Nhớ Con

Đã đọc: 2260           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Dẫu biết rằng theo định luật vô thường cha con tôi sẽ không được gần nhau mãi, vì thế tôi luôn lấy lời Đức Phật dạy”hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” để cố gắng tu tập, làm nhiều điều thiện góp phần lợi đời ích đạo.Dù ở bất cứ nơi nào có xa nghìn dặm, tôi vẫn cầu nguyện cho con gái luôn luôn được thành công trên bước đường tu học, luôn vững tâm để vượt qua khỏi cuộc hành trình đầy chông gai không có thảm đỏ chốn núi rừng. Đây chính là ước nguyện cuối cùng mà tôi dành cho con gái trên bước đường hoằng pháp lợi sanh

Mới đây đã 4 năm rồi, thời gian trôi qua thật nhanh chóng, cô con gái của tôi giờ đây thật đã lớn, lớn về vóc dáng lẫn tầm nhìn.Chẳng biết cô giống ai trong gia đình mà suy nghĩ của cô bé này lại khác hẳn với mọi người trong họ tộc.Tôi sinh ra trong gia đình có 10 anh chị em, tấ cả đều thừa kế công việc đồng án của cha mẹ.Mặc dù nhà đông con nhưng anh chị em tôi chưa bao giờ bị đói, bị khát. Nhớ ngày ấy, mỗi chiều khi thấy cha chúng tôi chạy xe lam chở hàng về đến ngõ là anh em tôi lại mừng ríu rít, mừng ở đây không phải là mừng vì sự có mặt của cha trong buổi chiều mà mừng ở đây là mừng vài cái bánh. Cái thời ăn chưa no, có bánh để ăn là mừng lắm.Đàn con của tôi ngày nay cũng vậy, vì có kinh nghiệm từ trước nên mỗi khi đi xa về tôi thường mua ít quà cho các con.Tôi là một nông dân, suốt ngày gắn với con trâu cái cày nhưng lòng tôi tự quyết rằng đời cha thà khổ chứ không bao giờ để khổ đời con.Hai vợ chồng tôi từ sáng sớm đến chiều tối, đều lo cho việc đồng án.Còn việc chăm lo cho bọn nhỏ thì có nội ngoại và chú bác ở cận nhà lo giùm.Không phải người sinh ra ta mới là cha là mẹ của ta mà người có công nuôi dưỡng, chăm sóc ta cũng là cha là mẹ của ta. Do đó, mà mỗi khi đi làm về, tôi thường hỏi con gái rằng “hôm nay con ăn cơm nhà ai, ăn cơm với cái gì, con có ngủ trưa không” đó là những câu hỏi quen thuộc được tôi áp dụng hằng ngày.Đâu phải vợ chồng tôi vô tâm không biết lo cho con nhưng cũng rất may, chắc trong cái họa đó mà con gái tôi được gặp nhiều may mắn và thành công hơn tôi tưởng.Nó luôn được đại gia đình giúp đỡ, nâng niu, được chú bác thương yêu.Bậc làm cha làm mẹ như chúng tôi thấy vậy chứ cũng vui lắm

Nhưng nào ai biết được, con gái càng lớn suy nghĩ càng rông hơn.Chẳng biết từ khi nào trong tâm con gái hình ảnh Đức phật từ bi lại được hiện diện nơi nó. Tôi thường nói với con gái rằng” đời cha đã cực khổ lắm rồi nên cha không muốn con giống cha, chính những lời nói đó mà con gái tôi đã cố gắng học tập, và chính những lời con gái tôi nói ra, tôi cũng không ngờ mình chỉ được nghe con nói thật bằng cả tấm lòng chỉ với một lần.Và chính lần này đã thật sự chia hai cha con tôi thành hai con đường khác biệt giữa đạo và đời.Sau khi hoàn thành hành chương trình thế học, con gái quyết định đi theo dấu chân Phật Đà. Nó nói cho tôi nghe” chính cha nói đời cha khổ ,nên con quyết định giúp cha thoát khỏi cảnh khổ, giúp chúng sanh trong pháp giới thoát khỏi khổ đau, đó là lí do mà con quyết định xa đại gia đình của mình cha ạ! Nó ra đi niềm ngập tràn hạnh phúc nhưng nào biết được tôi và mẹ nó như bị cắt từng miếng thịt nơi thân. Sau khi nghe lời quyết định của con gái, vợ tôi ngất xỉu, còn tôi, tôi cố gắng kìm thật chặt không để nước mắt chảy ra khi có con.Nhưng vì thương con, tôi quyết cho bé yêu của mình xuất gia tu học.

Tôi không biết đời sống nơi chốn Già Lam  ra sao, chứ hai vợ chồng tôi nhiều đêm nhớ con không ngủ được vì không biết nơi xứ lạ con có bình an hay không, có bị mất ngủ vì nhớ cha với mẹ hay không.Sống trong cảnh nhớ con, hằng đêm tôi thường cầu nguyện Đức Phật gia hộ để con tôi được trở về, để tôi có cơ hội nâng niu, chìu chuộng, sau những ngày thiếu vắng . Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước, vì vậy tôi quyết định đến Chùa tìm con sau những đêm dài.Cái dáng vẻ gầy gầy, tướng đi chững chạc cùng với nụ cười luôn nở hoa tươi lún vài đồng xu nhỏ xíu ở cầm được tôi bắt gặp ngay từ lần gặp đầu tiên. Lần đầu tiên ấy ,tôi thấy con mình leo lên những cây gián giáo bắt chằng chịt, tay cầm hủ sơn trét qua, quét lại.Và cũng chính lần đầu tiên này tôi cảm nhận được con mình đang hành phúc, hành phúc trong đời sống tâm linh,  hạnh phúc trên con đường nó chọn. Tôi nhận thức được rằng, ở nhà cô ấy là con tôi, nhưng ở chốn Già Lam này, cô ấy là con của Phật, là sứ giả của Như Lai.Đời sống nơi đây khác hẳn với nhà tôi lắm, nhưng con tôi thật giỏi, tay  chân giờ đây hết vụn về rồi.Trong bữa cơm trưa nơi Chùa, đây là lần đầu tiên tôi được ăn cơm trong chánh niệm, ý thức được mình đang tiếp xúc với  thức ăn, đang niếm từ từ hương vị của món ăn, đặt biệt là mùi cơm khét.Chỉ ngửi thấy mùi khét là tôi đủ biết cơm ai nấu liền vì ở chùa các Sư Cô khéo lắm, chỉ có con bé nhà tôi là hậu đậu.Mặc dù thế nhưng tôi vẫn thích vì tôi biết con tôi đâu phải lúc nào cũng sẵn sàng nấu cơm cho tôi ăn.Có đến chùa tôi mới biết thế nào là tình thương được ban trải, vì tâm mình quá nhỏ nhen, nên tôi chỉ biết dành hết tình thương cho con gái, chứ nào biết mình cần phải dành một phần cho những người thiếu tình thương vì hoàn cảnh. Nhìn con lăng xăng, quần ống cao ống thấp, mồ hôi nhễ nhãi trong những ngày đình đám lòng tôi lại thương con nhiều hơn.Tình thương nơi đây không phải là đau xót khi thấy con vất và mà là tình thương xuất phát từ sự ngưỡng mộ, ngưỡng mộ vì đức hi sinh của con, biết dấn thân phục vụ đạo pháp khi tuổi đời còn quá nhỏ.

Dẫu biết rằng theo định luật vô thường cha con tôi sẽ không được gần nhau mãi, vì thế tôi luôn lấy lời Đức Phật dạy”hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” để cố gắng tu tập, làm nhiều điều thiện góp phần lợi đời ích đạo.Dù ở bất cứ nơi nào có xa nghìn dặm, tôi vẫn cầu nguyện cho con gái luôn luôn được thành công trên bước đường tu học, luôn vững tâm để vượt qua khỏi cuộc hành trình đầy chông gai không có thảm đỏ chốn  núi rừng. Đây chính là ước nguyện cuối cùng mà tôi dành cho con gái trên bước đường hoằng pháp lợi sanh.

 

“ Tuổi hai mươi con để lại cho đời

Hai mươi mốt tuổi con dành cho đạo

Dù biết học tìm chén cơm  manh áo

Nhưng ra đi con quyết chẳng nói chơi

Người đời thường trách Cô ơi!

Nhưng cha mẹ đời nay đã giác ngộ

Ngộ để biết vô thường không thể trốn

Để một lòng ủng hộ Cô tiến tu”

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập