Tàng Cây Bóng Mát

Đã đọc: 2721           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Kinh thi có câu: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã , phủ ngã , xúc ngã , trưởng ngã , dục ngã, cố ngã , phục ngã , xuất nhập phúc ngã , dục báo chi đức , hạo thiên võng cực” có nghĩa là : “ Cha sinh ra ta, mẹ nâng đỡ ta, vuốt ve ta, cho ta bú, nuôi ta khôn lớn , dạy bảo ta nên người, chăm lo ta , ôm ấp ta , ra vào để bảo vệ cho ta, muốn đáp trả ơn huệ ấy, chỉ biết như bầu trời lồng lộng đến vô cùng”.

Mùa hạ lại về, ve sầu kêu vang, từng cơn mưa dầm nặng hạt trút xuống, như nói thay lời tâm sự của những người con xa xứ. Cuộc sống cứ trôi đi theo dòng chảy văn minh, hiện đại mang con người về nơi cô đơn, hoang lạnh. Nhưng trong vừng hồng của mặt trời còn có bao giá trị thiêng liêng mà còn tồn đọng mãi với thời gian.

Mùa Vu Lan lại về, bất chợt chúng ta chạnh lòng khi hoài niệm về hai đấng sinh thành. Cha mẹ sanh ta, coi ta như báu vật, không một phút giây xa rời và thôi nghĩ nhớ. Nhưng thử hỏi bao lần mình gửi tâm tư đến bậc song thân.
Từ bài học vỡ lòng, ta được học về công ơn cha mẹ:

“Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông 
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng ai ơi”.

Kinh thi có câu: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã , phủ ngã , xúc ngã , trưởng ngã , dục ngã, cố ngã , phục ngã , xuất nhập phúc ngã , dục báo chi đức , hạo thiên võng cực” có nghĩa là : “ Cha sinh ra ta, mẹ nâng đỡ ta, vuốt ve ta, cho ta bú, nuôi ta khôn lớn , dạy bảo ta nên người, chăm lo ta , ôm ấp ta , ra vào để bảo vệ cho ta, muốn đáp trả ơn huệ ấy, chỉ biết như bầu trời lồng lộng đến vô cùng”.

Chín chữ cù lao là nói đến chín điều Cha Mẹ nuôi nấng ghánh chịu vì con. Cha Mẹ sanh ta khó nhọc ( Sinh), nâng đỡ dìu dắt ta hết lòng (Cúc), Ôm ấp vuốt ve ta (Phủ), rồi Mẹ bào mòn thân thể để cho ta bú ( Xúc), nuôi dưỡng ta từ mầm sống đầu tiên cho đến lúc trưởng thành ( Trưởng), công nuôi đã khó, công dạy lại thêm phần nặng nhọc ( Dục), trông nom ta từ lúc còn trên nôi ( Cố), săn sóc ta như một nhiệm vụ quan trọng nhất của đời người (Phục ) và dang rộng đôi tay bảo vệ, nâng niu cuộc sống của ta ( Phúc).

Trong Kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Đức Phật kể đến mười công đức của Mẹ đối với con:

“Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần
Điều thứ ba, thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu bền vững chẳng lay
Thứ tư ăn đắng nuốt cay
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm, khô ráo phần con
Thứ sáu, sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng màng gớm ghê
Điều thứ bảy không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền
Thứ tám chẳng nỡ chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm
Điều thứ mười chẳng ham chau chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn!”

Nói đến công ơn của mẹ đã chứa đựng tình thương của cha trong đó. Vì trong cuộc sống, luôn có người cha âm thầm , lặng lẽ bên cạnh mẹ để chăm sóc, nuôi dạy con cái.

Không có cuộc đi buôn nào trong nhân thế mà lỗ nặng như cha mẹ nuôi con. Thương con nhiều cha mẹ đành lòng cho con rời xa để con tiếp cận một đời sống mới, dựng lập gia đình. Để rồi quãng thời gian còn lai là trông ngóng, nhớ thương.


“mẹ già hơn trăm tuổi

còn thương con tám mươi,

ân ái có đoạn chăng?

 chỉ hơi thở cuối cùng.”

Con nương nhờ Cha mẹ không những từ thuở ấu thơ mà ngay cả khi con có gia đình cũng đang nương nhờ Cha Mẹ. Chính sự hiền lành, mẫu mực của cha mẹ là ân đức lan tỏa ra cả cuộc đời con. Vì thế, cha mẹ làm được nhiều điều phước thiện đã là tàng cây bóng mát cho con cháu nương nhờ. Và là sự bảo hộ tốt nhất để con cháu tránh được mọi sự tai ương.

Chiêm nghiệm trong cuộc sống ta thấy rất rõ điều đó. Có một người “Cha” nọ tóc bạc, lưng gù. Cả cuộc đời ông tận tụy hi sinh, với công việc bốc vác một tay ông nuôi năm người con ăn học nên người. Nghe kể có khi ông khuân vác nặng gấp bội so với trọng lượng cơ thể của ông. Thương ông, Tôi thấy hình ảnh một vai ông đang mang vác cả năm người con. Công cha là thế, này con có hiểu?

Tôi đã thấy một người Mẹ, bà là góa phụ, và là một người Phật tử thuần thành. Một tay nuôi dạy ba người con, sau khi bà mất, ba người con của bà đã xảy ra sự bất hòa, và hai trong ba người đã chuyển nghề từ thợ sửa máy, sang việc đánh bạc chuyên nghiệp. Như vậy đó, không còn cha mẹ không còn những lời bảo ban, Con cháu liền lạc lối, và phạm vào nghiệp tội.

Đối với người con hiếu hạnh, khởi tâm thành báo đáp ân cha nghĩa mẹ, sớm hôm hầu cận, quạt nồng ấm lạnh, cơm nước thuốc thang…chỉ là đền đáp công ơn trong muôn một, các vị Cổ Đức ngày xưa, vì muốn cho cha mẹ được vui lòng, không quản ngại bất cứ việc gì.  Nhớ xưa ông lão Lai tuổi ngoài 60, làm quan lớn trong triều đình, nhưng khi về nhà ông thường mặc những màu áo sặc sở, rồi nhảy múa giống như trẻ con, làm cho cha mẹ được vui cười.  Ngày nay chúng ta có làm cho cha mẹ được toại ý vui lòng, mỗi khi người mong muốn một điều gì hay không?   Hay một khi cha mẹ già yếu, chúng ta trốn tránh trách nhiệm làm con, để cha mẹ chết dần mòn trong buồn tuổi cô đơn.  Hoặc nuôi cha mẹ để lo việc cơm nước, quét dọn trong nhà, chẳng khác nào kẻ ăn người ở.   Xem cha mẹ như một gánh nặng “trong gia đình.  Xót xa rằng:

 

Cha Mẹ nuôi con biển hồ lai láng. 
Con nuôi Chạ Mẹ, tính tháng tính ngày.”

 

Phụ Mẫu tại đường như Phật tại thế.

 

Trong kinh văn Đức Phật đã dạy: "Sanh ra đời gặp lúc không có Phật khéo phụng dưỡng mẹ cha, chính là phụng thờ và gặp Phật vậy." Bổn phận làm con, mấy ai trong chúng ta đã làm tròn hiếu đạo? ”    

 

Cha Mẹ còn là niềm vui bất tận đối với con cháu. Tôi đã thấy một người đàn ôngngoài 50 tuổi, cùng vợ mình chăm sóc mẹ già đã nằm liệt trên giường bệnh ròng rã 10 năm một cách rất chu đáo, hết mực yêu thương. Chỉ cần ra vào thấy đôi mắt Mẹ hiền còn tinh anh là ông đủ cảm thấy hạnh phúc và ấm áp rồi! Ngày bà cụ đi ông khóc rất nhiều và thương nhớ khôn nguôi. Ông làm nhiều việc phước thiện: Bố thí người nghèo, tụng kinh, niệm Phật, cúng dường trai Tăng để nguyện cho hương hồn mẹ siêu thoát.

Tôi đã thấy một người phụ nữ chăm sóc cha mình hết lòng hiếu dưỡng. Với cô được chăm sóc cha mẹ là một điều hạnh phúc. Vì cha mẹ còn là ta còn có thể báo hiếu bằng việc phụng dưỡng. Có lần Mẹ của người bạn thân Cô bị bệnh, cô đến chăm sóc phụ như mẹ ruột của mình. Trước con người đó, tôi thấy mình nhỏ bé vô cùng!

Thưa bạn, những chuyện kể trên tôi nói không đâu vào đâu, và có lẽ bạn cũng không biết đến. Nhưng bạn có đồng ý với tôi là trên đời này tình cảm cha mẹ giành cho con là thiêng liêng nhất và cha mẹ là “ Tàng Cây Bóng Mát” che chở cả đời con không?


Gia Lai, mùa Vu Lan 2014
Thích Quang Hướng.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập