Trúc Lâm Yên Tử trường tồn sức xuân

“Làm vua giúp được trăm họ, làm Phật cứu độ muôn loài”, với tư tưởng ấy, Phật hoàng Trần Nhân Tông trước khi xuất gia tu Phật, Ngài đã cùng quân dân Đại Việt thực hiện thành công 2 cuộc chống giặc Nguyên- Mông vĩ đại (1285-1288) giành lại giang sơn gấm vóc cho Dân tộc. Tháng 10 năm 1299, Ngài nhường ngôi cho con là (Trần Anh Tông) vào Yên Tử tu Phật. Và sau đó, Ngài đã thống nhất các phái thiền du nhập vào đất Việt. Với dòng thiền nhập thế, viên dung giữa đời và đạo, Ngài là người nối tiếp dòng thiền của Đức Bổn sư Thích Ca Văn. Chính từ dòng thiền này đã hun đúc lên ý chí mãnh liệt cho quân dân Đại Việt đánh tan những cuộc xâm lăng của giặc phương Bắc.Và đến nay, các học giả Phật giáo khi tìm hiểu nghiên cứu dòng thiền này cho rằng đây là dòng thiền “biện tâm”.
Trải qua thời gian (ngót 8 thế kỷ) dòng Thiền nhập thế Trúc lâm Yên Tử, hay còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền luôn ẩn chứa những điều vi diệu. Hướng về Non thiêng Yên Tử nhân mùa lễ hội truyền thống (mồng 10 tháng Giêng) Thực hiện chỉ thị của Chính phủ và thông báo của Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tuy lễ hội năm nay không tổ chức bởi đại dịch Covid-19. Nhưng với Phật tử chúng ta luôn hướng lòng về Đất Tổ, và coi đây là nén tâm hương hồi hướng công đức đến Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Nhân dịp đầu xuân Tân Sửu, xin chân thành gửi tới các Phật tử và bạn đọc xa gần chùm thơ viết về non thiêng Yên Tử nơi ra đời Thiền Phái Trúc lâm:
Rừng trúc
Về Yên Tử ngắm rừng trúc nhớ Trúc Lâm
Hoa Yên ánh trăng vàng nghiêng sáo trúc (1)
Dốc ngược cao sơn non thiêng chùa mưa pháp
Gặp tiếng người hòa tiếng trúc rộn câu kinh.
Cửa Phật
Tắm ở nơi này và Cầm thực (2) cũng từ đây
Đức vua cởi bỏ long bào vào của Phật
Giây phút ấy ai hay ngàn lau bay lất phất
Để bây giờ, Trúc lâm thiền phái mãi thành tên.
Pháp Thiền riêng
Thống nhất mọi phái thiền du nhập vào Đất Việt
“Cư trần lạc đạo”(3) thả tùy duyên
Phái thiền nhập thế - thiền Thanh tịnh
Giải thoát luân hồi, Trúc lâm Yên Tử Pháp thiền riêng.
Xuân Tân Sửu 2021
Chú thích:
(1) Dựa theo câu thơ của Sơ tổ Trần Nhân Tông
(2) Suối Tắm, Cầm Thực là 2 ngôi chùa được đặt tên sau khi Trần Nhân Tông đến Yên Tử xuất gia tu Phật (tắm và cầm thực (nhị ăn) ở đây.
(3) Tên của bài phú “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông.
- Sắc Hương Ngày Tết-2021 Thích Thiện Hữu
- Sắc Hương Ngày Tết-2021 Thích Thiện Hữu
- Tết Thời Cô Vít Tâm Chơn
- Tự Khúc Ba Ngày Tết Tâm Chơn
- Sắc Hương Ngày Tết-2021 Thích Thiện Hữu
- Thơ Xuân Chu Văn An Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Thơ Xuân Đỗ Phủ Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Mừng Xuân Di Lặc Tuệ Uyển
- Xuân An Lạc Bạch Vân Nhi
- Là Mùa Xuân Mặc Phương Tử
- Chúc xuân Tân Sửu Chuồn Chuồn
- Xuân An Hòa Khánh Hoàng
- Chúc Xuân Tân Sửu Thích Đồng Trí
- Ấm Áp Sẻ Chia Đêm Giao Thừa Với Chương Trình Di-Lặc Du Xuân 2021 Tại Chùa Giác Ngộ Ngộ Trí Viên
- Xuân Én Mộng Minh Chánh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Đệ nhị tổ Trúc lâm Pháp Loa với “Thạch thất mỵ ngữ niệm tụng”
- Cấp giấy “chứng nhận Phật tử” việc làm hữu ích
- Vẻ đẹp độc đáo và sâu sắc qua những áng thơ thiền của Đệ tam tổ Trúc lâm Huyền Quang
- Thế nào là Thiền nhập thế?
- Phật dạy: lãng phí thức ăn nước uống là tạo nghiệp lớn
- Suy nghĩ từ hồi âm nhận lỗi qua tiểu phẩm “Tuổi Trẻ Cười” của báo Tuổi Trẻ
- Tháng Bẩy - Vu Lan
- Chỉ có lòng bi mẫn và trí huệ mới dẫn đến bình an
- Từ hình thức mai táng truyền thống đến hỏa táng hiện đại theo cách nhìn Phật giáo
- Nhân mùa Phật đản: Tìm hiểu về giáo lý, giáo điều căn bản của đạo Phật
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)