CÓ_KHÔNG

Đã đọc: 2644           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Có _Không, lạc cõi du nhàn
Thanh âm ngày tháng gởi ngàn sóng xao
 
 
Tên ai một sáng còn trao
Chuyền trong tiếng gọi trôi vào cõi xưa
 
 
Trần ai hoạt diễn mây mưa
Trơn tru dấu cũ gió đưa về nguồn
 
 
Em hào quang thuở trăng tròn
Ta về bóng tối héo hon tuổi đời
 
 
Nghe lòng tỏa ngát trùng khơi
Có_Không  gõ nhịp mấy lời Tâm Kinh…

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
T. Minh Đức 20/07/2012 01:19:55
Một vài nhận định về bài thơ độc đáo này
Một thiền sư hay một hành giả hoặc một thi sĩ về Tính không . Và đây thi sĩ trầm tư bỏ hồn thơ lạc vào cõi du nhàn mà âm thanh cũng như ngày tháng không còn lưu tâm cho dòng đời nổi trôi : « Có- Không lạc cõi du nhàn- Thanh âm ngày tháng gởi ngàn sóng xao ». để vượt qua Có không, tài tình sáng tạo như ánh bình minh buổi đầu : Dạ là Tâm cũng là Cảnh chuyển động đan dệt khế ấn cho nhau xưa nay : « Tên ai một sáng còn trao - Chuyển trong tiếng gọi trôi vào cõi xưa ». Hồn thơ trở về thực tại phủ phàn. Nhưng vẫn mạnh mẽ và luôn tỉnh thức cái Có rồi giả tạm như mây mưa : « Trần gian hoạt diễn mây mưa ». Nhưng bản chất lãng tử không quên gió mát trăng thanh của kỷ niệm thời thơ ấu trơn tru mà bây giờ vẫn như thế : « Trơn tru dấu củ gió đưa về nguồn ». Thật là lãng mạn phá chấp triệt để ví dỡm khả kính : Tính sáng hay ánh quang hoặc Phật tánh tròn đầy biểu tượng( thuở trăng tròn) : « Em hào quang thuở trăng tròn ». Thi sĩ du hành rồi cũng rơi vào định luật thành trụ hoại không cũng mệt mỏi héo hon ở tuổi đời chưa trải nghiệm là lẽ thường tình : « Ta về bóng tối héo hon tuổi đời ». Hồn thơ trổi dậy để vượt qua cái thường tình này : « Nghe lòng tỏa ngát trùng khơi ». Để rồi hồi tưởng lại mà gõ nhịp Có Không cảnh tỉnh cho đời vượt uẩn khúc « Sắc –Không » trong lời Tâm kinh : « Có Không gõ nhịp mấy lời Tâm Kinh ».
Bài thơ đọc đáo vô nhị với chủ đề : « Có- Không » .

T. Minh Đức
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.33

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập