Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - Kinh Lạy Cha (phần 5A)

Đã đọc: 1120           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

(Mời quý Phật tử xem chi tiết ở file đính kèm)

Phần này bàn về Kinh Lạy Cha (KLC) qua các dạng ghi nhận trong văn bản từ thời bình minh của chữ quốc ngữ. Phân tách kỹ hơn KLC sẽ tìm ra các dấu ấn của tiếng Việt cổ, sự thay đổi cách dùng trong tiếng Việt và ngay cả ảnh hưởng chính trị và thời cuộc. Cũng vào thời gian soạn phần 5A này, các vị giám mục Pháp đã quyết định đổi một chữ trong KLC "Ne nous soumets pas à la tentation" thành "Ne nous laisse pas entrer en tentation" (so với KLC tiếng Việt 2017 "Xin chớ[1] để chúng con sa chước cám dỗ", tiếng Anh "lead us not into temptation").

Điều này đức Giáo Hoàng Francis cũng đề cập đến trong một buổi phỏng vấn gần đây (BBC News[2] 8/12/2017). Các động từ soumettre (Pháp) và lead (Anh) đều có thể hàm ý bị dẫn đến (thể thụ động/passive), hay hàm ý chính Thiên Chúa dẫn dụ con người (sa cám dỗ): không đúng theo ý của nguyên bản Hi Lạp. Tiếng Việt không bị trường hợp tối nghĩa như trên vì ảnh hưởng phần nào từ tiếng Bồ-Đào-Nha khi dịch (xem các bản KLC phần dưới).

Do đó tùy theo từng giáo hội và ở những thời kỳ khác nhau mà KLC có thể thay đổi, điều này làm quá trình tìm hiểu ý nghĩa KLC trở nên rất thú vị nhưng không nằm trong phạm vi bài viết này. Các tương quan ngữ âm ghi nhận trong bài viết không nhất thiết khẳng định nguồn gốc (Việt, Khme hay Hán cổ …) của các từ này. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn



[1] Có tác giả dịch cách mới là "xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ", thí dụ như xem bài viết (10/2017) này http://www.sudiepchuaden.com/2017/10/su-iep-ung-nghiem-kinh-lay-cha-moi-se.html ...v.v...

[2] Xem bản tin BBC News trang này http://www.bbc.com/news/world-europe-42279427 hay các ý kiến khác nhau từ lăng kính Thần Học và Ngữ Học trang này https://www.crisismagazine.com/2017/pope-francis-half-wrong-half-right-lords-prayer ...v.v... Đức Giáo Hoàng Francis (Phanxicô) giải thích thêm trong buổi phỏng vấn của đài truyền hình TV2000 “Chính tôi, con người sa vào chước cám dỗ chứ không phải Thiên Chúa đẩy con người vào chước cám dỗ".

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập