Danh ngôn về triết lý sống

Đã đọc: 1166           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

1-Chúng ta sẽ nói sự thật dù bị nhiều người ghét bỏ, vẫn tốt hơn những kẻ nói dối để lừa gạt người và đắc nhân tâm được lòng thiên hạ mà đánh mất giá trị đạo đức chính mình.

2-Chúng ta đừng tin tất cả những gì mình đang nghe và đã nghe mà cần phải tìm hiểu rõ ràng, đừng ham làm tất cả những gì mình mong muốn. 

3-Chúng ta hãy tự mình học cách nói năng chậm rãi và hành động vì lợi ích nhiều người, nhưng suy nghĩ nhanh chóng để kịp thời giải quyết mọi chướng ngại. 

4-Chúng ta phải luôn biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và chịu trách nhiệm với những gì mình đang làm và đã làm. 

5-Chúng ta phải luôn đón nhận mọi sự thay đổi của cuộc sống này, nhưng đừng bao giờ đánh mất chính mình vì quyền lợi riêng tư. 

6-Con người càng ngày làm mất đi giá trị nhân cách do không hiểu biết và nhận thức thiếu sáng suốt vì không tin nhân quả, nên dễ dàng gây tạo nhiều tội lỗi và làm khổ đau cho nhau. 

7-Hoàng đế Lý Thái Tổ khơi nguồn tâm linh mở trang sử mới cho người dân nước Việt. Phật hoàng Trần Nhân Tông đưa đạo vào đời phá trừ mê tín làm rạng rỡ tổ tiên.

8-Ai cũng có thể biết tình yêu đưa đến hôn nhân nhằm phát triển giống nòi nhân loại và bảo vệ truyền thống gia tộc, nhưng lại là đầu mối của nhiều hệ lụy khổ đau, bởi sự yêu thương trong vị kỷ cho nên nói tình chỉ đẹp khi còn dang dỡ, đời mất vui khi đã vẹn câu thề. 

9-Để đảm bảo cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần phải tích cực siêng năng trong việc làm ra của cải vật chất, biết chi tiêu phù hợp những nhu cầu cần thiết, và không để tài sản hao hụt thất thoát.

10-Khi gia đình được xây dựng và phát triển ổn định về mọi mặt, thì xã hội mới hưng thịnh và bền vững lâu dài. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần phải có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau để đảm bảo an sinh đời sống, về vật chất lẫn tinh thần.

11-Để duy trì nề nếp sinh hoạt, tình cảm, văn hóa, đạo đức, kinh tế, tài chính, truyền thống gia đình, sự nghiệp của từng cá nhân và sự nghiệp chung của gia tộc, mỗi thành viên phải có trách nhiệm, bổn phận để làm thành cho nhau bằng sự siêng năng tinh cần.

12-Người Phật tử xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, những thành viên trong gia đình cần siêng năng tháo vát trong việc tạo ra của cải vật chất, biết sử dụng tài sản một cách hợp lý và biết giữ gìn tài sản, không để cho tài sản thất thoát, tiêu tán bất hợp pháp.

13-Con người do tạo nhân quả không đều nên có sự sai biệt rất lớn trong cuộc đời, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, thông minh hay ngu dốt, sống thọ hay chết yểu.

14-Giáo lý nền tảng của đạo Phật có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, hay còn gọi là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập