Ngày Này Năm Cũ Tôi Có Đọc “Nhớ Cành Mai Xưa” Của Giác Tâm

Đã đọc: 1386           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cành mai của dân tộc, của văn hóa Phật giáo chúng ta mang nhiểu ý nghĩa tự thân, không huyễn hoặc, huyển thoại để tạo ra niểm tin giả tạo, để buộc nhà nhà người người đều phải chưng nó, ca ngợi nó trong mùa xuân.

                        Tiết trời những ngày cuối đông, trong ánh hoàng hôn lịm tắt luôn  để lại trong tôi nhiều  nỗi niềm  miên viễn, xa xăm. Đó cũng là lúc  chúng ta – những người con dân đất Việt với truyền thống bốn ngàn năm văn hiến và cội nguồn hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam, chuẩn bị đón chào  TIẾT XUÂN  DÂN TỘC  rực rỡ. Khi đó, cành mai xưa  vẫn hiện diện đường hoàng  trong mỗi căn nhà, ngoài ngõ, góc phố, những nơi còn  tự biết nhận mình thuần Việt. Tất nhiên là như thế bởi vì  Mãn Giác Thiền Sư ( 1052 – 1096) đã khẳng định với  các thế hệ ngàn sau bằng hai câu kệ cuối của bài “Cáo Tật Thị Chúng” rằng ‘Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một nhành mai” mà bây giờ ai ai cũng đều thuộc nằm lòng.

 

                       Với niềm suy tư, hoài vọng đó, khi đọc bài thơ “Nhớ Cành Mai Xưa” mà câu kết vẫn là hai câu cuối của bài kệ  “Cáo tật Thị Chúng” đó, chứng tỏ tác giả Giác Tâm đã rất tin tưởng  vào  thể tất yếu  của một nền văn hóa dân tộc, được đúc kết nên từ  tinh hoa, triết lý sống  của Phật giáo trong hai ngàn năm  đã qua. Mặc dù, dường như phảng phất trong đó là nỗi buồn thực tại của tác giả trước  những hình ảnh trái tai gai mắt mà lẽ ra chính những người  đệ tử của Ngài Mãn Giác Thiền sư phải nhận ra và biết rõ trách nhiệm của mình trước tiên. Bằng ngược lại, tôi sẽ là người  đầu tiên  không chấp nhận bài thơ đó.

 

                         Tác giả  bài thơ  và tôi đều là người sống  giữa vùng trũng  của  các giáo xứ Gia tô và phản thệ giáo. Cho nên sự đồng cảm  như một ánh chớp, nhanh nhẹn chiếm trọn niềm tin của  nhau trong các  vấn đề mà  người  thiếu tự tin hay cho là “nhạy cảm” này. Và bài thơ “Nhớ Cành Mai Xưa”  chỉ để dành nói với những người này, và thay họ nói lên  sự  nhu nhược và biến chất, cho chúng ta nghe nhiều điều chua xót đến đau lòng.

 

                          Cành mai của dân tộc, của văn hóa Phật giáo chúng ta  mang nhiểu ý nghĩa tự thân, không  huyễn hoặc, huyển thoại để tạo ra  niểm tin giả tạo, để buộc nhà nhà người người đều phải chưng nó, ca ngợi nó trong mùa xuân. Thần ngôn của Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ) đã tự  phát ra câu cảm khái rằng “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái hoa mai (Mười năm chu du tìm gươm báu/ Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai).Cũng vậy, Tổ Hoàng Bá cũng từng ví rằng “Nhược bất nhất phiên hàn triệt cốt/ Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương” ( Nếu chẵng một phen xương thắm lạnh/ Hoa mai đâu dễ ngát  mùi hương). Như  vậy, các yếu tố của sinh học tự nhiên, hoa mai  xứng đáng được tôn vinh  một cách tự nhiên, hoàn toàn rất logic, không một ông thánh  vị thần nào tạo ra nó để bắc  chúng ta phài  tin theo. Như vậy hoa mai của dân tộc làm sao  có thể mất được  khi thể tứ đại  vẫn  thuờng luân chuyễn.

 

                           Con người của thời đại khoa học vũ trụ, thờ lạy, kính ngưỡng hay tin vào một niềm tin  gì cũng phải  có sự xác quyết của lý trí. Mùa xuân phương đông là mùa của  vạn hoa, vạn cây sinh sối nầy lộc, mùa của ấm áp đoàn tụ. Cây mai trong nhà là một biểu tượng sinh động cho sự sống và niềm tin  có cơ sở chính đáng của chúng ta. Trãi bao  ngàn năm cũng sẽ vẫn là như thế. Đem một loại cây khô cằn không hoa, chỉ sống được  trong vùng băng giá vô nhà mình nơi xứ sở nhiệt đới, của ngàn hoa để làm  biễu tượng sự sống, tôn thờ thì  hết thuốc chữa! Có phản bội và sỉ nhục   truyền thống ông bà tổ tiên chúng ta  không? Tưởng cũng cần nên phân biệt cây thông, một loài thân gỗ sinh trưởng trong tự nhiên  với cây thông  được sinh ra từ  phép lạ huyễn hoặc  rồi biến nó thành cây thông  nô lệ tín hướng. Trong một vài ý nghĩa của “cây thông noel-giáng sinh”. Có một “lý lịch”  được cho là tiêu biểu nhất. Đó là  vào thế kỷ thứ VII, thánh Boniface trên đường  đi hành hương, ngang qua một gốc cây sồi thấy nhóm người ngoại giáo đang thực hiện nghi thức hiến tế người sống, thánh  bèn hạ gục cây xoài chỉ bằng một quả đấm khiến nó tan tành, thế rồi từ chổ đó mọc lên…cây thông! Từ đấy về sau tìn đồ Gia tô lấy cây thông này làm  cây may mắn mừng giáng sinh hằng năm. Với cây thông phép lạ này ở  xứ người, có xưng đáng so sánh ngang hàng với  hoa mai, với nền tảng và thực chất  vốn sống văn hóa của dân tộc chúng ta hay không?  Chưa nói  các cây thông  ở VN đếm làm giả và băng tuyết là  mốp , xốp được bẻ nhỏ ra rải tứ tung quanh nhà; trong khi hoa mai, cành mai thì rất thật, quanh vườn, nhà ai cũng có, ít nhất là một cành chưng trong  ngày xuân, không cần làm giả. Như vậy  cây thông này không có quyền  ngự trị  giữa ngàn hoa cỏ nội  của xứ sở mình  và gởi gấm  bao  niềm tin vui hoan hỷ như hoa mai vốn rất thật, rất gần gủi với  chúng ta.

 

                         Trên sóng phát thanh, truyền hình  trung ương lẫn địa phương đều  có các chương trình  “mừng giáng sinh”, lời chúc giáng sinh  rôm rả suốt ngày, dễ khiến  người ta nghĩ  VN bây giờ  đã là một đất nước toàn tòng mất! Toàn tòng một cách  êm ái mà ngày trước hai chế độ  Gia tô cố gắng  mãi, dươ81i sự giúp sức và hổi trợ của hai ông lớn Pháp Mỹ  mà vẫn không đạt được. Các giao diện báo mạng cũng có  hình cây thông  tạo dáng, và điều đáng  lưu ý hơn hết là  bản tin An Viên, bản tin mà trước đây hay được giới thiệu là  thông tin tin tuc Phật giáo (!)  cũng đều có các tin  mừng giáng sinh, cả trong nước lẫn ngoài nước. Thật là vui vè hân hoan thay!

 

                          Điều này  khiến chúng ta  không khỏi tự vấn rằng chả lẽ lãnh đạo các phương tiện truyền thông  lớn nhỏ này, các biên tập viên  đều không rõ ai giáng sinh  mà sao chỉ nói “Mừng giáng sinh”- ai giáng sinh? Và, giữa cây thông  tôn giáo (cây thông phép lạ) khác với cây thông  trong tự nhiên ra sao ? Chắc chắn là có rồi! Nếu vậy thì rất mong  lãnh đạo các cơ quan truyền thông này một lần nữa nên nhìn lại.

 

                         Nhớ cành mai xưa là đúng quá thôi, nhưng sở dĩ ta nhớ là vì  có một sự xâm lăng văn hóa vô hình, đang mượn  nhiều thành phần xã hội vây bủa, đe dọa sự tồn tại của sự sống   được định hình bởi  biết bao cơ nhọc  của tiền nhân  xưa. Ai cũng biết, lễ  noel  bây giờ là dịp để giới  kinh doanh  hoạt động hưởng lợi, vô tình giúp sức cho  văn hóa  xa lạ xâm nhập dễ dàng vào tận hang cùng ngõ hẹp  trong đất nước mình. Thế nhưng những thái độ ăn theo đó của một bộ phận, mà  không chịu tìm hiểu sâu ngọn nguồn sẽ là tiếng nói truyền giáo mạnh nhất khiến giới  chăn chiên hồ hởi ra mặt. Nếu là một cuộc chơi thì đúng là ta đã thua rồi (Ta đã thua rồi trong cuộc chơi-trích”Nhớ Cành Mai Xưa) vầ tất nhiên phài hổ thẹm với cành mai ( Hổ thẹn với lòng một cành mai- trích “Nhớ cành Mai Xưa”) Cành mai ở đây chính là cành mai của  Mãn Giác Thiền sư, và còn là cành mai của văn hóa dân tộc mà PGVN đã  đội nắng gội sương biết bao thăng trầm cùng quê hương bản sở đấu tranh, giữ gìn cho đến tận ngày nay.

 

                             Đọc xong bài này rồi hãy nhanh tay  cầm remote, mở  tivi, radio để nghe  những lời chúc giáng sinh (dù không cho biết ai giáng sinh, lạ lùng  ở chổ đó!), bất kỳ giờ phút nào, ở đâu, trung ương hay địa phương. Mà Hổ thẹn với lòng một cành mai.

 

 

                                                                          Trong tiết lập xuân Bính Thân

                                                                                  DƯƠNG NHƯ TÂM

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập