Giấc ngủ Ngày Xuân

Đã đọc: 2416           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Có 2 chức năng chung của giấc ngủ : để bảo tồn và để phục hồi . Giấc ngủ để mọi sinh vật bảo tồn được năng lượng và tự phục hồi . Trong giấc ngủ, các chất dẫn truyển thần kinh được tái tạo để bù đắp những lượng bị tiêu hao trong hoạt động hàng ngày cùng các thụ thể sau khớp thần kinh trở lại mức nhạy cảm tối đa.

Hồi tôi làm trong Bệnh viện, mỗi sáng, khi thăm bệnh nhân, họ thường nói rằng, họ khó ngủ, có khi vì lạ chỗ, có khi là do bệnh, …

Thật sự là ai trong cuộc đời, cũng có lần mất ngủ, bởi vì đồng hồ sinh học trong ta và đồng hồ vật lý sai khác nhau khoảng 1 giờ . Ngoài ra, đã là con người, thì phải có bệnh, đã có bệnh, thì đôi khi đi kèm mất ngủ, nhất là khi về già, phần lớn người cao tuổi ngủ ít đi và khó ngủ, đa số trường hợp, họ cho rằng mất ngủ . Cũng có khi , trong công cuộc mưu sinh, gặp hoàn cảnh khó khăn, người ta cũng thường khó ngủ.

Có 2 chức năng chung của giấc ngủ : để bảo tồn và để phục hồi . Giấc ngủ để mọi sinh vật bảo tồn được năng lượng và tự phục hồi . Trong giấc ngủ, các chất dẫn truyển thần kinh được tái tạo để bù đắp những lượng bị tiêu hao trong hoạt động hàng ngày cùng các thụ thể sau khớp thần kinh trở lại mức nhạy cảm tối đa .

Y khoa cho rằng, mỗi người có thể ngủ từ 7 đến 10 giờ là đủ , tuỳ theo cơ địa từng người hoặc tuỳ theo sự hoạt động hàng ngày của con người.

Để khắc phục vấn đề mất ngủ hay khó ngủ, Tâm lý học đề xuất đếm số , đây là phương pháp tập trung tư tưởng để đi vào giấc ngủ. Có người thực hành hiệu quả, có người không .

Vấn đề là, khi chưa đi vào giấc ngủ, họ làm gì ? Tuyệt đại đa số người khó ngủ vấp phải 2 vấn đề:

1.- Khi lên giường, họ mang theo tư tưởng : “khó ngủ” hay “phải đếm để ngủ”, hoặc, “mình đã uống thuốc ngủ rồi, chờ ngủ”, v…v, thiên hình vạn trạng trạng thái tâm lý ngay khi lên giường, nhưng chung nhất là cái “mất ngủ” ám ảnh họ . Họ căng thẳng vì ám ảnh này .Để khắc phục, họ phải bỏ cho được cái ám ảnh này ra khỏi dòng chảy của tư duy .

Trước tiên, trước khi lên giường bạn hãy loại bỏ căng thẳng bằng những nụ cười bằng cách đùa với anh, em , con cháu, với những ai gần gũi bạn nhất . Hãy kể chuyện vui cười và cùng cười thật lớn xem !

Bước kế tiếp, khi lên giường hoặc chí ít là sau khi nằm xuống với nụ cười, hãy loại bỏ quan niệm về “ngủ” và “thức” trong tâm trí . Điều này hơi khó cho người dùng thuốc, vì hành vi uống thước trước khi ngủ đã in vết vào tâm trí họ rồi . Bỏ bằng cách hiểu rõ rằng, giấc ngủ chỉ là cách mà một cơ thể tự bảo tồn và tự phục hồi mà thôi, hãy để cơ thể tự làm việc ấy, việc ấy chẳng phải của mình . Và mỗi ngày ngủ 7 đến 10 giờ, chẳng cần là ngủ ngày hay đêm.

2.- Trong khi chờ đợi giấc ngủ đến, vô số hình ảnh, sự kiện trong ngày, từ quá khứ, về tương lai, lại hiện lên trong tâm trí, làm tâm trí suy nghĩ miên man.

Chính sự việc này lại làm ta mệt mõi chứ sự không ngủ chẳng làm ta mệt nhiều . Bởi vì khối óc của ta tiêu hao năng lượng nhiều nhất trong cơ thể . Thay vì để bảo tồn và phục hồi, ta lại vô tình làm tiêu hao năng lượng thêm ! Cho nên, buổi sáng, thế nào mặt mũi cũng bơ phờ !!!

Đề khắc phục, khi năm xuống giường, mỗi người tự tìm cho mình một vật gì đó để tư tưởng tập trung vào. Vật đó phải càng ít ý nghĩa càng tốt .

Chẳng hạn như “không khí”, ta tập trung tư tưởng vào “không khí” và thầm nói “không khí”, “không khí”, “không khí”,…..đừng để ý đến thời gian, đừng để ý đến việc gì khác, cứ tập trung “không khí”, “không khí”, “không khí”, …

Chẳng hạn như “cục đất”, ta tập trung tư tưởng vào “cục đất” và thầm nói “cục đất” , “cục đất” , “cục đất”,…..đừng để ý đến thời gian, đừng để ý đến việc gì khác, cứ tập trung “cục đất” , “cục đất” , “cục đất”, …đừng để ý đến cục đất tưởng tượng tròn hay méo, màu đen hay màu nâu, “cục đất” chỉ đơn thuần là “cục đất” mà thôi . Đừng gán cho bất ký ý nghĩa hay tư tưởng nào khác vào nó .

Hoặc “con dao”, “cái thớt”, “cây chỗi” ,v…v, hàng tỷ vật vô nghĩa như thế để ta tập trung tư tưởng, để ta “cột” tư tưởng vào nó, không để tư duy tiêu hao năng lượng của ta. Vì vậy, ta đã thay giấc ngủ để “bảo tồn” năng lượng. Ta đã làm được ½ giấc ngủ rồi .

Có khi mãi đến 3 hay 4 giờ sáng, ta mới đi vào giấc ngủ với không khí, đám mây, cục đất…., hãy cứ thế mà ngủ, chẳng cần đến ngày mai, vì giấc ngủ mới là điều quan trọng nhất đối với ta, chẳng phải là ngày mai ; giấc ngủ mới quan trọng chứ chẳng phải là công việc, vì nếu không ngủ, ta sẽ …chết chắc , làm gì có ngày mai, làm gì có công việc ? .

Cứ thế mà ngủ như bạn chưa bao giờ được ngủ, nếu có thể, bạn ngủ bù lại bao nhiêu năm tháng thiếu ngủ. Và rồi, bạn đã làm nốt ½ giấc ngủ còn lại .

Khi tỉnh ngủ hẵn, bạn hãy mĩm cười như chưa bao giờ sảng khoái và vui vẻ đến thế !

Hãy thực hành đi, nếu bạn khó ngủ hay mất ngủ hay gì-gì-ngủ đi nữa , bạn sẽ thấy , mất ngủ là một cơ hội hiếm có để bạn – trong khi chưa ngủ – có thể thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai một cách không mất một chút năng lượng nào cả !

Người viết bài cũng đã thực hành hằng đêm, chẳng cần ngủ hay không ngủ, và mỗi sáng, đều trở lại cuộc đời bằng một nụ cười .

Tuesday, January 17, 2012

Tâm Nhẫn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập