Dòng sông phẳng lặng

Đã đọc: 3294           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thật sự bước chân tĩnh lặng, giọng nói âm trầm sâu lắng luôn gợi cho người Huế một nét riêng của Huế độc đáo uyên thâm.

Cố đô Huế, dòng Hương Giang bốn mùa nước trong thơm mùi sữa mẹ. Từ khi nào Sông Hương luôn ẩn mình trong giếng ngọc, với cái tâm, nét diễm kiều hằng xuôi mái bao con thuyền cập bến trên những con nước êm đềm sâu lắng ấy.
Khi nghĩ về hồn thiêng là lúc chúng ta nhớ đến cội nguồn và khi nghĩ về một dòng nước ngày đêm tuôn chảy, là dịp chúng ta nghĩ về vùng đất mẹ mỗi ngày nuôi lớn ta. Suối nguồn chưa từng có tiếng than thở mà con người cũng chưa một lần hay biết. Chỉ cần còn biết ơn cuộc đời đã là còn chút sâu kín trong tâm hồn. Cho nên khi ta có cơ hội ngồi yên thì tự thân sẽ là những bông hoa đẹp tươi đẹp cho cả vườn hoa; Ở trong Đạo Phật hay còn gọi là “hữu xạ tự nhiên hương”. Khi đi ta biết ta đi đâu, khi ăn ta biết ta đang ăn gì?. Đó chính là lúc chúng ta trở về với những giây phút hiện tại, cuộc sống có giá trị ở đây. Từ bao đời dòng Hương đã trở nên mạch sống gần gũi như dòng suối giữa lòng Cố đô. Cho dù mưa sa, giông tố thì Hương Giang vẫn phẳng lặng ngàn năm. Đến với Sông Hương ta mới thấu hết tình quê đậm đà, với tiếng chuông chùa sớm chiều ngân vang thức tỉnh bao lòng người. Trở lại với âm sắc Huế ngày hôm nay với ngày hôm qua nhìn lại cảnh vật của Huế không thay đổi mà luôn luôn nguyên sơ mộc mạc. Chỉ có con người ấy, bản chất ấy có thể đổi thay mỉm cười với con chim trên tổ, con kiến trong hang, ngọn lá trên cành… Thật sự bước chân tĩnh lặng, giọng nói âm trầm sâu lắng luôn gợi cho người Huế một nét riêng của Huế độc đáo uyên thâm. Người Huế luôn ngỡ ngàng trước sự đổi thay và cái nhìn khác hơn của một bậc chân tu: Người tu hành có thể dạo phố, người tu hành có thể thiền hành rong chơi với sự đi đứng chánh niệm đã làm cho thân tâm con người luôn nghĩ đến một niềm hạnh phúc thực sự. Từ cái nhìn và cái thấy thực tại và cả cái chứng kiến ngẫu hứng đã quyến rũ mỗi người hãy tự tìm lại chính mình, tự đi tìm mà cái lâu nay bị đánh mất, xao lãng. Có thể những mỗi cố nhân là mỗi thanh âm Huế, từ xa vọng gợi lại gần, đánh dấu một bước ngoặt, vang lên một tiếng chuông nhà thờ, rống hồi chuông Bát nhã thậm thâm vi diệu, chuyển hoá nội tâm của con người; một sự hoà giải với hận thù, khổ đau, con người với con người.
“Bình an trong từng hơi thở, bình an trong mỗi con người”

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập