bậc sinh thành và thầy cô;biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, tránh xa thói hư tật xấu, góp phần đẩy lùi tệ nạn học đường.Bên cạnh đó, còn một số trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi, hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn,cũng đã được sư cô cưu mang, đón nhận về chùa nuôi dưỡng và cho đến trường.
Với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, sư cô Hằng Liên luôn tích cực tham gia các phong trào từ thiện; xây dựng nhà tình thương; tặng quà cho thương bệnh binh các dịp lễ, tết; đóng góp xây dựng quĩ học sinh nghèo vượt khó; tổ chức cho phật tử tham gia cúng dường trường hạ trong và ngoài hệ phái; thăm hỏi và phát quà cho người mù tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng,…
Trải qua bao thăng trầm, dâu bể, sư cô vẫn luôn giữ vững phạm hạnh của bậc chân tu.Những ký ức về một thời gian khó như tiếp thêm động lực cho sư cô, vượt qua thử thách để giữ lấy thành quả, có ý nghĩalớn lao trong công tác “hoằng truyền giáo pháp” đến với đời sống của mỗi người dân; đồng thời, giáo dục ni chúng “trưởng dưỡng tu tâm, hành trì giới luật”. Có thể nói, sư cô Thích nữ Hằng Liên là người “gieo mầm Phật pháp” đến với miền rừng núi Nam Cát Tiên xa xôi, hẻo lánh này./.
- Biết Ơn và Đền Ơn ! Thích Viên Thành
- Lễ nhập kim quan Hoà thượng Thích Tịnh Hậu Quảng Ấn
- Độ sinh và độ tử Nguyễn Đức Sinh
- Tỉnh thức Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
- Đời sống! Chuồn Chuồn
- Hãy Mang Đến Cuộc Sống, Những Suy Ngẫm Về Cái Chết Debbie Stamp, Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Bài Học Từ Mẹ Tôi Ajahn Jotipālo - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Ba Cách Nhìn Khác Nhau Về Bố Tôi Tiến Sĩ Nobuo Haneda - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Ngày Của Bố, Để Lại Gia Tài Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Dòng máu Cùng Đỏ, Giọt Nước Mắt Cùng Mặn Như Nhau Dương Như Tâm
- Phật Dạy Trách Nhiệm Cha Mẹ Với Con Cái Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Ngày Của Bố, Một Câu Chuyện Phật Giáo Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Biết Mà Cố Phạm Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Một Vầng Trăng Tỏ Sáng Thế Gian Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tình Người Là Như Thế Đó? Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Slideshow Nghiệp Lành 23/12/2009 18:26:00 |
![]() |
Đám Cưới Tại Cửa Phật 12/01/2010 05:56:00 |
![]() |
Sự tha thứ 27/01/2010 22:00:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)