Tìm Lại Gốc Rễ

Đã đọc: 3035           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Lang không muốn mất gốc, không muốn đánh mất văn hóa, không muốn chạy trốn chính mình. Làm sao Lang có thể trốn chạy được mình? Đi đâu Lang cũng là Lang với những ước mơ, tình cảm và tâm tư. Lang không thể nào mang cho mình một chiếc mặt nạ xa lạ suốt đời này.

Lang là một người Việt Nam ở Mỹ, xa quê hương từ lúc chưa tới tuổi mười lăm, mười sáu.  Đã có lần Lang muốn quên đi giống nòi, muốn chối từ quê hương, muốn trốn chạy bản chất Lạc Hồng nên Lang đã không muốn nói tiếng Việt.  Một hôm đi với mẹ trong phố chợ ''mall'', nghe mẹ nói tiếng Việt mà Lang cảm thấy xấu hổ, bực mình và khó chịu.  Lang sợ người ta chê cười, kỳ thị, khinh thường và làm nhục người Việt.  Trong quá khứ, Lang đã từng bị học sinh Mỹ kỳ thị, đánh đập tới phun máu và gãy răng.  Lang không muốn bị người ta đày đọa, sỉ nhục nên Lang mang cho mình cái mặt nạ vừa xa lạ vừa cô đơn vừa lạc loài, bởi vì Lang có mặc cảm tự ti văn hóa và giống nòi.  Lang sợ hãi người ta kỳ thị.  Lang muốn hội nhập vào xã hội mới.  Lang thành công trong xã hội này...  Do đó Lang muốn ‘‘quên nước quên non.’’  Lang muốn quên Việt Nam khổ đau, chiến tranh và hận thù.  Càng ngày Lang càng cảm thấy xa lạ với chính mình.  Lang đã đánh mất gần hết gia tài văn hóa.  Lang đã bị bứng mất gốc rễ từ cội nguồn huyết thống và tâm linh.  Càng muốn trốn chạy chính mình, lánh xa quê hương nòi giống, lãng quên văn hóa tổ tiên, từ chối tiếng mẹ đẻ bao nhiêu, Lang càng cảm thấy cô đơn và lạc loài bấy nhiêu.  Bây giờ nhớ lại tâm trạng ấy, Lang cảm thấy sao mình dại dột quá, nông nỗi quá.  Lớn lên một chút, Lang mới cảm thấy yêu thương quê hương một cách thắm thiết.  Biển Thuận An, Phá Tam Giang, rừng dương xanh, bãi cát trắng... là những nơi ghi đầy kỷ niệm của thời thơ ấu.  Lang yêu tính nết của người Việt.  Lang yêu cách sống của người Việt.  Lang yêu tình cảm nhẹ nhàng, kín đáo mà nồng nàn của người Việt.  Lang yêu giọng hò tiếng hát trên sông.  Mỗi khi nghe tiếng mẹ hò ru con vào buổi trưa, tất cả những kỷ niệm của quê hương yêu dấu lại trở về.  Một cảm giác nhớ thương và tiếc nuối dâng lên nhè nhẹ về nỗi đầm ấm, hạnh phúc của thời thơ ấu...

  Lang không muốn mất gốc, không muốn đánh mất văn hóa, không muốn chạy trốn chính mình.  Làm sao Lang có thể trốn chạy được mình?  Đi đâu Lang cũng là Lang với những ước mơ, tình cảm và tâm tư.  Lang không thể nào mang cho mình một chiếc mặt nạ xa lạ suốt đời này.  May mắn thay! Lang gặp được Thầy của Lang.  Mẹ đưa Lang đến với Thầy.  Thầy là hình ảnh lý tưởng nhất, đẹp đẽ nhất của những người con nước Việt thân yêu.  Nét đẹp của Thầy là nét tinh anh của văn hóa, giống nòi và tâm linh.  Như vậy, nét đẹp đâu cần phải thay hình đổi dạng để trở thành mắt xanh tóc vàng.  Nét đẹp hình hài chưa phải là nét đẹp đích thực.  Danh vọng và bằng cấp chưa hẳn là giá trị cao cả của đời người.  Thấy như thế, mặc cảm tự ti văn hóa và giống nòi trong Lang đều tan biến hết.  Lang tìm lại được mình.  Lang bắt đầu đọc sách tiếng Việt trở lại.  Từ đó trở về sau, Lang bắt đầu thương yêu tiếng Việt.  Nghe bằng tiếng Việt, nói bằng tiếng Việt và viết bằng tiếng Việt, Lang mới thật sự cảm thấy thấm thía và rung động cả trái tim trong nỗi niềm sung sướng và hạnh phúc.  Lang không phải là nhà văn.  Hồi còn ở trung học, văn của Lang tồi lắm.  Không phải cô giáo cho điểm trung bình hoặc dưới trung bình mà Lang nghĩ như thế.  Đó là một sự thật.  Lang viết được như hôm nay đều do bổn sư trao truyền và dạy dỗ.  Hơn thế nữa, khi ta yêu thích cái gì thì ta cứ nghĩ về nó thường xuyên.  Hát hoài thì tiếng hát sẽ hay.  Đọc văn chương hoài thì tự nhiên ta có thể làm thơ viết văn được. 

Tóm lại, Lang thật sự không muốn thấy đời sống gia đình, tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh em và đời sống văn hóa tâm linh của tổ tiên bị soi mòn và mất mát.  Mất văn hóa là mất tất cả!  Cho nên Lang xin chân thành chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ bé về sự thực tập hòa giải bản thân và hàn gắn với những người thân thương.  Mong sao cuốn sách này sẽ đem đến một chút lợi lạc cho mọi người hầu đền đáp công ơn ông bà tổ tiên, cha mẹ, anh chị em, thầy tổ và quê hương yêu dấu.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập