Truyền bá đạo Phật cho giới trẻ: Chúng ta chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng và sáng tạo(!?)

Đã đọc: 613           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ở phương Tây, bất kỳ sự quan tâm nào của giới trẻ đối với Phật giáo đều được thúc đẩy bởi những lo lắng trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dụng này không thiếu chủ nghĩa lý tưởng: thanh thiếu niên quan niệm rằng họ có thể quy ngưỡng Phật giáo nếu tôn giáo này có thể giúp giải quyết sự căng thẳng hoặc thực sự truyền trao cho họ trách nhiệm để tạo ra tác động tích cực. Ngược lại, Phật giáo cũng quan tâm đến họ nếu nó có thể giúp họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và cảm nhận được một thế giới phức tạp, khó hiểu, trong đó thiền định và mối tương quan với khoa học là những đặc tính được quan tâm. Cũng có những Phật tử Hoa Kỳ hướng dẫn con cái của mình theo giáo lý Phật giáo, mặc dù các trường Phật học chính thức hiện so ra vẫn còn rất ít. Do đó, khám phá ra cách thức thực hành Phật giáo cho những người trẻ tuổi lúc nào và hơn bao giờ hết, có thể xem như là mối quan tâm hàng đầu và toàn cầu.

Mặc dù chúng ta không nên để mình dễ bị mắc bẫy trong trò chơi “thống kê”, tuy nhiên vẫn có một hồi chuông đánh thức chúng ta về thực trạng ngày nay – giới trẻ ít quan tâm đến Phật Pháp – điều này không chỉ xảy ra ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản mà còn ở các quốc gia khác có đông dân số theo truyền thống Phật giáo. Đối với nhiều người trẻ, Phật giáo không thể hiện một hình ảnh sôi động, hấp dẫn như một số nhà thờ Cơ đốc giáo, cách mà các hội thánh truyền đạo chào đón bằng những sự kiện cộng đồng, sự thờ phượng bằng Thánh ca hay các buổi hòa nhạc. Trong khi thực sự là có một mối lo ngại về tình trạng lão hóa ở châu Á, thành phần Phật tử trẻ giảm dần là điều cần quan tâm suy nghĩ.

Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu gần đây, cho thấy Phật giáo Tây Tạng đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc. Một số lý do được đưa ra là đặc tính mới lạ của văn hóa Tây Tạng, tâm lý thoải mái, nhiều phương pháp thực hành thực dụng hơn Phật giáo Trung Quốc và sức hấp dẫn của việc đạt đến giác ngộ nhanh hơn. Tuy nhiên, ở mức độ nào thì đối với xu hướng mới này chưa có kết quả rõ ràng.

Ở phương Tây, bất kỳ sự quan tâm nào của giới trẻ đối với Phật giáo đều được thúc đẩy bởi những lo lắng trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dụng này không thiếu chủ nghĩa lý tưởng: thanh thiếu niên quan niệm rằng họ có thể quy ngưỡng Phật giáo nếu tôn giáo này có thể giúp giải quyết sự căng thẳng hoặc thực sự truyền trao cho họ trách nhiệm để tạo ra tác động tích cực. Ngược lại, Phật giáo cũng quan tâm đến họ nếu nó có thể giúp họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và cảm nhận được một thế giới phức tạp, khó hiểu, trong đó thiền định và mối tương quan với khoa học là những đặc tính được quan tâm. Cũng có những Phật tử Hoa Kỳ hướng dẫn con cái của mình theo giáo lý Phật giáo, mặc dù các trường Phật học chính thức hiện so ra vẫn còn rất ít. Do đó, khám phá ra cách thức thực hành Phật giáo cho những người trẻ tuổi lúc nào và hơn bao giờ hết, có thể xem như là mối quan tâm hàng đầu và toàn cầu.

Điển hình cụ thể khi ta loại bỏ hoặc giảm bớt nghi lễ trong việc tụng kinh; kinh điển và giáo lý, hay tài liệu văn bản dày đặc tưởng để không gây khó khăn cho giới trẻ, đồng thời thúc đẩy hàng loạt những hoạt động “phi tôn giáo”…v.v. Tuy nhiên với quan niệm này, có vẻ chỉ “đạp đổ con đường”, có thể nói là như vậy. Nghi lễ dưới bất kỳ hình thức nào – Nguyên thủy, Đại thừa hoặc Kim cương thừa – là sự thể hiện đức tin sống động truyền đạt hệ thống tín ngưỡng giáo lý của bất kỳ trường phái Phật giáo nào. Câu hỏi hữu ích cần đặt ra là liệu nghi lễ và giáo lý có thể được cải tiến hay không?

Sự tiến hóa của nghi lễ đang diễn ra tại các trường Phật học Ấn Độ;  cũng như đặc biệt tại Làng Mai, do vị sư Việt Nam nổi tiếng – Thích Nhất Hạnh – sáng lập, nơi các bài kinh Phật giáo được chuyển thể thành những bài hát tiếng Anh và biểu diễn với các nhạc cụ đương đại. Trong một ví dụ khác, pháp môn Tịnh độ nguyên sơ cho rằng những ai không cảm thấy như gần gũi với bài tụng “Namo Amituofo” bằng tiếng Trung có thể sử dụng công thức cổ xưa của tiếng Phạn “Namo A Di Đà”. Và các nơi khác có thể xem xét một tinh thần tương tự về phương pháp cởi mở và khả năng thích ứng.

Các phong trào chánh niệm và khoa học thần kinh trên khắp Âu-Á và châu Mỹ đã đạt được những cột mốc quan trọng bằng cách “dân gian hóa” Phật giáo, và những đóng góp của họ đang giúp Phật giáo củng cố sự hiện diện lâu dài trong bối cảnh văn hóa chính thống toàn cầu hóa. Tại Nhật Bản, các Phật tử đang mở các quán cà phê và quán bar theo chủ đề Phật giáo với các cố vấn tu viện có trình độ chuyên môn, nơi các cư sĩ có thể thảo luận các vấn đề của họ và tìm hiểu về Phật giáo trong một môi trường quen thuộc. Đây là tất cả các xu hướng khuyến khích cảm nhận về sự phù hợp đương đại của Phật giáo.

Ngoài những xu hướng mới như vậy, cũng cần xem xét nghiêm túc việc nuôi dưỡng sự hiện diện mạnh mẽ hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, với những câu chuyện Phật giáo được kể lại một cách sáng tạo trong môi trường tôn giáo và thế tục. Thật đáng tiếc, nếu các nhân vật trong các câu chuyện cổ về Phật giáo không thực sự phù hợp với cảm giác phiêu lưu và khám phá của nhiều người trẻ tuổi. Có thể sẽ ít ai từng nghe đến những cái tên quan trọng trong Phật giáo như Ananda, Sudhana, hay Yeshe Tsogyal, những người có những câu chuyện mơ hồ và trừu tượng và do đó không “hấp dẫn”. Rất cần nhiều nhân vật và câu chuyện kể về truyền thuyết Phật giáo xuất hiện để nói với tuổi trẻ và các thế hệ tương lai.

Tóm lại, các vấn đề của Phật giáo về việc thu hút thế hệ trẻ có những điểm chung nhất định giữa các nền văn hóa (ngay cả khi bối cảnh không giống nhau), các giải pháp có thể không khác nhau quá nhiều. Một cách tiếp cận đa diện và giàu trí tưởng tượng nhấn mạnh đến sự phù hợp là cần thiết. Nghi lễ và giáo lý có thể được điều chỉnh một cách chọn lọc để phù hợp và chào đón các sở thích đa dạng. Trong khi Phật giáo nhập thế và thực hành chánh niệm hy vọng sẽ tiếp tục phát triển và lan rộng, thì những quan niệm về niềm vui và sự phiêu lưu nên trở thành những phương tiện thiện xảo chính thống (upaya) đối với giới trẻ. Việc tham gia vào các phương tiện truyền thông đại chúng có thể là hình thức các nghệ sĩ, nhà văn và hãng phim đầu tư vào những cách thức sáng tạo để đưa những câu chuyện và hình ảnh Phật giáo vào cuộc sống nhiều hơn.

Chúng ta chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng và sáng tạo!

_____________
Theo: Buddhistdoor

-------
Nguồn: https://thuvienphatviet.com

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập