Cho thêm hương sắc mùa Vu Lan

Đã đọc: 1102           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thường xuyên, người viết cùng một vài anh em  tự phân công nhau theo dõi  các diễn biến  trên “mặt trận” văn hóa nghệ thuật xã hội, để tìm ra những va vấp, va chạm liên quan đến Phật giáo để có nhận định và tiếng nói lưu ý kịp thời ,hầu giúp đơn vị được góp ý  chấn chỉnh ,có cái nhìn trung thực, tương đối đắng đắn hơn về Phật giáo.Trải bao năm tháng, cho đến hiện nay những  góp ý ấy của anh em chúng tôi thưa dần, ít đi. 

Trên bình diện chung , có nghĩa là, những sai sót chủ quan lẫn khách quan cũng tương đồng như thế. Một  tín hiệu đáng mừng, đáng vui ! Vẫn biết rằng, đây là nhiệm vụ của các cán bộ văn hóa Phật giáo đồng thời cũng là trách nhiệm của các giảng sư hoằng pháp có  khả năng trực nhận, nhạy bén  trước các diễn biến bên ngoài xã hội nhưng nằm trong mối quan tâm chuyên trách của mình để có kế sách hoặc phương án bổ sung kịp thời, bước qua khỏi hố cách ngăn của lạc hậu.

Tiếc rằng anh em chúng tôi không phải một vị xuất gia để có thể tận dụng “phước báu” ấy nói  mọi người nghe theo, mà chỉ là một  Phật tử cư sĩ như hàng triệu người mặc áo tràng lam bình thường dưới Phật đài như muôn thuở. Nhưng bù lại, anh em chúng tôi có một lợi thế rất lớn là không bè nhóm, phe cánh. Vì vậy một khi lên tiếng một vấn đề nào, không hề bị vướng mắc, ngẹn họng như một căn bệnh trầm kha  thầy tôi – chùa tôi – Phật tử tôi hay đạo tràng tôi, mà xã hội hiện nay đã không ngần ngại đang đặt cho cái tên rất xác đáng:  “lợi ích nhóm”!

Đọc báo, một sư thầy trả lời  báo chí rằng : “ Ngày Lễ Vu Lan không phải ngày Xá Tội Vong nhân”, rồi cuối cùng khuyên có cúng cô hồn nên cúng cháo loảng…! Bất nhất trong ý nói mà còn làm hoang mang những ai ưa thích ngân nga mấy câu ca dao cổ , rằng “Tháng sáu buôn nhãn bán trâm/ Tháng bày ngày rằm xá tội vong nhân”. Mong các giàng sư nên có nhiều bài giảng  nói về sự kết hợp trong ngày lễ Vu Lan, giữa sự báo hiếu với  cúng cô hồn rằm tháng bảy để đừng ai  đi đính chính  loạng choạng nữa. Mong thay !

Tạm gác  chuyện bực dọc giữa đường, về nhà mở tivi xem kịch. Trong một chương trình dự thi kịch ngắn, bài thi của một nữ đạo diễn có tên “Đêm Hoa Đăng Lung linh”, nói về một tay ăn cướp giết người , thoát tội, hoàn lương, sinh sống bằng chiếc xe bán nhang trước cổng chùa. Cô gái là Phật tử chùa này, thường hay lân la trò chuyện với anh  và đã trở nên đôi bạn thân thiết. Cô gái giải thích vì sao cô phải cài hoa trắng va đượm buồn thoáng chốc.

Hai người vui vẻ vì nhang bán được nhiều, còn cô gái hân hoan vì  chiều tối nay sẽ cùng  nhóm bạn thả hoa đăng  ven con sông trước chùa. Trong một va chạm với nhóm gây rối, cô gái vô tình phát hiện ra anh chàng  này chính là hung thủ giết chết cha mình ngày nào do kẻ gây rối gọi anh là “đại ca”. Anh ta quý xuống nhận tội và sẵn sàng chịu sự trừng phạt.

Cô gái vì chưa qua được cú sốc quá lớn nên có  buông ra một câu mà  anh em chúng tôi luôn  cười mãi : “Dù anh có bán 10 xe nhang như thế này cũng không hết tội ác anh gây ra “. Hạt sạn của tác phẩm là  chỗ câu nói này. Anh ta bán nhang, ý nghĩa chỉ là một phương tiện sinh sống, dù anh ta quan niệm bán nhang  cho người  mua lễ Phật là “có phước”, chứ  bán nhang nào phải một cung cách sám hối đúng nghĩa và tích cực, hoặc tối thiểu  là làm từ thiện, bố thí cho ai đâu !

Khi bình tâm lại cô gái chấp nhận tha thứ  để thà theo những ngọn hoa đăng  sáng cả mặt sông kia lòng mênh mông của đại lượng vào bao dung trong ngày lễ Vu Lan. Nữ đạo diễn khá cao tay khi phần cuối cho những cây dù lật ngửa  lên , theo giải thích của cô với Ban Giám Khảo là thường dù để che - che nắng che mưa, còn ở đây dù lại hứng tất cả  mọi khổ đau mưa nắng cuộc đời. Một tác phẩm có ý nghĩa vu Lan sâu sắc , ít thấy có  trên nền kịch xã hội.

Các bạn có thích xem phim không? Anh em chúng tôi thì không , dù đó là phim nước nào. Đã không thích xem phim mà lại còn là phim làm lại từ  bản gốc xứ người  ta thì  rất chán. Nhưng có một bộ phim dài hơi 208 tập “Gia Đình là Số 1”của đạo diễn Nhật Trung, đã khiến anh em chúng tôi ghé mắt tới. Đây là loại phim Series stcom “High kick” đã Việt hóa từ bàn gốc cùng tên  của  Hàn Quốc. Khởi chiếu từ 18/01/2017 cho đến đấu năm 2018 mới dứt. Bộ phim hài vui tươi, pha chút lãng mạng nhưng rất hiện thực trong cuộc sống xả hội hiện nay. Vậy mà ai cũng bất ngờ và khá khen đạo diễn đã  khéo léo –dù là chỉ trong một tập trong 208 tập kia, ý nghĩa ngày Vu Lan thật nghiêm túc.

Cụ thể trong tập 153 ( phát 11/10/2017 ), đứa con trai thứ  Đức Mẫn (Gin Tuấn Kiệt đóng) học năm cuối cấp 3, quậy phá vá đánh  bạn trong lớp đến  thương tích. Nguời mẹ (Thu Trang đóng) vốn là một bác sĩ  có tiếng, phải  đến tận trường theo lời mời ban giám hiệu và  cha mẹ em học sinh bị thương tích. Trước những lời hằn học khó nghe, nặng nhẹ của phía bị hại, người mẹ chỉ biết nhún nhường,nhỏ nhẹ và cúi đầu nhận hết mọi tội lỗi, mọi sự  nhục nhã về mình do có đứa con quậy phá gây ra.

Khi ra cửa về, người mẹ này  đi với dáng vẻ trầm tư và thoáng  buồn, dù  Đức Mẫn chạy theo sau lưng  vừa ân hận vừa lo sợ xin lỗi mẹ ríu rít. Người mẹ  đột ngột dừng lại nói với con chỉ một câu “Con biết hôm nay là  ngày gì không ?” Đức Mẩn đáp ríu ríu “Dạ Lễ Vu Lan “ rồi  người mẹ bước đi tiếp , không nói thêm lời nào. Cảnh kế tiếp hai anh em Đức Minh và Đức Mẫn bàn với nhau mỗi người mua một món quà tặng mẹ  nhân ngày Vu Lan nhằm bày tỏ sự  hối hận của mình. Tiếc là tập 153 này lại phát sau Vu Lan hơn 1 tháng (11/10/2017 nhằm ngày 22/8 năm Đinh Dậu)

Xem kịch, coi phim  rồi thì tìm đến  lãnh vực âm nhạc  tìm nghe những  tác phẩm  hay , biết đâu sẽ tăng thêm nét lung linh cho ngày Báo Hiếu. Tác phẩm hay thì rất hiếm nhưng ngược lại những bài nhạc thuộc  dạng B, dạng C và   “yêu ca hát” thì nhiều  vô kể. Ở đây  nguời viết chỉ xin  nêu ra vài tác phẩm mang tính tích cực,  vừa có tư duy nghệ thuật  nghiêm chỉnh vừa có ý tưởng Vu Lan rất đẹp. Nếu  Vu Lan năm rồi ca sĩ Ưng Hoàng Phúc có mini album “Vu Lan 2017”gồm 5 bài hát  về Vu Lan và  ca ngợi công ơn cha mẹ, thì năm nay chưa thấy động tịnh gì dù đã là mùng 10 tháng bảy .

Vu Lan năm nay có ba MV ca nhạc mới toanh. Trước hết là MV  đầu tay“ Tình Mẫu Tử” của Duy Cường  quán quân “Thần Tượng Bolero 2018”. Đó cũng là tựa bài hát do ca nhạc sĩ Ngọc Sơn sáng tác riêng tặng đứa học trò có hoàn cảnh trong quá khứ gian khổ, từng mót khoai vụn ăn trừ bửa do vắng mẹ.

MV thứ hai “ 8 Lời nói dối của mẹ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung do ca sĩ Trung Quân Idol trình bày.

Ca sĩ Trung Quân Idol -áo đen và ns Nguyễn Văn chung  trong ngày ra mắt MV

Ca khúc này trước đây đã có mặt trong  album CD “Thương con thương cả cuộc đời” cũng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. Cả hai tác phẩm dù không trực tiếp nói đến  hai từ Vu Lan nhưng từ nội dung đến chủ ý cho ra mắt  vào đúng dịp này chứng tỏ những người thực hiện đã thắm đượm tinh thần Vu Lan từ rất lâu, đặc biệt nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, một người nhạc sĩ từng làm lễ hằng thuận tại chùa Kỳ Quang thành phố HCM cùng cả gia đình đều là Phật tử  thuần thành.

Anh cũng là  tác giả của bài hát nổi tiếng “Nhật Ký Của Mẹ”. MV thứ ba là của “chị Bảy” Phương Mỹ Chi mang tên “Gánh chè đêm của mẹ”. giai điệu nghe rất quen thuộc đâu đó nhưng  rất phù hợp  phong cách của cô ca sĩ trẻ này. Đặc biệt  khi thực hiện MV này  Phương Mỹ Chi không quay ngoại cảnh mà phần lớn đều diễn ra ở phim trường với những động tác múa uyển chuyển, khéo léo.

Nhưng trên tất cả , như lời  “chị bảy “ nói :””Gánh chè đêm của mẹ “ là nhạc phẩm của Hồng Xương Long đo ni đóng giày cho giọng hát của em. Em mong mẹ và mọi người sẽ thích bài hát, nhất là nó được trình bày đúng vào dịp lễ Vu Lan “. Với khá năng vá giọng ca đượm chất  dân dã Nam Bộ, nhất là  với công đức từng  đến hát ở các chùa, các  sự kiện Phật giáo, ủng hộ khai trương  các quán cơm chay, hy vọng Mv dễ thương này của Phương Mỹ Chi sẽ được đón nhận nhiệt tình trong mùa lễ Vu Lan năm nay.

Với các bải ca lẻ , mấy năm nay chưa thấy xuất hiện thêm  bài nhạc  hay nào về  Vu Lan Hiếu Hạnh, nhường khoảng trống cho các sáng tác cũ kỹ chiếm lỉnh mặt bằng  ca nhạc đến chán chường. Tuy nhiên trong  sự cũ kỹ ấy vẫn không tràn lấp được những tác phẩm hay, mọi khi , lúc nào cũng nổi bật lên trong sự lựa chọn nghiêm túc của người nghe. Trong đó có thể kề đến  “Mục Kiền Liên Cứu Mẹ” do ca sĩ Tân Nhàn ( pháp danh Diệu Tâm ) thể hiện.

Đây là bài hát  của tác giả Trần Mạnh Hùng, nằm trong album Phật giáo của cô sĩ phía Bắc này mang tên “ Về Dưới Phật Đài”. Anh em chúng tôi chú ý đến bài này với giọng ca sắc và đẹp của Tân Nhàn từ rất lâu, tuy nội dung cũng  chỉ nói đến gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên dựa vào Kinh Vu Lan Báo Hiếu và một chút tư tưởng trong Mục Liên Sám Pháp . Nhưng với nền nhạc được phối âm chỉnh chu và  đầy đặn, rất nghệ thuật khiến người nghe có cảm giác  chính mình được trân trọng. Bài hát này còn được các ca sĩ Tấn Minh, Lan Hương – những  ca sĩ cũng xuất thân từ trường lớp đàng hoàng  phía Bắc  thể hiện hoàn thiện không kém.Các bạn cứ gõ  tứ khóa bài hát kèm tên ca sĩ thể hiện  để nghe qua  một lần  cho biết  sự nghiêm túc trong lao động nghệ thuật như thế nào một khi  chính người nghe thấy mình được tôn trọng.

Và rồi, chúng ta không thể  quên được  nhạc sĩ Hàn Châu bên cạch cặp đôi ca sĩ hát nhạc Phật giáo ưng ý nhất  Nguyễn Đức – Thùy Trang. Dường như sự an tâm đã được thiết lập  mỗi khi nghe  nhạc của vị nhạc sĩ giàu kinh nghiệm và  nắm bắt được  thị hiếu công chúng như Hàn Châu và cặp đới ca sĩ này.

Đã hai năm nay, bài hát “Mục Kiền Liên – Người Con Hiếu Thảo” gần như chiếm lĩnh không gian ca nhạc Vu Lan  một cách ngoạn mục. Với dòng nhạc  dễ đi vào lòng người, mọi tầng lớp đều  nghe được, nhạc sĩ hàn Châu đã thà vào đó  những nốt nhạc tài hoa , đầy bản lỉnh của mình, khiến bài nhạc  duyên dáng, mọn mà và từ tốn  làm sao.

Nếu bài hát đầu tiên “Lạy Phật Quan Âm” vị nhạc sĩ này còn nhát tay  khi trích nguyên văn các câu kinh sám  vào nội dung bài hát, thì cho đến  nhạc phẩm này , nhạc sĩ  đã lấy chính sự cảm nhận Phật pháp của mình  tạo nên nét đặc thù  riêng biệt mà không có một sai sót hay va vấp nào. Rất có thể,  hai ca sĩ Nguyễn Đức và Thùy Trang  đã đặt hàng riêng cho mình và nhạc sĩ Hàn Châu đã hết lòng  và tin tưởng vào nơi những người có lòng tôn kính Phật, biết làm nghệ thuật. Nhờ thế âm nhạc Phật giáo  mấy năm nay có thêm nhiều tác phẩm vừa  tròn tính nghệ thuật vừa hay  lại vừa chiếm được  lòng ái mộ của người nghe. Một bài hát  Vu Lan quá hay ! Điều đó  quá tốt đẹp chứ ?

Còn lại, hy vọng từ nay cho đến ngày  rằm, sẽ có thêm nhiều tác phẩm đúng nghĩa nghệ thuật, cúng dường mùa Vu Lan Hiếu Hạnh thiết thực nhất, đứng đắn nhất. Hy vọng mọi người con Phật  có tinh thần cầu  tiến và cả anh em chúng tôi  rất mong muốn sẽ không còn bị  méo mặt mỗi khi tiếp xúc với  những tác phẩm có dán nhãn hai từ Phật giáo mà sự hời hợt , kém duyên chỉ tổ phá nát nền tảng văn nghệ-ca nhạc và văn hóa phật giáo  ! Mong các trang ca nhạc  trong và ngoài Phật giáo hiện nay nên lưu ý  đến vấn đề này.                                                  

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập