Danh Ngôn Về Chân Lý Cuộc Đời

Đã đọc: 1154           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

1-Người Phật tử lúc nào cũng biết nhìn xa, thấu rõ lý nhân quả mở lòng rộng lớn, giúp người chính là giúp ta biết cách hoàn thiện chính mình với tinh thần vô ngã, vị tha.

2-Chúng ta nếu sống riêng rẽ, chỉ là giọt nước nhỏ chẳng giúp gì được cho ai. Cùng nhau học hỏi, tu sửa, đoàn kết, hòa hợp dấn thân đóng góp vì tinh thần đạo pháp và dân tộc, chúng ta sẽ là đại dương của biển cả.

3-Người Phật tử học theo gương sáng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là phước huệ song tu. Làm phước mà không thấy mình làm, không thấy vật để cho và người được cho. Tu mà không thấy mình tu, không dấy tâm động niệm nhờ biết buông xả.

4-Mọi người khi không còn dính mắc vào ta người chúng sinh, thì chuyện phải quấy, tốt xấu, khen chê, được mất, thành bại không làm cho ta dao động.

5-Người Phật tử luôn sống trong chánh niệm tỉnh giác, là chìa khóa của mọi sự thành công. Chúng ta làm chủ bản thân qua từng ý nghĩ, lời nói và hành động.

6-Mê tín là lòng tin mù quáng không thấy đúng lẽ thật, không thấy đúng chân lý vì mê muội. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao giải hạn, tin có một người ban phước giáng họa v.v...

7-Người Phật tử phải biết buông xả thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý hoặc xúc phạm ta cũng dễ dàng bỏ qua mà không oán giận thù hằn.

8-Chúng ta nên biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại của nội tâm. Đây là ước mơ chung cho nhân loại mà ai cũng mong mỏi đạt tới. Muốn vậy, chúng ta phải biết buông xả từng tâm niệm não hại người và vật.

9-Người Phật tử hãy nên nhớ, hạnh phúc vật chất trong cuộc sống đời người không thể kéo dài mãi mãi vì bản chất của nó là vô thường đổi thay.

10-Chúng ta hãy lắng nghe bằng trái tim hiểu biết, nên những người mình thân yêu nhất, dù thời gian đã trôi qua lặng lẽ, mình vẫn sống yêu thương và lắng nghe hết lòng.

11-Người Phật tử chân chính luôn cung kính tưởng nhớ Phật, luôn thương yêu kính mến ông bà cha mẹ, vui vẻ thuận thảo với anh chị em và hay giúp người cứu vật.

12-Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả năng mình thì dễ sinh ra mê tín. Ví như có một người muốn vay một số vốn lớn làm ăn, không biết việc làm ăn này sẽ đạt được kết quả tốt hay xấu. Chính vì lòng tham và sự mong cầu quá đáng mà dẫn con người ta đến mê tín dị đoan.

13-Người Phật tử nên chọn những nghề cao quý là thầy giáo, bác sĩ, kỹ sư, trồng trọt, vận chuyển hàng hóa và giúp con người mua bán trao đổi các phương tiện vật chất…đến tay người tiêu dùng.

14-Mọi người nên biết, nếu ai luôn sống so đo, tính toán trong ích kỷ thì rất khổ tâm; nếu biết bao dung độ lượng, ta sẽ sống an vui hạnh phúc.

15-Người cư sĩ tại gia được quyền thừa hưởng hạnh phúc về sở hữu vật chất của riêng mình, và có thể bố thí cúng dường giúp đỡ sẻ chia, dấn thân đóng góp, phục vụ vì lợi ích cộng đồng xã hội, cũng như phát tâm hộ trì.

16-Con người ta hay lo lắng sợ hãi, suy nghĩ vu vơ là gốc sinh ra mọi điều mê tín. Hoặc có người sợ vận sui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa cúng sao giải hạn, cầu cho tròn năm cuộc sống được hanh thông, gia đình được an vui may mắn.... Mọi lo lắng sợ hãi đều bắt đầu từ sự mê tín.

17-Người Phật tử nên biết, con người chỉ hơn nhau ở đức hạnh, ở những phẩm chất tốt đẹp chứ không phải hơn nhau ở tài sản của cải, vật chất hay quyền cao chức trọng.

18-Đạo Phật chủ trương lấy nhân quả làm nền tảng của sự sống để phản ảnh mọi lẽ thật hư trong cuộc đời này bằng ánh sáng trí tuệ, nhằm thấu suốt thế gian. Mọi lẽ thật giả đều hiện bày sau khi có sự chiêm nghiệm và suy xét.

19-Người Phật tử nếu đã sống không thật với người khác và với bản thân mình thì sẽ không bao giờ đạt được an lạc hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

20-Trong cuộc sống, người Phật tử phải nên biết ai nắm giữ và chất chứa nhiều chưa hẳn đã hạnh phúc. Mà ngược lại, buông bỏ chính là bí quyết làm cho ta chuyển hóa được phiền muộn, khổ đau mà an nhiên tự tại.

21-Người Phật tử nên biết, ông trời không can dự vào việc nên hư, thành bại, đúng sai, được mất của con người mà tất cả là do nhân quả tốt xấu của mình đã tạo ra trong quá khứ hoặc hiện tại.

22-Ta muốn làm chủ được bản thân nhờ tu hạnh lắng nghe thì phải giữ giới trong sạch, sau đó mở rộng tấm lòng từ bi mà chia vui, sớt khổ, không oán giận, ghét bỏ một ai dù đó là người thù.

23-Người Phật tử hãy phát tâm tu theo hạnh từ bi và trí tuệ của Bồ-tát Quán Thế Âm thì chỉ cần quán chiếu lại chính mình và lắng nghe, đừng vội can thiệp hay phán xét một điều gì, hãy để mọi thứ sâu lắng trong từng trái tim và thớ thịt của mình.

24-Thất bại là mẹ của thành công với những người có ý chí và quyết tâm cao độ, chính sự thất bại đã dạy cho ta những bài học kinh nghiệm để làm mới lại chính mình.

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Nguyên Thường 15/02/2018 14:34:35
Phật nào mà nói nhiều, nói dài nói dỡ như vậy, những điều đạo đức này ở đâu mà chả có chứ. mấy bố làm ơn đứng gán ghép như thế, như thế là hỏa mù, mò mẫm và chẳng đưa đến hành động trên thân khẩu ý được đâu. Chỉ cần tuân thủ đúng nguyên tắc của Vài yếu tố trong bát chánh đạo là dư sống luôn rồi. Vì nó rất cụ thể, dễ nhớ, dễ thực hành và là chánh pháp.

1/ Chánh Kiến : chánh kiến của người tại gia đó là QUAN ĐIỂM đúng đắn, rõ ràng về lợi ích, quyền lợi của mình với mọi người khác, có chánh kiến/quan điểm đúng về nhiệm vụ, quyền hạn của công việc mình được giao, không tham lam, tham nhũng, kê giá,vòi vĩnh, rút ruột công trình.... Chỉ cần có Chánh Kiến thôi là chúng ta sẽ chẳng bao giờ bị phiền hà liên lụy vào vòng lao lý.

2/ Chánh Ngữ: dùng những LỜI NÓI có ích, lời nói khéo léo đề truyền thông, giao tiếp với mọi thành phần lưu manh côn đồ hay có học thức hay bình dân... KHI NÓI LÀ PHẢI ĐEM LẠI LỢI ÍCH.

3/ Chánh Mạng: giữ gìn thân mạng THÂN THỂ của mình KHỎE MẠNH CƯỜNG TRÁNG, không sử dụng rượu bia thuốc lá chất gây say, cam kết không sát sinh, giết hại mạng sống, Cam kết giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày luôn sạch sẽ ....

4/ Chánh Nghiệp: Cam kết những HÀNH VI của mình, nghề nghiệp của mình phải đem lại lợi ích, giá trị ngày càng lớn hơn cho Cộng Đồng, cho XH..

....... Chỉ nhiêu này thôi là quá đủ, quá dư rồi. Cần gì tới cả 100 điều hay ngàn điều đạo đức. Nói đến đạo đức thì ai nói mà chẳng được. những tay tham nhũng hay giết người họ cũng hiểu biết về đạo đức, đạo lý sống tốt làm lành chứ có thua gì mấy ông viết sách đạo đức đâu. Nhưng Cái chính ở đạo Phật là đạo đức cần phải được huấn luyện đến tận thân khẩu ý. chứ không phải nói chung chung, sáo rỗng không có giá trị hành động.
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập