Điều Xấu Đến, Do Lỗi Mình

Đã đọc: 528           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Xin mời quí vị đọc phần trích dẫn dưới đây:

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam khai thị tại Phật thất chùa Linh Sơn năm Nhâm Tý:

 …............................................................................................................................................................       Tổ sư Ngẫu Ích đã dạy cho kẻ ngu pháp “sám hối hồi hướng”. Với hết thảy những sự nơi thân, khẩu, ý, hễ lành thì hồi hướng Tây Phương, hễ ác thì sám hối ngay lập tức. Ngay cả việc lành sám hối đó cũng đem hồi hướng Tây Phương. Kẻ si chẳng thể phân biệt thiện ác thì cứ nhất loạt sám hối, nhất loạt hồi hướng. Tâm quyết định như thế thì niệm niệm tại Tây Phương, lực dụng rất lớn. Cách thực hiện như sau:

 

            1) Sau hai khóa lễ sáng tối liền sám hối, hồi hướng.

            2) Thường ngày hễ gặp cảnh trái ngang, lăng nhục, khốn khổ liền lập tức sám hối, hồi hướng. Bởi đấy là do túc nghiệp (1) tạo thành như thế cho nên phải sám hối nghiệp nặng.

            3) Lúc tâm khởi ác niệm, phiền não bèn lập tức sám hối. Do nghiệp lực (2) nên phiền não thường khởi, đừng đổ lên người khác. Nếu không, hậu báo (3) vô cùng vậy. Bởi lẽ, những chuyện ngang trái v.v… là do nghiệp lực, chịu xong liền hết. Nếu lại khởi phiền não gieo vạ cho người khác thì sẽ xoay vần báo trả nhau, chính là mình tự hại mình vậy!

            Ba thứ sám hối hồi hướng như thế chính là pháp môn mất nhiều năm tôi mới cầu được, nay tặng cho quý vị. Quý vị hãy thực hành, đừng khinh là tầm thường. Tổ Ngẫu Ích bảo sám hối, hồi hướng lại thêm niệm Phật thì không ai là chẳng thành cả! …...............................................................................                                                    Đệ tử Ngô Thông Long kính ghi
                                                Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa dịch Việt                                                                                                                                            ***********

                                    Phần ghi thêm:

                        (a): Túc nghiệp: nghiệp đời trước (có thể là nghiệp lành hoặc nghiệp ác.)    

                        (b): Nghiệp lực: sức báo ứng của việc mình làm

                        (c): Hiện báo: đời này làm và đời này có báo ứng.                             

                             Sinh báo: Kiếp này làm, kiếp sau có báo ứng.

                             Hậu báo: Kiếp này làm, hai, ba hay nhiều kiếp về sau mới có báo ứng.

                        (d): Chướng duyên: tâm thường khởi ác niệm, phiền não cũng được xem là chướng duyên.

                        Xin được viết lại phần 2 và phần 3 của bài khai ghi trên để chúng tôi dễ chuyển thành văn vần:

                        Ta gặp cảnh trái ngang, lăng nhục, khốn khổ,... cũng như tâm thường khởi ác niệm, phiền não là do ta đã tạo nghiệp đời trước nên nay phải trả quả. Vậy phải sám hối. Sám hối là việc làm tốt nên đem hồi hướng về Tây Phương.

                        Hiểu như vậy, mình phải chấp nhận những điều xấu đến với mình như một sự trả quả báo.Vậy đừng đổ lỗi (gieo vạ) cho người đem điều xấu đến cho mình. Vì đổ lỗi cho người tức mình không nhận lỗi thì kết quả là nhiều kiếp sau mình sẽ nhận quả báo nặng hơn.(Hậu báo vô cùng)

                        Những trái ngang, lăng nhục, khổ sở ... ta gặp là quả báo ta phải chấp nhận. Chịu nhận và sám hối là hết. Còn cứ ôm phiền não để rồi trả oán thì ân oán cứ xoay vần mãi không thôi. Có phải làm vậy là ta đã tự hại ta không?

 

            Xin ghi lại ý chính trong phần 2 và phần 3 qua bài thơ sau:

                       

                             Điều Xấu Đến, Do Lỗi Mình

                            Tâm Lương Đào Mạnh Xuân

                        Có người lăng nhục, bôi nhọ,... ta,

                        Hoặc chướng duyên đến, tự nhủ là:

                        Do ta tạo nghiệp nhiều kiếp trước,

                        Đủ duyên, quả trổ, chẳng kêu ca.

                       

                         Hậu báo vô cùng, vì gieo vạ (đổ lỗi) !

                        Ân oán vần xoay, tự hại ta !

                        Biết vậy từ nay, điều xấu đến.

                        Chí thành sám hối, ắt tội qua.

 

                        Sám hối vừa xong phải nhớ là:           

                        Đó là công đức chớ bỏ qua!

                        Liền đem hồi hướng về Tịnh Độ,

                        Làm nhiều, Cực Lạc sẽ không xa !

                                                ***

                        Chúng tôi đã học thuộc lòng bài thơ trên. Cứ có điều gì không hay xảy đến, lại nhớ bài thơ và áp dụng               

                        Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường bị “Bốn Ngọn Gió Đời” quấy nhiễu làm ta sân hận, tức tối, phiền não, khổ sở khôn nguôi vì lúc nào ta cũng đổ lỗi cho người khác gây khổ cho mình. Bốn ngọn gió đó là:

                        *Bị chê: sân dậy, giận người chê ta.
                        *Tổn hại: buồn bã thật là khó nguôi.
                        *Bị vu khống: thật đọan trường!
                        Hậm hực, uất ức tưởng chừng khó quên!
                        *Chướng duyên đến khổ vô ngần!
                        Trách trời nỡ đặt số phần trái ngang!

            Nay xin đọc kỹ bài “Điều Xấu Đến, Do Lỗi Mình”, chúng ta nên cố gắng thay đổi tư duy. Nghĩa là ta phải chịu nhận điều xấu đến là do tội mình đã gây nhiều kiếp trước và nay đủ duyên, quả phải trổ ra thôi. Nhận lỗi rồi, ta phải liền chí thành sám hối và hồi hướng thì coi như mọi việc đều xong. Còn như tâm vẫn thấy phiền muộn, tức là ta chưa chịu nhận việc xấu đến là do lỗi mình, xin cứ nhẩm hai câu sau thật nhiều lần:                                                                                                                      

                        “Hậu báo vô cùng vì gieo vạ !                                                                                                            Ân oán vần xoay, tự hại ta”                                                                                        

                         Nếu gặp trường hợp, phiền não lại khởi lên nữa, ta vẫn kiên trì lặp hai câu thơ ấy. Hoặc có thể nhẩm trong đầu hai câu khác là:                                                         

                                    Điều xấu đến, do lỗi mình.                                                                                                                  Đừng khổ, giận mới cố tình tập tu.

rồi có lúc tâm ta sẽ cảm thấy dễ chịu vì đã tin luật nhân quả.

                        Thật sự mà nói, ban đầu gặp cảnh trái ngang, chúng tôi đã phải tranh đấu với bản thân thật cam go, mới có thể vượt qua chướng ngại nỗi khổ giày vò. Vì cái bản ngã quá lớn, nó lấn át hết mọi lời khuyên tu tập. Nhưng rồi chúng tôi vẫn cố hết sức kiên trì thực tập. Khi đã thắng được “cái tôi” nhiều lần, mọi khắc phục phiền não trở nên dễ hơn. Cũng may, chúng tôi chỉ gặp những chướng duyên nhỏ. Và nhờ tin vào luật nhân quả hết sức thành tâm nên mới được vậy.

                        Xin mời quý vị cứ thử thực tập mà xem.

                        Quí vị đã thấy đó, chỉ một điều xấu xảy đến, người tin luật nhân quả sẽ nghĩ, họ đã trả quả mình gieo nhân từ nhiều kiếp trước nên tâm họ không buồn khổ nữa. Ai làm được như vậy lại còn biết sám hối và hồi hướng thì tội liền tiêu và còn tăng thêm phước.

                         Còn người không tin luật nhân quả, từ việc khổ ít có thể trở thành khổ nhiều, vì cứ suy diễn đủ thứ rồi ôm chặt trong lòng sự buồn bực, hậm hực, uất ức! Làm vậy họ đâu có biết là chính mình đang đem bệnh vào thân.
                        Xin mời quí vị đọc hai đoạn trích từ sách “Hạn Chế Sân Hận, Trải Rộng Tình Thương” của tác giả Tỳ Khưu Visuddhacàra do Minh Tâm biên dịch để thấy có rất nhiều bất lợi cho người mang nhiều sân hận:

                        (a):Người sân nhiều, tâm rất đau khổ:

                        “Sân hận làm đời ta đau khổ, nếu ta tiếp tục chấp nhận và không cố gắng chế ngự nó, có nghĩa là ta tiếp tục sống cuộc sống hỗn lọan. Cứ mỗi lần bực mình, khó chịu, tức giận, chúng ta lại bắt đầu thiêu đốt chính mình. Cảm giác cháy bỏng gia tăng theo cường độ của cơn giận; càng giận dữ, ta càng cháy bỏng nhiều hơn. Qủa là một cảm giác vô cùng đau khổ. Bạn có thể quan sát điều này nơi chính bạn. Khi bạn rơi vào tâm trạng bực mình, tức tối, hãy quan sát trạng thái của tâm rồi bạn sẽ phát hiện được nỗi đau đớn thống khổ mà bạn đang chịu đựng trong lúc tức giận hoặc rối loạn …” (Trang 8, Sách đã dẫn)

                        ---------------------------------------------------------------------------

                        Xin ghi thêm:Những người như thế, ở giờ cận tử nghiệp rất dễ nổi sân và như vậy sẽ bị đọa vào ba đường ác ngay. Xin đọc điều sau để cố tập bỏ tính sân hận càng sớm càng tốt:

                                    Người sân chết khổ vô ngần,

                        Đọa ba đường ác, muôn ngàn đắng cay.

 

                        (b):Người có nhiều sân hận sẽ mang một số bệnh như sau:

                        “ Ngoài việc gây độc hại cho tinh thần, cơn sân hận và lòng thù địch còn tạo ra mối hiểm nguy cho cơ thể chúng ta. Y học đã khẳng định sự tức giận cùng những cảm xúc vô bổ khác đều góp phần tạo nên bệnh tật. Khi tức giận, cơ thể phóng thích một số hóa chất làm rối loạn sự điều hòa cơ thể. Nếu buồn phiền sân hận thường xuyên thì lâu dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật như loét bao tử, rối loạn tiêu hóa, táo bón, cao huyết áp, rối loạn  tim mạch, thậm chí ung thư” (trang 10, sđd).

                        Ngoài việc vì sân hận đã đem lại nhiều điều xấu cho bản thân, nó còn tạo cho trời đất sinh ra biết bao khổ nạn cho con người. Xin mời quí vị đọc hai đoạn sau trích từ:

                                    Thiện, Ác Không Rời Một Niệm Ở Tâm Ta

                             Hòa Thượng Tuyên Hóa thuyết giảng.


                Đả Thiền-thất tức là cơ hội tốt nhất để chúng ta "sửa ác hướng thiện, sửa lỗi đổi mới." Với một ý niệm ác độc, thiên địa có thể sinh ra cuồng phong, bão táp, tạo đủ tai ương. Nếu nhân loại khắp toàn cầu ai ai cũng biết thọ giữ Năm Giới, thực hành Mười Thiện, thì trời đất sẽ mưa thuận gió hòa, thế giới nơi nơi an lạc. Nói tóm lại, nếu trên từ bậc nguyên thủ xuống tới nhân dân trăm họ, ai cũng giữ Năm Giới, làm Mười Thiện, thì quốc gia ấy hẳn được cơm ăn áo mặc sung túc, người người an cư lạc nghiệp. Nếu mọi người phạm Năm Giới, tạo Mười Ác, thì chẳng phải nghi ngờ gì nữa, tại quốc gia ấy, gia đình sẽ không hòa thuận, xã hội không an ninh, đất nước chẳng giàu mạnh, nhân dân phải sống cuộc đời lầm than, vất vả.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vì sao thế giới bị hủy diệt? Vì người ta khởi "ít niệm thiện, nhiều niệm ác." Với một niệm thiện, trời đất tăng thêm chính khí. Chỉ một niệm ác, trời đất chất thêm trược khí. Vì thế chúng ta phải làm sao để biến khí ác-trược thành khí an-lành. Trược-khí chính là độc-khí, mà hễ chúng ta sinh một niệm tham lam thì độc-khí trong vũ trụ sẽ tăng lên một chút, nảy một niệm sân hận thì độc-khí trong vũ trụ cũng tăng lên một ít, khởi một niệm si mê thì độc-khí trong vũ trụ lại thêm hơn một tí. Nếu chúng ta dùng tham, sân, si để xử lý mọi việc thì trời đất sẽ u ám đen tối, tai nạn sẽ nảy sinh; nhưng nếu dùng Giới Định Huệ để giải quyết mọi sự thì trời trong đất lặng, nơi nơi an bình. Do đó nói rằng, nơi kẻ ác ở đông, chỗ đó tai nạn dẫy đầy; nơi đông người tốt cư ngụ, điều lành tăng gia. Nói tóm lại, tại ương hay điềm lành đều do con người tạo ra cả.

                        Xin được ghi ra 10 điều thiện để nhớ thực hành. Không làm được 10 điều thiện ấy thì là đang làm 10 điều ác:

                                    Tập tu cho được mười nghiệp lành,

                                    Không Tà dâm, Trộm cắp, Sát sanh,

                                    Không Thêu dệt, Đâm thoc, Lừa dối,

                                    Không Ác khẩu và Tham, Si, Sân.

                        Sở dĩ chúng tôi đã dài dòng dẫn chứng những tai hại của việc không tin luật nhân quả để gởi tới những ai còn QUÁ XEM NẶNG CÁI TÔI, để rồi cứ thường xuyên Sân Hận hằng ngày, xin hãy cố đọc đi, đọc lại nhiều lần những đoạn trên để thực tập tốt hầu giúp tâm mình trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn mỗi khi gặp nghịch cảnh.

                        Làm được vậy, quí vị đã: “chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình mới là chiến công oanh liệt nhất.”

                        Còn nếu trường hợp vẫn chưa đủ niềm tin với điều đã trình bày trên, xin hãy đọc và suy gẫm câu:                                         

                                    “Muốn biết nhân đời trước. Xem hưởng quả đời này”.

                        Nhân tiện xin ghi thêm phần còn lại của câu vừa viết để chúng ta cùng thực tập:                                                    “Muốn biết quả tương lai. Xét nhân gieo hiện tại.” 

                        Vì có mối liên hệ thật chặt chẽ giữa NHÂN hiện tại và QUẢ tương lai, nên Đức Phật đã dạy:                                                                "Không làm việc ác,
                                                Làm mọi việc lành,
                                                Tự thanh tịnh tâm mình,
                                                Là điều Phật dạy."

                        Câu này hàm ý nhắc nhở chúng ta phải cố gắng tu tập thân, khẩu và ngay cả ý nghĩ trong đầu chúng ta nữa. Vì vậy, xin có những câu thơ lấy ý từ những lời khuyên khác nữa để tự khuyên nhủ mình và xin ghi ra để chúng ta cùng nhau ứng dụng hằng ngày:

                        Lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma:" Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta."

                        Xin được chuyển thành văn vần:       

                                                Hành động ta làm chẳng mất đâu,

                                                Kể luôn tư tưởng nghĩ trong đầu!

                                                Toàn bộ dội lại về ta cả,

                                                Nhân nào, quả nấy phải tin sâu!

                        Và cũng xin ghi nhớ hai câu này nữa để thực hành trong cuộc sống:

                                                            Việc thiện nhỏ chớ bỏ qua.

                                                Còn việc ác nhỏ tránh xa đừng làm.

            Bài viết tuy ngắn nhưng có nhiều từ Phật học khó hiểu, việc tra cứu để chú thích e có chỗ không sát nghĩa và kể cả ý trong bài viết chắc cũng có chỗ còn khiếm khuyết, con kính mong quí chư Tăng Ni và quí bậc cao minh chỉ giáo cho. Con xin thành kính biết ơn.

                        Mong rằng quí vị bạn đạo hữu duyên hãy thường xuyên cố gắng ứng dụng mỗi khi có điều xấu đến với mình và thấy có kết quả thì đó là điều đáng mừng cho người viết. Chúng tôi luôn luôn mong mỏi bài viết “Điều Xấu Đến, Do Lỗi Mình” sẽ là bài thuốc an thần hữu hiệu cho những bệnh khổ về tinh thần của mọi người. 

                        Được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng về cho tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo. Trân trọng.

                                    ****************************************

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập