Làng Mai: Đã nhiều bàn chân trên mặt đất này

Đã đọc: 2405           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong quảng đời của tôi, tôi vẫn nhớ nhất là một chuyến đi.

Chuyến đi về trời Âu, nơi mà " mặt trời mọc vào ban đêm". Thiền sư Nhất hạnh, người Việt! Người không đi tìm tự do như hàng triệu người Việt khác mà người chỉ đi tìm tình thương cho hoà bình. Tôi vẫn mong mỏi được chạm đôi chân tới vùng đất " Làng" này một lần trong đời. Thế rồi, vào mùa xuân năm trước, tôi đã lên đường đi tìm lại cho mình dấu chân. Một dấu chân, không hẳn là một dấu ấn. Đến cửa ngỏ Làng, tôi được chào đón của những nụ hoa thủy tiên và từ từ men theo con đường sỏi đá để đi vào xóm Thượng. Một ao sen, một tháp chuông, một bước chân Người đang tới.

Là Việt nam ta đâu, là tổ tiên, là vũ trụ, là không một cổng tam quan. Phong thủy ở đây, như chính giữa lòng đất. Không tựa núi, không tựa một danh tăng mà tất cả đang phải tựa vào chính mình. Và tôi có thể nhìn  bao quát được hết cả không gian bốn mươi năm Người đã cất bước tới chốn này.
Ngoài ước mơ cho các cuộc cách mạng tình thương, ngoài mơ ước nói lên nguyện vọng hoà bình và cuối cùng Người cũng trở về một Bản nguyện Tăng già. Sống không cần gì ngoài bóng quê nhà ở trời Âu. Chính vì thế, sau bao nỗi thao thức hàn gắn, sau bao cuộc hội ngộ, sau bao vết thương được khâu lại. Người đã tự nhìn lại " huynh đệ có nghĩa là một nhà". Tuy mỗi nơi mỗi khác, mỗi con đường, mỗi lối thoát hiểm cho tương lai. Vì Người biết hiện tại vẫn còn đang xây dựng, đang hoài nghi, đang trên bảo dưới nghe mà. 
Tôi đã đến được nơi này là mừng lắm, mặc dầu tôi đi cũng khá nhiều nước, học hỏi những nền văn minh, khoa học, văn hoá, tính tình của nhân loại để cho mình một ít ỏi kiến thức sống hài hoà, mở rộng và bình dị nhất.
Làng mai, hiện ra trong tôi như một thánh địa sống, để lại trong tôi một "con người đáng sống"   Vì Làng mai không hẳn nằm ngoài đất nước Bhutan hạnh phúc nhất hành tinh mà Làng mai chỉ dành cho mình điểm tựa an trú. Chính vì thế tôi đến Làng cũng như đang bước đến "vương quốc hạnh phúc". 
Để quay trở lại với những chặn đường huyền thoại của Làng mai. Bằng tâm lượng " không một ai không là anh em của mình". Người đã có thời gian lắng nghe từ nhiều phía, lắng nghe rất nhiều nổi khổ niềm đau, thậm chí bế tắc. Không gì hơn Người đã tự đi tìm các anh em của mình ngồi lại. Trong những năm tháng " tha phương bất như ý". Dù đã có nhiều thăng trầm, dù có những chính kiến bất đồng, dù đã không ai chịu ai trong vận mạng sau năm bảy mươi lăm ( 1975) kéo dài cho tới khoản năm hai ngàn (2000) .  Người cũng mời qua biết bao nhiêu vị tôn đức, tăng lữ theo tinh thần Phật giáo. Trong đó tôi được biết có Hoà thượng Thiện Hạnh, Hoà thượng Thiện Bình, Hoà thượng Trí Quảng, Hoà thượng Gia Quang, Hoà thượng Bảo Nghiêm, Hoà thượng Lệ Trang, Hoà thượng Giác Quang, Hoà thượng Minh Cảnh, Hoà thượng Minh nghĩa, Hoà thượng Chí Mãn, Hoà thượng Chí Mậu, Hoà thượng Thái Thuận,  giáo sư Lê Mạnh Thát và còn hơn thế nữa Ngài đã thân lâm trong chuyến về nước vào năm 2005, Người đã đưa tăng thân đại diện hơn bốn mươi quốc gia đích thân đến diện kiến Hoà thượng trưởng lão Trí Tịnh, Hoà thượng Minh Châu, Hoà thượng Thanh Tứ, Hoà thượng Đức Phương.
Tôi cũng người có cơ duyên may mắn đã theo những bước chân bao tráng sĩ, hàng nghìn bước chân chánh niệm đi vào cõi " Hiện pháp lạc trú" này. 
Từ khi sinh ra đời, cho tới khi qua Làng mai tôi mới nhận thức ra ý niệm đi là như thế nào. Đi không cần đến, đi không cần vội vàng, đi để hiểu mình đang tới thôi. Một khi ai đã có lần đặt bàn chân của mình lên thánh địa đáng sống này rồi, thì không thể nào quên và càng không thể quên nữa là phải có trách nhiệm để bước đi cho đúng với " tinh thần Phật giáo". 
 
Bảo Pháp 
 
 







Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Đăng nhập