Lễ Hội Đa Sắc Màu – Đa Văn Hóa

Đã đọc: 6497           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

        Hàng năm khi trời sắp trở sang Thu . Từng chiếc lá vàng lác đác rơi theo giọt mưa bay . Lòng người cũng theo đó đượm buồn . Nhất là những người con phải lưu lạc tha hương . Hoài niệm về Cha ,về Mẹ . Đó là mùa Vu Lan báo hiếu , mùa báo ân đối với hai đấng sinh thành . Có Cha ,có Mẹ chúng ta như có tất cả niềm vui , hạnh phúc trọn vẹn của một kiếp người .

          Ngày lễ Vu Lan hôm nay không còn hạn cuộc là ngày lễ của người con Phật ,mà đã là ngày hội chung cho cả mọi người . Nhất là dân tộc V.N chúng ta ,một dân tộc có tinh thần hiếu đạo từ ngàn xưa .

       Riêng Hệ Phái Khất Sĩ  thì Lễ hội Vu Lan lại càng là ngày hội cho hầu hết mọi người . Khác với những tông Phái trong Phật Giáo Việt Nam nói riêng và P.G .Q T nói chung . Lễ Vu Lan Bồn –Tự Tứ Tăng của hệ Phái có một nét đặc trưng riêng  .Ngoài Ý niệm thiêng liêng cao cả là báo đáp Tứ trọng ân và gội lòng trong sạch sắm sửa trai nghi ,thành tâm dâng lên cúng dường mười phương Tam bảo  để nhớ ân từ bi tế độ , sau nhờ quí Ngài nhứt tâm chú nguyện cho cửu huyền thất tổ , Cha mẹ nhiều đời được nương nhờ oai lực sau 3 tháng an cư ,giữ giới, thúc liễm thân tâm của quí Ngài mà xa lìa đường dữ ,quay về cõi lành , Cha mẹ hiện tiền tăng long tuổi thọ được đượm nhuần ân Phật Pháp .

        Từ mờ sáng khi những hạt sương còn đọng trên lá  Thì chư Tăng Ni tay ôm bình bát thân đắp mảnh Y vàng  đi khất thực hóa duyên . Từng đoàn người nối bước nhau ôn lại hạnh trì bình khất thực do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập với chí nguyện ( Nối truyền Thích Ca chánh pháp ) .

         Họ đang làm sống dậy bài pháp không lời đó là : Thân giáo

                                    Một bát cơm ngàn nhà

                                    Thân đi muôn vạn dặm

                                    Muốn thoát đường sinh tử

                                    Xin tự độ ,tự tha .

         Không phân biệt sang hèn , kẻ âu người á, ai ai cũng có thể thành kính cúng dường Tăng đoàn như thời Phật tại thế . Qua hình ảnh Tăng Đoàn hòa hợp nối bước Tổ Sư , Đoàn du Tăng khất sĩ ngày ngày để lại gương mẫu cho đời là sự không tranh , bình đẳng , hòa hiệp sống chung ,học chung ,tu chung

                                  Tiếng Khất sĩ nếu ai mà thấu đạt

                             Thì mới mong được giải thoát nhẹ nhàng

                                   Bát vai mang thân đắp y vàng

                              Kết  bạn với mấy ngàn cùng hồ hải

          Cách tổ chức  Đại lễ cũng không kém phần khác biệt . Đó là chuỗi luân phiên trên các vùng miền có Tịnh Xá tọa lạc . Điều này lại là cơ hộiChư Tăng Ni trong Giáo Đoàn tập trung về sau mùa an cư kiết hạ ,là mùa Xuân cho những ai vừa thọ Giới ,là ngày chư Tăng Ni thêm một tuổi Đạo .

          Cách sinh hoạt tập trung cũng là dịp cho đồng bào Phật tử 3 miền có cơ hội giao lưu ,học hỏi và trao đổi kinh nghiệm tu tập với nhau .

          Năm nay thêm phần long trọng và qui mô hơn , Tịnh xá Ngọc –Sơn thuộc Giáo Đoàn III hệ phái Khất sĩ  đơn vị đăng cai tổ chức Đại lễ khánh thành , Vu Lan Bồn – Tự Tứ Tăng . Được đón tiếp Phái đoàn từ thủ đô Hà Nội ,một phái đoàn gồm Tịnh Xá Phúc Lâm , Đạo Tràng Vĩnh Thịnh chùa Quán sứ , Đạo tràng Pháp Hoa . Tất cả vượt hơn 1000 cây số từ miền Bắc xa xôi không quảng ngại đường xa lại có vị  hơn 78 tuổi vẫn hân hoan đến với lễ hội Vu Lan Bồn –Tự Tứ Tăng nơi miền Trung đầy mưa và gió này .Chúng tôi vô cùng tri ân và kính phục khi cô Tuyết Mai thuộc đạo tràng Vĩnh Thịnh với bài cảm tưởng thật xúc động khi thổ lộ rằng, bấy lâu nay dù có nhìn thấy nhà Sư khất thực nhưng chưa thực sự hiểu rõ nguồn gốc Hệ Phái Khất Sĩ . Nhân duyên lành cô được   gặp đoàn hành hương của Hệ phái tại Lào ,Thái Lan . Đoàn hành hương do Thượng Tọa Thích Giác Trí trụ trì tịnh xá Ngọc Sơn , Tuy Phước –Bình Định  . Qua đó mà Mùa Vu Lan năm nay cô và mọi người có mặt nơi đây và qua lễ hội càng tha thiết hơn với hệ Phái biệt truyền chỉ có mặt trên vùng đất Nam bộ và miền Trung cao nguyên . Cô tha thiết mong rằng thật nhiều ngôi Tịnh xá sẽ lần lượt được tọa lạc trên đất Bắc ,để đạo hữu nơi đây được thấm nhuần Đạo Phật một cách sâu sắc hơn và được cận kề học hỏi những nhà sư Khất sĩ với chí nguyện nối truyền Thích Ca Chánh Pháp.

          Hòa trong dòng người nào áo Trắng ,áo Lam ,áo Đà cung kính dâng phẩm vật .Tôi thật xúc động bồi hồi khi nghĩ rằng Phật Giáo V.N đã thật sự hòa hợp tất cả các vùng miền ,không còn phân biệt tông môn hệ phái .

          Ba chương trình văn nghệ hòa quyện vào nhau với những lá cờ thời Quang Trung áo vải , với bài quyền mang đậm bản sắc cô gái bình Định múa roi đi quyền .  Những ca sĩ Miền Nam với giọng ca trữ tình đến với lễ hội là bài ca thắm đượm Tình Cha ,Tình Mẹ , Thì đạo hữu đến từ Thủ Đô Hà Nội  bằng chất giọng mượt mà do những nghệ nhân 70 – 80 tuổi thể hiện trích đoạn ( Mục Liên –Thanh Đề ) để lại trong lòng người  xem một  không khí hòa ái ,thân thiện .

           Cách tổ chức tập trung này quả đem lại chiều sâu Tam Tụ -Lục Hòa

  Mong rằng những Mùa Lễ hội  tới chúng ta lại được sống trong tình đạo hữu trên mọi miền đất nước, thật đậm đà tình thân và mang tính cộng đồng ,đoàn kết giữa các tông phái trong lòng dân tộc .Một lễ hội Đa sắc màu- Đa văn hóa -Đa tình thân ./. 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập