Hiến kế sống lâu tại Huế

Đã đọc: 828           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

“ Đã về Huế thì nên chậm lại, âm trầm thôi” Mỗi khi nhắc đến cụm từ “sống lâu” thì chúng ta thường liên tưởng đến mạng sống nhưng không những thế mà đi kèm với cụm từ sống lâu đó còn gọi là “ sống bền”.

Huế xưa nay, các nhà văn chương thường ví như  “hoàng hôn phía tây”. Vì đất Huế ngự lên đó những bí tích giữa con người và thiên nhiên hoà quyện vào nhau. Sự giao thoa giữa tĩnh lặng và mộng mơ... đã trở thành nét riêng của Huế. 
Huế, một tuần lễ qua đã trở nên bận rộn và lao xao. Nói thế thôi; không phải Huế đâu, mà là Từ Hiếu. Để giữ gìn cho tốt ranh giới nghĩ dưỡng và môi trường vắng vẻ vốn có của chùa Huế. Chùa Huế không thích hợp cho các hiện tượng và chẳng mấy mặn mà sự tiếng tăm... 
Nếu thật lòng về chùa Huế để một lần nữa tìm cho mình cõi lòng tịnh tâm và ngưỡng cầu tìm lối đi về chân thiện mỹ thì chùa Huế sẽ vẫn luôn tồn tại trong trái tim người phương lạ. 
“Hãy khép lại sớm trang nhật ký hành trình của Người. Hãy để cho Người sống yên trên đất Thần kinh và hãy về đó với Người bằng con người Huế”. 
Huế, hay chùa Huế là một. Bây giờ Người và Từ Hiếu là một. Vậy chúng ta đừng bắt Huế phải chỉ nhận lấy nó như một hiện tượng tạm thời mà hãy ghi vào cho Huế thêm một tân ước nữa. Tân ước đó là gì? Đó là sự có mặt, sự có mặt với Người. Huế nói rõ ra là chưa bao giờ biết khoe khoan, hoặc tự hào. Huế thì vẫn bình bình vậy đó. Ai về với Huế với tâm trí bình an và thật lòng về với Huế thì Huế luôn khoan dung rộng ra. Ngược lại chứ đừng gán cho Huế, “ Huế sẽ lợi” Huế sẽ nổi. Không, đừng bao giờ mong điều đó cho Huế. Mà “Người vui cảnh sẽ vui- Thiền sư về Huế là lòng thiền sư”. 
Đến Huế, đến chùa Huế, đến Thiền sư Huế không những cho ta nguồn tâm linh bất tận, nguồn sống thân thương cao tột, hằng nằm sâu thăm thẳm từ vô tận...!
Khi Thiền sư về Huế cũng vậy, học trò Thiền sư về Huế cũng vậy phải tôn kính Huế và lòng kính trọng chùa Huế là cao hơn cả tất cả vạn hữu ( những cái đã có được). Vì nơi địa linh trắc ẩn ấy, luôn có những con mắt biết nhìn, biết nói, biết soi. Để có thể làm Huế hoàn thiện hơn và lâu dài hơn. Như ở trên, cụm từ “sống bền” không khó nhưng có dễ bền không mới khó. 
  Vì sao, vì giờ đây tâm Thiền sư đã hiền hoà như đất Huế. Thiền ngữ IM LẶNG HÙNG TRÁNG do chính Thiền sư chấp pháp vào năm 2000 đã ứng thị lúc này ngay trên mảnh đất Cố đô của Thiền sư. Chúng ta càng im lặng hùng tráng mới tiếp nối nguồn pháp chánh niệm nhật dụng của Thiền sư. Và Thiền sư thường chỉ muốn sau giờ chỉ tịnh hoặc khoá tu là thời gian im lặng hùng tráng diễn ra. Và cũng như thế tất cả phải im lặng hùng tráng để Thiền sư quay về An Dưỡng Am. Không hương, không hoa, không thư, không họp, không  viết thêm gì, lên nữa...! 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập