Thâu ngắn đường đi

Đã đọc: 906           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

 

 

Làng thôn kia cách kinh thành

Tính ra trăm dặm quả tình xa xôi

Trong làng có một giếng khơi

Nước trong, ngon ngọt khác đời lâu nay,

Vua ra lệnh dân làng này

Phải lo chở nước mỗi ngày về kinh

Cho vua uống với triều đình.

Dân làng từ đó tội tình khổ đau

Tới lui mệt mỏi dãi dàu

Chịu đời không thấu rủ nhau trốn dần

Đến phương xa cho yên thân,

Trưởng thôn làng biết chuyện dân muộn phiền

Nên ông triệu tập dân liền

Họp thành đại hội một phiên bất thường

Ông tuyên bố giọng khẩn trương:

“Bà con đừng có tìm đường đi đâu

Tôi vào gặp vua thỉnh cầu

Xin tìm biện pháp giúp mau dân làng

Đổi thay khoảng cách con đường

Đang dài trăm dặm còn chừng sáu mươi

Bà con đi lại thảnh thơi

Không còn khó nhọc như thời xưa kia.”

Sau khi hội họp trở về

Trưởng thôn làng vội vã đi vào triều

Yêu cầu vua chỉ một điều

Đổi thay khoảng cách đường theo ý làng.

Nhà vua phê chuẩn dễ dàng

Chỉ thay tên gọi quãng đường này thôi

“Một trăm” nay gọi “sáu mươi”,

Dân nghe tin đó mọi người đều vui

Tự nhiên cảm thấy gần rồi

Dù trong thực tế có lời rỉ tai:

“Đường như cũ, vẫn còn dài

Nào đâu rút ngắn sao ai cũng mừng?”

Dân làng nghe rõ tỏ tường

Chẳng tin lời đó, đồng lòng tin vua

Cùng nhau ở lại làng xưa

Không hề còn muốn di cư đổi rời.

*

 Truyện này thí dụ người đời

Phát tâm Chánh Pháp tu thời thiết tha

Luân hồi, sinh tử mong qua

Nhưng thời gian học thấy là dài thay

Nên mệt mỏi, rồi loay hoay

Nửa đường thoái chí ngưng ngay tu hành.

Đức Như Lai rất tinh anh

Nhất thừa Ngài lại nói thành ra ba

Hàng hạ căn khắp gần xa

Nghe xong cảm thấy thật là dễ tu.

Sau khi họ chứng Tiểu thừa

Như Lai mới dạy đúng như ban đầu

Rằng: “Phật Pháp đã từ lâu

Nhất thừa là đúng, có đâu ba thừa

Nhớ rằng Sự Thật từ xưa

Luôn luôn chỉ một, hầu như vậy rồi.”

Người tu lúc đó nghe lời

Lòng tin tưởng Phật tức thời vững thêm

Đường tu Chánh Đạo an nhiên

Đại thừa Bồ Tát tiến lên tâm thành.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao


(Thi hóa Kinh Bách Dụ)


*

To Send Pure Spring Water

 

     Once upon a time, there was a village, which was located five Yojanas away from the city and supplied pure spring water. The king ordered the water to be sent to him in the palace every day by the villagers. Becoming utterly weary of the irksome task, they all wanted to move away to some remote place.

     To them, the village chief said, "Don't go away. I'll talk with the king for you to alter the distance between here and the palace from five Yojanas into three Yojanas. It would be closer for coming and going without much weariness."

     The chief hastened to report to the king who changed the mileage. People were delighted at knowing this. Some of them said that there was no difference whatsoever. Most still stayed on, because of their newly reassured confidence in the king. So are the people in various walks of life.

     Those who devote themselves to the right religion for crossing the Five Paths toward the Nirvana City, intend to abandon their faith when they are weary and exhausted. Traveling by the transmigration boat, they are unable to make their way toward the shore.

     However, Buddha, the king of the Law, has many expedient means from the One Vehicle to the Three Vehicles. Those who follow the Hinayana sect are glad to hear those words and find it easier to practice. Therefore, they spare no effort to do good deeds and improve themselves spiritually so as to make their way of transmigration toward the other shores. Afterwards, they realize that there is no Three Vehicles but ones. Because of the confidence in Buddha's words, they do not want to abandon their faith by then.

     This is just like the story of the villagers ending pure spring water.

 

(Phần tiếng Anh trích dẫn trong “Sakyamuni’s One Hundred Fables” của Tetcheng Liao)

___________________________________________________________

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập