Xin Mời Bạn Tới (Thiền Viện Thường Chiếu)

Đã đọc: 18530           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Dọc quốc lộ 51

Có một ngôi chùa thiền

Mang gốc tích thời Trần

Là Thiền Viện Thường Chiếu.

 

     Nếu như bạn đã từng đi qua quốc lộ 51 hướng Long Thành Đồng Nai, ắt hằn bạn cũng phải có lúc thấy sơ qua dòng chữ Thiền Viện Thường Chiếu.

 

        Trong một chuyến đi công tác Vũng Tàu, khi trên đường về Sài Gòn chúng tôi vô tình thấy dòng chữ Thiền Viện Thường Chiếu – chúng tôi bắt đầu tò mò thấy cũng lạ vì từ trước tới giờ chúng tôi mới tới Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt cách đây hơn một năm, vậy mà ở tỉnh Đồng Nai cũng có một ngôi chùa Thiền.

 

        Vậy là chúng tôi bắt đầu một cuộc hành trình tới Thiền Viện Thường Chiếu trong vai trò là một Phật tử một du khách tham quan – khung cảnh ở Thiền Viện Thường Chiếu rất rộng rãi thoáng mát nhiều khung cảnh mang đậm chất thiên nhiên như ở Thiền Viện Trúc Lâm. Thầy Tĩnh Tâm kể cho chúng tôi nghe Thiền Viện Thường Chiếu rộng hơn 50 hecta nhưng bây giờ còn hơn 20 hecta vì phân chia ra nhiều Thiền Viện và một số thất riêng của qúy Thầy Cô và Hòa Thượng Thích Nhật Quang quản lý chung tất cả các Thiền Viện trong khuôn viên Thường Chiếu. Thiền Viện Thường Chiếu có mười ban nghành với tổng số lượng hơn 200 vị Tăng và hơn 70 chú tiểu độ tuổi từ 6-16, ngoài ra có một Hoa Viên hơn 70 vị Ni dành riêng cho các cô các bà từ độ tuổi ngoài 40 - 60 muốn đi xuất gia khi tuổi về già.

 

        Chúng tôi đi tham quan mỏi cả chân và chiếc máy ảnh có thẻ nhớ 4 ghi cũng đã đầy và pin gần cạn kiệt, chúng tôi ra nhà khách ngồi nghỉ cùng là tới giờ ăn cơm trưa – nhưng thật sự chúng tôi không thấy đói vì trong lòng rất háo hức vì cảnh đẹp phong trần nơi ngoại thành, Thầy tri khách hỏi chúng tôi ăn cơm trưa? Chúng tôi nói con không đói – vậy là Thầy kêu chú cư sĩ vào nhà bếp đem cơm ra tận phòng khách cho chúng tôi ăn… Trời ơi! Chúng tôi ngại qúa chỉ nói được câu cảm ơn và ăn cơm cho có vì mắt chúng tôi nhìn những ảnh chụp còn miệng thì ngậm cơm như em bé, nửa tiếng sau chúng tôi cố gắng mới ăn hết đĩa cơm… ngồi ở nhà khách nghỉ trưa chúng tôi thấy bình yên thanh tịnh tâm hồn nhẹ nhàng hòa cùng làn gío mát của cây cối trong Thiền Viện.

 

        Chúng tôi cầm máy chụp hình đi vào chúng La Vân Tuệ Uyển là nơi sinh hoạt của các chú tiểu, các chú tiểu rất dễ thương hồn nhiên luôn có tinh thần huynh đệ thân thiết sống biết thương yêu nhau theo tinh thần trong đạo, tôi gặp chú tiểu Thích Đạt Ma Phát Nguyện đang say sưa ôn thi chương trình lớp 10, chúng tôi hỏi:

“ Chú tiểu đi tu lâu chưa? ”

Chú tiểu nói “ Em đi tu được ba năm rồi ”.

Lúc đầu Ba Mẹ chú tiểu có cho đi không? Chú tiểu cười thẹn thùng rồi nói:

“ Lúc đầu Ba Mẹ em không đồng ý nhưng về sau cũng cho đi ”.

 

Thấy thương qúa…! Đa số các chú tiểu ở đây từ nhiều vùng miền tới đều thích đi tu nhưng về mặt tâm lý gia đình không cho đi vì sợ con mình khổ, sợ con thiếu thốn tình thương khi rời xa vòng tay của Ba Mẹ qúa sớm… nhưng có lẽ do căn duyên nên các bé nghĩ ra cách nhịn ăn cơm cho tới khi Ba Mẹ đồng ý cho đi tu, song song đó có một số chú tiểu mồ côi Ba Mẹ không người thân nên bất đắc dĩ phải vô chùa đi tu ( Đại Đức Thích Tỉnh Tỉnh mồ côi Ba Mẹ rồi vào chùa tu khi 13 tuổi cho tới bây giờ là 20 năm ). Khi các chư Tăng thức dậy lúc 3g công phu sáng thì các chú tiểu dậy vào lúc 4g sáng, ở cái tuổi thần tiên đẹp nhất của đời người với nụ cười hồn nhiên ngây thơ trong sáng khi ăn chưa no - lo chưa tới với giai đoạn đang hình thành nhân cách đã phải tự rèn luyện mình vào khuôn phép giới luật trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa ngoài đời thọ hưởng hạnh phúc trần tục. Nghĩ sâu xa hơn thì đâu có ai ép các em nhỏ đi tu đâu bởi vì đa số là tự nguyện có ý thức. Khi nói chuyện về các chú tiểu thì Hòa Thượng Thích Nhật Quang nói các Thầy trông các chú tiểu rất vất vả, ngày đêm lo cho các chú từng miếng ăn giấc ngủ tỚi việc học hành sinh hoạt cá nhân…, ừ đúng rồi – mỗi người mỗi nước mỗi non – bước vào cửa đạo như con một nhà. Chúng tôi rất hy vọng các chú tiểu sau này là những bậc chân tu đắc đạo hóa độ chúng sinh hoằng dương Phật pháp vì lợi ích tất cả chúng sinh đều trọn thành Phật đạo.

 

Chúng tôi vào Hoa Viên thấy đa số là các qúy Cô tuổi ngoài trung niên, cô trẻ nhất ngoài 30 tuổi, tất cả các công việc thường nhật đều do tự tay các qúy Cô làm hết – dù mỗi người một hoàn cảnh éo le ngoài đời nhưng khi vào Hoa Viên xuất gia thì tất cả qúy Cô sống bằng tất cả tình thương yêu chân thật trọn vẹn từng ngày. Các thời khóa công phu tu tập hành trì rất tinh tấn không trễ nải, về hình tướng thì họ là những người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ ngoài đời nhưng có điều khác biệt hơn hẳn đó là họ đã hy sinh lợi ích bản thân cá nhân vì an lạc hạnh phúc cho chúng sinh. Thứ 2 hàng tuần, Thầy Thích Thông Hạnh – Phó Trụ Trì Thiền Viện Thường Chiếu tới giảng pháp cho qúy Cô nghe, đồng thời qua đó rút kinh nghiệm trong vấn đề tu tập thường nhật.

 

Tiếng chuông chùa ngân vang

Gọi lòng ta thức dậy

Công phu sáng chiều tối

Chánh pháp nơi đạo từ.

( Hiền Huy Hòa Hiệp ).

 

Thời khóa công phu của Thiền viện Thường Chiếu bắt đầu lúc 3g chuông vang, 3g30 bắt đầu thời khóa công phu đầu tiên trong ngày cho tới 5g00 – 5h50 tất cả chư Tăng Ni y áo chỉnh tề cầm theo tô muỗng đũa đi dùng điểm tâm sáng, sau khi ăn sáng xong tất cả đi lao tác dọn dẹp vệ sinh rồi chuẩn bị cho bữa cơm trưa. 10g30 – tới giờ cúng ngọ trang nghiêm. 11g00 chỉ tịnh. 13g00 thức dậy làm tiếp công việc dở dang lúc sáng, 14g00 – 16g00 học,  16h30 dùng cơm chiều, 18g00 tụng kinh sám hối, 19g30 ngồi thiền tới 21g00, sau giờ ngồi thiền tối tất cả đi ngủ để chuẩn bị cho một ngày mới, nội quy ở Thiền Viện Thường Chiếu không được dùng điện thoại di động ( ngoại trừ những ban ngành cần thiết có trách nhiệm liên quan tới việc nội bộ của Thiền Viện ) và khi đi đâu phải xin phép Thầy quản chúng bắt buộc đi hai người không được đi riêng lẻ, trước khi đi trình báo với đại chúng và sau khi về phải trình báo cho đại chúng biết.

 

Trong thời gian Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức đang xây dựng ( Ấp 5, An Phước, Long Thành, Đồng Nai ) sau mỗi bữa ăn sáng là Hòa Thượng Thích Nhật Quang đi đi về về chỉ đạo công việc đồng thời qua đó kiến trúc xây dựng mang phong cách đậm nét chùa do chính Hòa Thượng giám sát đảm đương, nhiều khi Hòa Thượng đi tới chiều tối mới về trong khi cái nóng bức mùa hè đâu có thương cho riêng ai… Thương cho ai đã từ bỏ mái tóc cuộc đời để đội tất cả chúng sinh trên đầu và gánh vác chúng sinh trên vai – thương cho những cho giọt mồ hôi ướt đẫm y áo màu vàng Thiền tông dưới trời nắng nóng làm việc quên mình vì hậu thế - thương cho những tiểu Tăng tiểu Ni xa rời vòng tay yêu thương gia đình rồi nguyện đi tu để hóa độ chúng sinh cõi ta bà – thương cho những ai thức khuya dậy sớm công phu tu tập làm việc hết mình vì đại chúng mà không thấy mình trong đó.

 

Bạn biết không khi bạn tới Thiền Viện Thường Chiếu thì bạn luôn được qúy Thầy hay cư sĩ hỏi bạn đã ăn cơm trưa? Và họ sẵn sàng mời bạn vào Hương Nhũ Đường hoặc ngồi ở bàn ghế đá dùng cơm và bưng thức ăn tới cho bạn dùng khi bạn và họ chẳng quen biết và cũng chẳng phải là nhà hàng hay khách sạn, vấn đề ở đây là người nam là Cha ta - người Nữ là Mẹ ta và tất cả đều là người thân thuộc từ nhiều đời nhiều kiếp có duyên mới được gặp nên họ đối xử rất tốt với tất cả.

 

Sau những lần tới làm cộng tác viết bài vở về Thiền Viện Thường Chiếu và Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức tôi cảm nhận được sự chia sẻ lắng nghe khuyên bảo từ Thầy Thích Hạnh Thông về vấn đề đi ngược dòng đời và những vấn đề phát sinh khi tập tu, mỗi lần trò chuyện với Thầy tôi cảm nhận như đang trò chuyện thân thiết với một người Cha một người Thầy từ kiếp nào đó… cuộc trò chuyện giữa tôi và Thầy luôn có sự tâm đắc khi Thầy rất hiểu ý nghĩ của tôi và Thầy luôn kể một câu chuyện thực tế để giáo huấn tôi thức tỉnh tôi buông bỏ tránh phiền não. Nhìn lên thì tôi chẳng bằng ai nhưng nhìn xuống thì tôi thấy mình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người khi được sống trong tình thương yêu giữa Đạo và đời. Thế nhé! Xin hẹn một ngày gần đây chúng tôi sẽ trở lại Thiền Viện Thường Chiếu với nguyện vọng Hoằng Pháp Lợi Sinh.

 

Ta từ đâu ta tới?

Ta sẽ đi về đâu?

Nơi đâu ta đi tới?

Nơi đâu ta về đâu?

( Hiền Huy Hòa Hiệp ).

 

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT – MA HA TÁT.

TPHCM: 16. 05 . 2010.

 

* ĐT: ĐẠI ĐỨC: THÍCH TỈNH TỈNH: 098.266.2020

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.14

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập