Bốn lời nguyện lớn

Đã đọc: 1425           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Người tu theo hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm phải can đảm dũng mãnh phát tâm thực hành bốn nguyện lớn. Bốn nguyện này bao trùm hết tất cả các nguyện của chư Phật.

 
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện bỏ
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Điều thứ nhất người tu theo hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm phải kiên cường bền bỉ độ hết thảy tất cả chúng sinh, thề không thủ ngôi chánh giác khi thế gian này vẫn còn chúng sinh đau khổ. Muốn được như vậy thì mỗi hành giả phải siêng năng nổ lực tinh cần, chuyển hóa tham lam sân giận si mê thành vô lượng trí tuệ từ bi, với tấm lòng vô ngã vị tha.
Điều thứ hai người tu theo hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm phải phát tâm dũng mãnh, bỏ hết các phiền não tham sân si có tính cách hại người và vật. Muốn được vậy thì, mỗi hành giả phải cố gắng siêng năng tinh cần học hiểu vô lượng pháp môn Phật dạy, để phương tiện giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán.
Điều thứ ba, người tu theo hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm phải thông suốt hết thảy các pháp môn Phật dạy. Mỗi hành giả khi đã học hiểu rồi, thì phải phát tâm tu hành cho đến khi nào thành Phật mới thôi.
Điều thứ tư, người tu theo hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm phải dũng mãnh, kiên cường không thủ ngôi chánh giác, để độ tất cả chúng sinh đều được thành Phật.
Nam mô Bồ-tát hương cúng dường.(3 lần)
                            
Quyển nghi thức Hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm chúng tôi biên soạn chia ra làm ba phần:
Phần đầu chúng tôi triển khai đọc tụng kinh hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, để mọi người biết được công hạnh và việc làm của Ngài trong hiện tại, mà bắt chước học và làm theo.
Phần hai chúng tôi biên soạn nghi thức sám hối và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức, để mỗi người con Phật y thức được khổ đau do sự giết hại, trộm cướp lường gạt, tà dâm, nói dối hại người, uống rượu say sưa, dùng các chất kích thích như xì ke ma túy để làm khổ mình và hại người. Sám hối để biết được lỗi lầm, mình đã gây tạo ra từ vô thủy kiếp cho đến nay, mà tìm cách không cho chúng tái phạm nữa.
Phần ba chúng tôi biên soạn nghi thức sám hối lạy hồng danh Phật và Bồ-tát, có sự giải thích rõ ràng về các công hạnh của chư Phật, Bồ-tát.
Lạy hồng danh Phật và Bồ-tát là một phương pháp hành trì cao tột, giúp thân tâm hóa giải các oan khiên nghiệp báo nhiều đời càng ngày càng được trong sạch. Để chúng ta vừa tiêu trừ nghiệp xấu ác cũ, vừa thâm nhập trí tuệ từ bi của Phật và Bồ-tát, nhờ thần lực gia hộ của các Ngài, mà chúng ta đủ niềm tin và nghị lực để chuyển hóa các phiền muộn khổ đau, thành an lạc hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.
Phương pháp lạy Phật, Bồ-tát là kết tinh đặc sắc của giáo lý Phật đà nhằm giúp cho người đương thời chuyển hóa các bệnh về thân và tâm, làm cho tinh thần người hành trì luôn được an ổn và vui tươi.
Toàn thân năm vóc cúi rạp mình sát đất khi lạy Phật, Bồ-tát là một phương pháp thể dục thẩm mỹ rất nhẹ nhàng, được cử động đồng đều cùng một lúc nên làm cho máu huyết trong người lưu thông hài hòa. Cách đơn giản nhất vừa lạy vừa niệm danh hiệu Bồ-tát hoặc vừa lạy vừa theo dõi hơi thở. Chúng ta lạy một cách chậm rải từ tốn hài hòa, đứng lên niệm nam mô Bồ-tát Quán Thế Âm và lạy xuống niệm nam mô Bồ-tát Quán Thế Âm, cứ như thế chậm rải vừa lạy vừa niệm. Ở đây chúng tôi chủ xướng phương pháp lạy Bồ-tát, sau khi lạy xong một lạy, chúng tôi có nhắc lại công hạnh của mỗi vị để mọi người biết được mà học hỏi và bắt chước làm theo.
Tùy theo hoàn cảnh chúng ta có thể áp dụng lễ lạy làm sao cho thích hợp với điều kiện của mình. Khi chưa quen chúng ta có thể lạy mỗi ngày ít nhất là 30 lạy và tăng dần cho đến 108 lạy hoặc hơn nữa thì tốt.
Chúng ta nên nhớ, hành giả tu theo pháp lạy Bồ-tát phải bền chí kiên trì giữ đều đặn. Việc lễ lạy chúng ta có thể áp dụng bất kỳ chỗ nào cũng được, miễn không gian chỗ đó đủ để ta lạy. Khi lạy hai tay chấp trước ngực, từ từ đưa lên trán, rồi đưa trở xuống ngực và lạy xuống sát đất, đó là sự biểu hiện thân tâm nhất như cung kính lễ. Lúc lạy xuống hai tay, hai chân và trán đều phải chấm đất để tỏ lòng tôn kính. Tức năm phần của thân thể đều được chấm đất.
Khi lạy, chúng ta cố gắng kết hợp hài hòa, thân cúi xuống, miệng niệm danh hiệu Bồ-tát, tâm lắng nghe mỗi cử chỉ đều khoan thai từ tốn và cứ như thế đứng lên quỳ xuống một cách nhẹ nhàng.
Phương pháp lạy Phật, Bồ-tát là một phương pháp dễ thực hành và đơn giản mà lại lợi ích thiết thực. Đa số các chùa vào mùa an cư kiết hạ của chư Tăng, thường tổ chức cho lạy hồng danh Phật. Hòa thượng Tuyên Hóa khi Ngài còn hiện tiện, ai muốn phát tâm làm đệ tử Phật, Ngài đều cho lạy hồng danh Phật 1000 lạy, rồi mới làm lễ quy y, nhờ vậy người con Phật gột rữa thân tâm được trong sạch khi mới vào đạo.
Pháp môn lạy Phật, Bồ-tát mang lại lợi ích thiết thực cho cả thân và tâm. Thân thể khỏe mạnh và có khả năng ngăn ngừa các bệnh tật của thời đại. Tinh thần sáng suốt an lạc và sống an vui hạnh phúc.
Đây là một pháp môn thực tiễn mầu nhiệm, theo tinh thần khoa học hiện đại có sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhân quả rõ ràng. Thân chuyển động hài hòa đồng loạt làm cho máu huyết trong cơ thể lưu thông, nuôi dưỡng các tế bào hoạt động đẩy các độc tố ra ngoài.
Miệng niệm danh hiệu Bồ-tát, tâm lắng nghe từng âm thanh vi diệu của Bồ-tát, tạo ra sự cảm ứng không thể nghĩ bàn. Ai bây giờ có nhân duyên với Bồ-tát Quán Thế Âm, xin hãy cùng chúng tôi đồng hành, để được kết nối yêu thương và sẻ chia cuộc sống.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Đăng nhập