Truyền nhau đuốc tuệ

Đã đọc: 594           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

* Khi có chí nguyện đại thừa, muốn gieo duyên với sự nghiệp giác ngộ tối thượng, muốn có những giây phút trực ngộ (sơ ngộ) tâm bất sinh bất diệt (tâm thoát khỏi trạng thái bị che bít bởi thần thức luân hồi, tức là bởi cái-tôi-ngũ-uẩn) thì nên trì niệm câu chân ngôn "Yết đế...", sau khi đã chiêm nghiệm bài kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (bản dịch của ngài Huyền Trang)

Biết thế gian mộng huyễn
Nhưng nghiệp chướng ngút ngàn
Như người cai ma tuý
Giải thoát rất gian nan

Truyền trao nhau đuốc tuệ
Thiền định và yêu thương
Những lời kinh cứu khổ
Thắp sáng giữa vô thường

Như giữa vạn trùng khơi
Có la bàn định hướng
Bớt chấp thủ cái “tôi”
Thêm từ bi nhập cuộc

Những lời kinh cứu khổ
Mang năng lượng nhiệm mầu
Bớt tham sân si mạn
Thêm niềm vui cho nhau.

 

TRÌ DANH “QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT”

 

(Nếu tâm hồn biết thầm lặng tự kết bạn với các nhà hiền triết tâm linh, thì điều mầu nhiệm sẽ xảy ra, là tâm hồn giảm bớt rất nhiều khổ đau-xấu ác-mê lầm)

Trì danh Ngài Quán Thế Âm
Trí-bi hội nhập Chân Tâm đất trời
Vơi bao nghiệp chướng cõi đời
Ngày về Tịnh độ tiếp lời Tâm kinh…
Niệm thầm theo hơi thở thiền
Tháng ngày an lạc như hiền triết xưa
Trăng tâm lặng lẽ bốn mùa
Hương trà thấp thoáng Chân Như vĩnh hằng.


(Bồ-tát Quán Thế Âm là một vị Phật thời quá khứ xa xưa, nhiều người dù không phải là người Phật giáo vẫn có lòng chánh tín ở Ngài. Có thể thay danh hiệu này bằng các danh hiệu mang năng lượng tâm linh đại trí-đại bi khác của tôn giáo).

-------------

SƯU TẦM THÊM VỀ THIỀN

* “Trong Tâm Kinh, việc tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa được đồng hóa với việc tụng đọc thần chú. (…).

Có liên hệ mật thiết nào giữa giáo nghĩa chung của Tâm Kinh và khẩu quyết ("Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha"), hay đúng hơn là lời tán: "Đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, đi qua đến bờ bên kia, chào Bodhi!"?

(…) Bồ-tát Quán Tự Tại (hoặc Bồ-tát Quán Thế Âm) là người học Thiền, và đức Phật trong Tâm Kinh cho biết ngài Quán Tự Tại đã học Bát-nhã như thế nào. Vì Bát-nhã là công án được đề ra cho ngài giải quyết, làm phương tiện chứng quả giác ngộ tối thượng. Quá trình chứng ngộ của ngài xuôi theo dòng phủ định. Phủ định bất cứ thứ gì có thể đem trí óc mà hiểu như là một đối tượng của tư tưởng. Thiền tông cũng làm như thế. Nó bắt đầu bằng trí óc. Phải trừ diệt vô minh cố hữu trong tâm từ vô thủy quá khứ. Đó là bước thứ nhất hướng tới giác ngộ. Vô minh tức không thấy sự thực (dharma, pháp) như thế là như thế (như thật). Vậy rồi, Tâm Kinh đề ra một tràng phủ định, chối bỏ luôn cả nhận thức, hay trí. Bởi vì, chừng nào thức còn có chỗ bám, đó thực là một trở ngại trên đường đi về giác ngộ tối thượng. (…). Chúng ta biết rằng, phủ định chỉ là phương tiện để thành tựu cái khác. (…)”.

(Thiền Luận-quyển hạ; thiền sư D. T. Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).

---

* “Thiền sư Vô Môn, pháp danh Huệ Khai (dòng thiền Lâm Tế) (…), sau khi thấu ngộ đã đọc bài kệ 20 chữ “không” nổi tiếng:

Vô vô vô vô vô

Vô vô vô vô vô

Vô vô vô vô vô

Vô vô vô vô vô”.

(Vô Môn Quan; thiền sư Vô Môn; Vũ Thế Ngọc dịch).

---

* Khi có chí nguyện đại thừa, muốn gieo duyên với sự nghiệp giác ngộ tối thượng, muốn có những giây phút trực ngộ (sơ ngộ) tâm bất sinh bất diệt (tâm thoát khỏi trạng thái bị che bít bởi thần thức luân hồi, tức là bởi cái-tôi-ngũ-uẩn) thì nên trì niệm câu chân ngôn "Yết đế...", sau khi đã chiêm nghiệm bài kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (bản dịch của ngài Huyền Trang).

Vừa lắng nghe vừa nhất tâm (đang là, "hiện hữu với hiện thể") thầm niệm, câu chân ngôn sẽ có các tác dụng: tạo định lực, giảm bớt nghiệp chướng, tỉnh sáng trạng thái chiếu kiến (soi thấy, trực ngộ), mang năng lượng thiện ích đại thừa cho tất cả tâm linh, trợ duyên ngộ nhập Viên Giác cho đời này và đời sau của dòng sinh mệnh của mình. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).

---

* www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tuy-but/30650-cam-on-doi-co-bat-nha-tam-kinh.html

---

* “Mạc-hạ-diên, mà phương Tây gọi là sa mạc Gobi, sách xưa gọi là Sa hà, một bãi cát mênh mông, dài trên 800 dặm, nối liền hai nền văn minh tối cổ của nhân loại; trên không chim bay, dưới không thú chạy; cỏ không, nước cũng không, Huyền Trang một mình một bóng, đã vượt qua khỏi đoạn đường đầy kinh sợ và thường xuyên làm nản lòng những người kiên cường nhất, duy chỉ bằng vào lời kinh “Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh

Trước đó, khi Pháp sư còn ngụ tại chùa Không huệ, Ích châu, có gặp một thầy tăng bịnh hoạn, ghẻ chóc; thân mình hôi hám, y phục rách rưới bẩn thỉu. Huyền Trang động lòng trắc ẩn, dẫn vào chùa, cho y phục và lương phạn. Thầy tăng bịnh ấy hình như hổ thẹn, bèn trả ơn bằng cách dạy Pháp sư học thuộc bài kinh Bát-nhã ngắn gọn này.

Khi vượt sa mạc đầy kinh sợ, với những hình bóng ma quái chập chờn, với ác quỷ kỳ hình dị trạng chợt hiện trước mặt, hoặc đuổi theo sau lưng. Trong những lúc kinh hãi cùng cực, Pháp sư niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm. Nhưng vẫn không đuổi đi được bọn quỷ ma ám ảnh. Nhớ lại bài kinh ngắn mà thầy tăng ghẻ chóc đã dạy cho lúc trước, Pháp sư bèn cất tiếng tụng niệm. Lạ lùng thay, mọi hình tượng quái dị biến mất. Quả thật đúng như lời kinh, “… chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.” Có lẽ, như kinh nói, “… Bồ-tát y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng…”

Truyền thuyết còn kể thêm rằng, về sau, trong thời lưu trú tại Ấn độ, lúc ngụ tại chùa Na-lan-đà, nước Ma-kiệt-đà (Magadha), bất chợt gặp lại thầy tăng trước kia. Thầy tăng nói:

“Thầy đã lặn lội hiểm nguy, cuối cùng đến được nơi này. Đó là nhờ ở pháp môn tâm yếu của chư Phật ba đời mà tôi đã truyền dạy cho thầy tại Chi-na. Nhờ kinh mà thầy được bảo vệ trên suốt cuộc hành trình. Nay đã thỉnh được kinh, tâm nguyện của thầy đã trọn rồi. Ta là Bồ-tát Quán Thế Âm đây.”

Nói xong, Ngài biến mất vào hư không.

Sau khi trở về Trung quốc, ngài Huyền Trang thực hiện các công trình phiên dịch, trước tác và diễn giải. Công trình sự nghiệp ấy, y chỉ trên diệu nghĩa “tức Sắc tức Không” của Tâm kinh Bát-nhã, đã lưu lại một di sản đồ sộ, có thể nói là di sản văn học tư tưởng vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại từ trước cho đến nay. (…)”.

 

(Thầy Tuệ Sỹ, trong Thiền Và Bát Nhã (nxb Phương Đông), viết lời dẫn vào Ý Nghĩa Của Tâm Kinh Bát Nhã – một phần trong Thiền Luận quyển hạ của ngài D.T.Suzuki).

---------------------------------

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập