Sinh Làm Duyên Cho Hoại Diệt

Đã đọc: 1619           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sắc thân này cho dù có trẻ khoẻ đẹp xinh mấy đi chăng nữa thì cũng có ngày phải già yếu tàn phai theo năm tháng, theo quy luật vô thường tự nhiên của nó. Đó chính là duyên khởi, bởi nếu không có sự sinh ra thì sẽ không có sự hoại diệt.

 Mọi sự vật hiện tượng mỗi khi đã sinh ra đều có sự hoại diệt và thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Con người cũng vậy, từ trước tới nay chưa thấy ai trẻ mãi không già, khoẻ mãi không yếu, sống hoài không chết và sum họp mãi không chia ly.

 Mỗi một đơn vị bé như tế bào trên thân thể ta cũng không khác, nó luôn sinh ra, tồn tại, rồi lại chết đi. Các tế bào mới sẽ được sinh ra để thay thế các tế bào cũ một cách liên tục, không gián đoạn.

 Sinh ra ở đây được ví như sự có mặt của một sự vật. Hoại diệt được ví như sự hư hỏng, hao mòn, biến đổi và cuối cùng là mất đi của một sự vật. Ví dụ: 

 Trước đây chúng ta dùng điện thoại Nokia hoặc Samsung, sau một thời gian điện thoại xuống cấp, rồi hư hỏng và cuối cùng phải bỏ đi. Hoặc năm ngoái chúng ta còn xài IPhon 5s, mới đây nó bị đứng máy hoài, rồi bị hỏng pin và cuối cùng không sửa chữa được, đành phải vứt vào thùng rác. 

 Tương tự các sự vật khác cũng vậy. Khi mới tạo dựng, mua về, mình thích lắm. Nhưng khi nó hư hỏng và không thể sử dụng được nữa, thì mình cảm thấy rất buồn lòng và tiếc nuối có đúng không? 

  Tâm lý buồn tiếc đó phát sinh ra tại vì chúng ta chưa nhận thức được một cách rõ ràng rằng, cái gì đã có sinh sẽ có hoại diệt. Nhưng sự hoại diệt đó nó không hoàn toàn mất đi. Đó chỉ là sự thay đổi từ dạng này sang dạng khác và cuối cùng chúng cũng sẽ được sinh trở lại, có thể như những sự vật với tên gọi trước đó hoặc có tên gọi khác. Ví dụ như: Khi điện thoại hỏng, sẽ được đem đi tái chế lại rồi phân loại nó ra. Nào nhựa, nhôm, đồng, hợp kim .v.v... Tất cả những thứ đó sẽ được chế tác thành các loại máy móc, công cụ khác và thậm chí là những chiếc điện thoại như ban đầu chỉ khác mã số mà thôi.

  Hiểu được như thế để khi sắc thân này có thay đổi và già đi theo năm tháng, chúng ta cũng đừng nên buồn phiền làm chi. Đối với đời sống hôn nhân gia đình cũng vậy, có nhiều ông chồng, bà vợ khi thấy vợ hoặc chồng mình ngày càng nhăn nheo, yếu đuối, bất lực... Họ thường hay thay lòng đổi dạ, đi tìm cái trẻ trung bên ngoài, quay lại hắt hủi ngay nghĩa vợ tình chồng. Người như thế được gọi là đại vô minh.

 Nếu điều đó xảy ra với gia đình mình và chính chúng ta là "nạn nhân" thì chúng ta sẽ xử lý ra sao? Hãy coi như người đó đã chết và hãy nhìn nhận cái chết là một sự thật không ai tránh khỏi. Để rồi người ở lại không phải tiếc nuối, sầu bi. Còn hơi thở, đồng nghĩa cuộc sống vẫn còn tồn tại, vì thế chúng ta vẫn phải tiếp tục sống trong sự nhận thức rõ ràng, có đến sẽ có đi, có hợp sẽ có tan, có sum họp sẽ có chia ly. Đừng quá phiền não làm chi vì chúng ta đã biết "ái biệt ly là khổ"!

 Từ lúc yêu nhau cho tới lúc lấy nhau về làm vợ làm chồng, đó là lúc chúng ta được sinh ra trong ngôi nhà hạnh phúc giữa đời thường. Ngay lúc này đây, chính chúng ta đã vui vẻ chấp nhận sống chung với nhau. Thế thì tại sao khi hai người chia tay, chia lìa, tức là sự hoại diệt của hôn nhân, chúng ta lại không thể chấp nhận nó? 

  Người tại gia học Phật cần phải hiểu rõ điều này, hiểu được vạn vật đều biến đổi vô thường, cái này làm duyên cho cái kia hay nói cách khác là hãy nhận thức rõ ràng tính duyên khởi của vạn pháp, để chúng ta có một cuộc sống bình an hơn gữa đời thường.

 

                 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Đăng nhập