Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Người Phương Tây hãy trở về với đạo Thiên Chúa Giáo

Đã đọc: 8530           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tác giả của rất nhiều quyển sách nổi tiếng rất vui mừng nếu người Thiên Chúa cứ giữ đạo Thiên Chúa, người Sikhs vẫn giữ đạo Sikhism và người vô thần vẫn cứ sống với chủ nghĩa nhân đạo thế tục.

Nhà lãnh đạo tâm linh Phật giáo nổi tiếng thứ hai trên thế giới sẽ đến Vancouver vào mùa hè này để mang thông điệp có thể gây ra sự cộng hưởng cho cộng đồng dân cư bờ biển tây, những người đang đứng ở giữa sự lựa chọn hài hoa tâm linh cả đông và tây.

Là một thiền sư người Việt Nam, thầy Thích Nhất Hạnh còn là một nhà hoạt động cho hòa bình và môi trường chỉ đứng thứ hai sau đức Dalai Latma không hề muốn tất cả người dân Bắc Mỹ trở thành Phật Tử

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tác giả của rất nhiều quyển sách nổi tiếng rất vui mừng nếu người Thiên Chúa cứ giữ đạo Thiên  Chúa, người Sikhs vẫn giữ đạo Sikhism và người vô thần vẫn cứ sống với chủ nghĩa nhân đạo thế tục.

Tuy nhiên, thiền sư 84 tuổi này lại khuyến khích mọi người cùng đối thoại liên tôn giáo. Thầy tin rằng điều này sẽ giúp tăng cường sự vững mạnh về lời phát nguyện của mình đối với những lời dạy của vị thầy sáng lập ra tôn giáo của mình.


Trong khi Phật giáo là một trong những tôn giáo phát triển rất nhanh ở Vancouver, những người tự nhận mình là người Thiên Chúa Giáo vẫn là đông nhất, khoảng 54% số dân ở đây.

Tuy nhiên, rất nhiều người ở bờ biển Tây tự nhận mình là người Thiên Chúa Giáo đang bình thường hóa về nó. Họ có thể tin chúa Jesu có một mối quan hệ đặc biệt với Thượng Đế nhưng lại không quan tâm đến việc đến nhà thờ để nghe giảng.


Thầy Nhất Hạnh sẽ hướng dẫn khóa tu năm ngày tại trường đại học British Colombia vào ngày 8/8 và giảng cho công chúng tại Orpheum vào ngày 14/8 hướng đến rất nhiều người nghiên cứu về Thiên Chúa Giáo cũng như cộng đồng tâm linh rộng lớn hơn kể từ sau quyển sách “Chúa Và Phật là hai anh em “  bán rất chạy vào năm 1997.

Theo cách viết của thầy trong quyển sách “Chúa và Phật là hai an hem” mô tả sự tương đồng giữa đời sống và lời dạy của đức Phật và Chúa Jesus.

Cả Phật và chúa, theo lời thầy Nhất Hạnh, là tương đồng.

Cả hai đều là những vị thầy vô cùng trí tuệ, những người đã chuyển đổi và giác ngộ ở độ tuổi 30.

Cả hai đều bắt đầu trong việc đổi mới truyền thống của mình, Ấn Độ Giáo và Do Thái Giáo.

Cả hai đều dạy con đường để đương đầu với cuộc sống đầy cám dỗ và khổ đau.

Cả hai đều được xem là những con người cao quý chứ không phải là những vị thánh.

Ngọc Hằng dịch

Theo Communities.canada.com

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (20 đã gửi)

avatar
tu do 09/07/2011 22:45:11
Về vấn đề này, tôi tin tưởng tuyệt đối vào quan điểm của Đức Dalai Lama trả lời phỏng vấn của báo Le Point. Tôi mong mọi người nên đi theo đường hướng này. Còn quan điểm của thầy Nhất Hạnh, tôi nghĩ rằng, cần phải xét lại.
avatar
Thanh Liêm 13/07/2011 16:35:39
Kính chào Tác giả

Trên đời này có những người chưa hiểu Tôn Ngộ Không là Ai, Xuất xứ từ đâu, và tại sao là một nhân vật quan trọng trong Truyện Tề Thiên Đệ Thánh, mà họ vẫn làm, tự tôn thờ cái bản ngả to như những Tôn Ngộ Không ở sở thú được du khách tới xem.

Xin bạn vui lòng chuyển lời cho ông Tôn Ngộ Không giả này, nên trở về làng Phật học Việt Nam, nơi đó có rất nhiều Ngài Trần Huyền trang mà thọ giáo.

Kính bút
Thanh Liêm
Nhóm nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Âu châu
Site web đang cộng tác : phathocvietnam.com
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Thanh Liêm 14/07/2011 17:23:29
Kính chào Tác giả

Ngoài mục đích để đi dưới chân. Đôi giầy và đôi hài vẫn có những sự khác biệt với nhau. Huống chi sự so sánh hai nhân vật trong lịch sử một cách vô ý thức. Trong câu ca dao Việt Nam, người ta thường nói : Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe. Không biết mà cứ thích nói những điều mình không am tường, thì chỉ để lộ cái dốt nát và ngoan cố của mình cho thiên hạ cười chê.

Chân không mang đôi hài là những nét đẹp còn nhiều huyền thoại trong truyện cổ tích ngày xưa. Chân không để lộ đôi hài là điều người ta thích nhất trong hạnh đẹp giản dị của người phụ nữ.
Tuy nhiên người ta không thể dùng đôi hài so sánh với đôi giày được, mặc dù cả hai đều dùng cho chân không.

Chân không mang đôi hài là làm tôn dáng cho người phụ nữ. Còn chân không mang đôi giày, có nghĩa hàm chứa đàn ông, đàn bà mang cũng được không có sự khác biệt.
Kính bút
Thanh Liêm
avatar
Thanh Tùng 14/07/2011 21:25:46
Xin 2 vị Tự Do và Tâm An trên hãy đọc cuốn Hành trình về phương Đông, Trở về từ xứ tuyết, Chúng ta thoát thai từ đâu... rồi hãy đưa ra nhận xét của mình nhé!!! Trước khi đưa ra bất kỳ nhận xét nào về bất kỳ điều gì xin hãy suy xét thật kỹ luật Nhân Quả và trí tuệ của bản thân đã nhé!!!
Reply Tán thành Không tán thành
-8
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Minh 15/07/2011 00:38:50
Ngài "không hề muốn tất cả người dân Bắc Mỹ trở thành Phật Tử."

Vấn đề không phải là Ngài muốn hay không muốn. Vấn đề là những người đó muốn hay không muốn. Tại sao lại xen vào quyết định của người khác như thế?
avatar
Đặng Đình Trình 15/07/2011 08:59:49
Người có biệt danh Thanh Liêm thực sự chưa hiểu rõ vấn đề rồi.Đừng nghĩ rằng mình nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Âu châu mà đã hiểu hết tín ngưỡng tôn giáo của người Âu châu. Quan điểm của Thầy Nhất Hạnh ta cũng cứ thử suy ngẫm mà xem........
Reply Tán thành Không tán thành
-3
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Peter Hoang 15/07/2011 18:42:46
Kính tác giả , tôi rất đồng quan điểm với thượng toạ Thích nhất Hạnh ở điểm mấu chốt và theo tôi là tuyệt đỉnh của Phật pháp là < tính không > một triết lý và thần học tối thượng mà thượng toạ đã đạt tới đỉnh cao từ đó tôi nhận ra việc đổi đão không cần thiết , mà sự cần thiết là mình đang sống và thực tập lối sống theo GIÁO PHÁP nào

Trân trọng

độc giả không là Phật tử , cũng không là tín đồ Phật
Reply Tán thành Không tán thành
-8
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Thanh Liêm 16/07/2011 01:39:23
Kính chào Đặng Đình Trình,
Kính, Thưa, Gởi, là những thuật ngữ thường dùng để viết một cách lịch sự tối thiểu trong cách hành văn. Đứng trong phong cách viết bình phẩm của bạn. Việc này bạn còn thiếu văn hóa đó. Chuyện nhỏ mà không chú ý trong cách sống, thì chuyện lớn không dễ thành. Hình ảnh người con xứ Việt lúc nào cũng được người ta xem là người chăm chỉ, cần mẫn, xuyên năng học hành, và thành công rất nhiều trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Chuyện Tôn Ngộ Không là nhân vật quan trọng trong huyền thoại. Đọc và chiêm ngưỡng là ý thích riêng của mỗi người. Còn chuyện bài viết của Sư Ông, bạn thích tư tưởng này, thì ban nên hành theo cá nhân của bạn. Khi bạn đã tỉnh thức rồi, thì cũng có thể truyền lại cho những ai thích không có muộn.
Trước tiên hãy thực hành và kiểm chứng như lời của Đức Phật đã dạy :"Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Người Phật tử tin Phật là Đấng giác ngộ đã thành, bởi vì năm pháp tu Ngũ căn của Ngài kiểm chứng được. Đức Phật không bao giờ bắt buộc ai tin một điều gì mà không suy luận, không giải thích và không chứng nghiệm được.
Ngài nói: "Ai tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta", và hy vọng rằng sư Ông đừng nên dùng câu này mà làm câu thư pháp của mình, như ông đã thường mượn những câu của Quan Thế Âm, biến nghĩa theo văn tự của mình rồi cho là của mình. Người tu Phật đã được Đức Phật dạy rất rõ ràng qua các chữ :
Chính kiến, tiếng pali viết là Sammàditthi : Hiểu biết đúng đắng.
Chính tư duy, tiếng pali viết là Sammàsankappo : Suy nghĩ chân chính.
Chính nghiệp, tiếng pali viết là Sammàkammanto : Hành động chân chính không làm viêc giả dối.
Chính ngữ, tiếng pali viết là Sammàvàcà : Lời nói chân chính trung thực.

Tin Phật là Đấng giác ngộ đã thành không phải chỉ để tôn thờ, sùng kính, lễ lạy mà để thực hành tu tập theo Ngài, để mình cũng được thành Phật như Ngài, tức là tin vào khả năng thành Phật của chính mình.
Nếu muốn hiểu Phật học, buổi đầu, nên tìm học những phần Phật học cơ bản, cũng như một người muốn trở thành nhà văn, trước hết, phải học, biết và viết những chữ cái, học ráp chữ và đánh vần, học ngữ pháp viết chính tả, và cách dùng ý nghĩa của các từ ngữ cho chính xác, sau đó mới học và tập cách làm văn…
Hình ảnh vật thể tuy có hình hài và công dụng sử dụng gần giống nhau, ngoài mục đích để đi dưới chân. Đôi giầy và đôi hài vẫn có những sự khác biệt với nhau. Huống chi sự so sánh hai nhân vật trong lịch sử một cách vô ý thức. Chân không mang đôi hài là những nét đẹp còn nhiều huyền thoại trong truyện cổ tích ngày xưa. Chân không để lộ đôi hài là điều người ta thích nhất trong hạnh đẹp giản dị của người phụ nữ. Tuy nhiên người ta không thể dùng đôi hài so sánh với đôi giày được, mặc dù cả hai đều dùng cho chân không. Chân không mang đôi hài là làm tôn dáng cho người phụ nữ. Còn chân không mang đôi giày, có nghĩa hàm chứa đàn ông, đàn bà mang cũng được không có sự khác biệt.
Xin chúc bạn thành công trong việc học Phật năm pháp tu Ngũ căn của Ngài, tiếp theo đó là bạn có thể phát huy và bảo tồn Phật pháp qua Phật tánh sẳn có trong bạn, không cần phải bắt chước và hay theo những cái ảo tưởng bên ngoài.
Xin bạn đừng nghĩ rằng mình nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Âu châu mà đã hiểu hết tín ngưỡng tôn giáo của người Âu châu. Tôi chỉ là người nghiên cứu Phật học Việt Nam, chứ không phải là nhà Nghiên cứu tín ngưỡng tôn giáo của người Âu châu. Xin bạn nên sử dụng từ vựng để diễn đạt chính xác.
Kính chúc bạn thành công,
Kính bút
Thanh Liêm
Reply Tán thành Không tán thành
-3
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Thanh Tùng 16/07/2011 08:54:33
"Không làm các việc ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Ấy lời chư Phật dạy"
Ai mà thực hành theo điều này thì là Phật tử chứ còn gì nữa!!!
avatar
Ha Nguyen Nhuan 16/07/2011 10:47:48
Phat Pháp ai cũng thông hiểu như nhận định củ quan cùa mỗi chúng ta, Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh có cái lý của Nghài nhưng tuyệt nhiến cài "lý " ấy khộng thề là khuôin mẩu chung ho tiến trìng phát triển và hội nhập của PGVN chung ta thời hiện tại.
avatar
Thanh Tùng 17/07/2011 06:57:27
Xin Thanh Liêm hãy hết sức cẩn thận khi phán xét một vị thiền sư! Trí tuệ của thiền sư khác xa với những con người phàm tục đấy! Hãy coi chừng Nhân Quả!!! Thanh Liêm đã chứng đạo hơn thầy Nhất Hạnh chưa????!!!!!! Thanh Liêm hãy nên tìm đọc những cuốn sách: Hành trình về phương Đông, Trở về từ xứ tuyết, Chúng ta thoát thai từ đâu... thì rõ! (Mấy cuốn này không phải của thầy Nhất Hạnh viết đâu, yên tâm!). Trong hàng ngũ Phật tử hiện nay có quá nhiều người tự cho rằng mình giỏi, rồi tùy tiện buông ra những phán xét về các Hòa thượng, các Tổ!!! Chúng ta hãy xem tất cả các quan điểm của các ngài đó có gì hợp với con đường tu tập của BẢN THÂN MÌNH thì đón nhận lấy. Còn ngoài ra đừng dại dột đưa ra bất kỳ phê phán nào đối với các vị đó!!!!
Nam Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát Ma Ha Tát
avatar
Nguyễn T Trúc 22/07/2011 22:15:00
Thầy Nhất Hạnh sống ở Châu Âu, Châu Mỹ đã nhiều năm, mà đây lại là cái nôi của các đạo Thiên chúa nên sự ảnh hưởng của tôn giáo này đối với thầy là không thể tránh khỏi. Tư tưởng giao hòa giữa đạo Phật-Chúa của thầy rất thích hợp cho người Tây phương. Riêng các nước Phương Đông, đặc biệt là ở Việt nam, đạo Chúa gắn liền với thế lực thực dân Pháp cùng với sự hỗ trợ của các nhà truyền giáo và giáo dân gây bao đau khổ cho dân tộc VN cũng như tàn phá nền tảng, bản sắc tam giáo của văn hóa Việt. Tuy nhiên, Sự trở về VN trong những năm lại đây của thầy NH được hoan nghênh nồng nhiệt vì nó mang đến một cuộc "cách mạng" cho đạo Phật hay theo cách nói của thầy là "làm mới" đạo Phật, nhưng tiếc thay, sự "làm mới" này lại đặt kẻ "hủy diệt" đạo Phật ngồi chung một tòa, điển hình là gần như trong mọi đầu sách xuất bản của thầy đều có hình bóng của Chúa, của bà Maria, của thánh thần của "Merry Christmas" nên sự hào phóng của lòng nhiệt tình, khoan dung tôn giáo nhanh chóng chìm lắng, tạo nên sự dè dặt khi tiếp nhận một tư tưởng mới, xem có gì ẩn chứa phía sau hay nằm trong không. Mặc khác, với sự phát triển của ngành khoa học hiện đại, nhân loại không thể tin và tôn thờ những lời lẽ hoang đường và cái ác nằm trong cái gọi là chân lý, là sự thật, là ánh sáng duy nhất những điều không thể còn tin được nữa.
Reply Tán thành Không tán thành
14
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Trương Minh Quan 06/09/2011 22:24:56
Ta cứ tu và hành theo lời Đức Phật dạy, còn quan điểm của các vị cao tăng như Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì nên tham khảo thôi, không nên phê phán hay đã kích.
avatar
Thanh Nguyệt 04/02/2012 10:26:50
Có một câu rất hay:"tôn trọng đạo bạn,tôn trọng sự khác biệt,tìm ra đặc điểm chung,cùng tiến lên phía trước"
Đạo Phật đã đến lúc nên thay đổi 1 chút nhưng vẫn phải giữ cái thanh quý và cao sạch của đạo pháp để hòa nhập với cuộc sống mới và hiện đại nhưng vẫn đưa hàng chúng sanh mê muội ra khỏi sông mê bể khổ.
Tôi không có ý chê trách ai mà đó là sự thật,tôi vô tình nghe một đoạn pháp hay và tôi muốn nói lên suy nghĩ của chính tôi,"10 kiếp tu hạnh thân đàn ông,5 kiếp không tu mang xác đàn bà" là quan niệm quá lỗi thời vì bây giờ nam đôi khi không còn giữ được sự cao quý đôi khi con gái hơn nhiều,nam nữ bây giờ bình đẳng nên cứ cứng nhắc theo 1 sự không còn thật thì đạo Phật sẽ không giữ được chân phật tử nữa.
Đây là lời nói thật của tôi chứ không có ý phỉ báng đạo hay các bạn,cũng không muốn các bạn nghe theo mà chỉ để đọc và để nghĩ.
thân
avatar
luu khi Hoi 09/09/2011 02:23:07
Đúng vậy ta cứ Tu và Hành
theo lời đức phật dạy .Ai ăn nấy no,ai làm nấy chịu..
avatar
chonhuong 21/12/2011 19:14:57
Nếu những ai biết yêu quý hòa bình và nhân sinh thì cũng nên hiểu và tin tưởng vào thầy. Adidaphat
Reply Tán thành Không tán thành
-7
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Hiếu 04/01/2012 13:34:26
Theo tôi nghĩ thì quan điểm của Thầy Thích Nhất Hạnh là không sai, vấn đề là cách nhìn nhận vấn đề này của chúng ta, chúng ta không nên chấp vào quan điểm của mình để áp đặt với người khác. Hãy để tất cả mọi người trên thế giới này là bạn. Các cuộc chiến tranh, kỳ thị do tôn giáo đã là quá đủ trên thế giới rồi. Nhân quả là bình đẳng, không phụ thuộc tôn giáo.
Reply Tán thành Không tán thành
-4
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Minh 05/01/2012 13:33:27
"Các cuộc chiến tranh, kỳ thị do tôn giáo đã là quá đủ trên thế giới rồi. " Bạn ơi, đã thật sự đủ chưa? Bạn có quyết chắc là không còn xảy ra nữa không?
avatar
Nguyễn Tuấn 29/01/2012 10:33:12
Có thể đúng cho mình,nhưng cũng có thể sai cho người khác mà, có bên trái tức có bên phải, có ban ngày tức có ban đêm.
avatar
Thanh Nguyệt 04/02/2012 10:31:12
Nguyễn Tuấn nói đúng nó có thể có nghĩa với người trong cuộc và có thể không có nghĩa với người ngoài cuộc.
tổng số: 18 | đang hiển thị: 1 - 18

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.40

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập