Gà trống gáy sai giờ

Đã đọc: 2016           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Lúc nên gáy thì không gáy, lúc không nên gáy thì lại gáy, gà trống rừng cuối cùng bị chết vì tiếng gáy không đúng lúc của mình. Gà trống không được nuôi dưỡng dạy dỗ nên mới mang tai họa. Con người cũng vậy, nếu thiếu giáo dục, thiếu tu dưỡng… thì sẽ không biết nên làm việc thế nào, sống thế nào, đối nhân xử thế ra sao… rất dễ thất bại trên đường đời. 

Ngày xưa, Bồ tát chuyển sinh làm con trai gia đình quý tộc Bà La Môn, khi trưởng thành, Bồ tát tinh thông kinh điển, tri thức hơn người, trở thành thầy dạy của năm trăm học trò Bà La Môn khác. Nhà thầy có nuôi một con gà trống báo giờ. 

Hễ gà trống gáy sáng thì học sinh thức dậy đi học, đi làm. Về sau gà trống ấy chết đi, các học trò để tâm tìm một con gà trống khác thay thế.
Ảnh minh họa (Nguồn:Internet)
Một hôm, một học trò đi lượm củi ở khu rừng bên cạnh bắt được một con gà trống rừng, mang về nuôi trong chuồng, muốn nhờ tiếng gáy của nó đánh thức mọi người. Nhưng gà trống rừng từ nhỏ đã sống trong rừng sâu, không biết lúc nào nên gáy, lúc nào nên không. Có khi nửa đêm nó cất tiếng gáy.
 
Các học trò nghe tiếng gáy của nó thì thức dậy học bài. Họ học đến sáng thì đã mỏi mệt, không còn tinh thần để làm việc gì nữa cả. Sự việc tiếp diễn trong mấy ngày, các học trò không còn chịu nổi nữa, nói với nhau:
 
– Chúng ta nên giết thịt nó đi thôi. Nó không biết giờ giấc gì cả, khi thì gáy nửa đêm, lúc thì gáy ban ngày, làm cho thời khóa của chúng ta bị loạn cả lên!
 
Họ làm thịt gà trống, sau đó lên thưa chuyện với thầy, thầy họ nói bài kệ rằng:

Không được dạy dỗ
Không biết theo thầy
Lúc gáy lúc không
Không hiểu biết gì!
 
Trích “Bổn Sanh kinh”
 
Lời bàn:

Lúc nên gáy thì không gáy, lúc không nên gáy thì lại gáy, gà trống rừng cuối cùng bị chết vì tiếng gáy không đúng lúc của mình. Gà trống không được nuôi dưỡng dạy dỗ nên mới mang tai họa. 

Con người cũng vậy, nếu thiếu giáo dục, thiếu tu dưỡng… thì sẽ không biết nên làm việc thế nào, sống thế nào, đối nhân xử thế ra sao… rất dễ thất bại trên đường đời. Vì thế chúng ta phải không ngừng nâng cao tri thức và nhận thức của mình về con người, về cuộc sống.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập