Thầy Nhật Từ nói bỏ hương không sai trong Phật giáo

Hương ngày xưa rất quý giá, hương cúng Phật là hương trầm, những loài thảo mộc xay ra và đốt lên vừa chữa bệnh, vừa cho năng lượng an yên trong nhà trong cửa.
Thầy Nhật Từ Nói Bỏ Hương không Sai.
Bỏ đốt hương từng bó, không phải bỏ dâng hương thành tâm.
Dù cho thắp hương là nét văn hoá cổ truyền của các Dân tộc Phương Bắc. Hương như một một biểu tượng của tinh thần, của sự kết nối giao thoa giữa các thế giới tâm linh, theo nghĩa của tập tục. Hương còn thể hiện như lòng biết ơn, sự cung kính, tưởng nhớ hay phút giây trang nghiêm, thành tâm hướng về các cảnh giới siêu nhiên.
Ai sinh ra, lớn lên thành người cũng am tường điều đó, nhưng ít khi chúng ta ít nghỉ đến phía sau công đức nén tâm hương ấy là gì?
Thầy Nhật Từ, có chia sẻ trong một buổi nói chuyện với đại chúng chùa Giác Ngộ và sau đó Thầy có nói thêm vài lời trong cuộc phỏng vấn với báo chí trong buổi trả lời tổng hợp các vấn đề “ Văn hoá, tín ngưỡng dân gian và chùa to chùa nhỏ”. Nhưng quý vị chưa đặt quý vị vào vị trí của Thầy là Phó trưởng ban Phật giáo Quốc Tế, đương chức Phó hiệu trưởng Học viện giáo dục Phật giáo, nguyên Trưởng ban Văn Hoá GHPGVN- T.p Hồ Chí Minh v.v.. và Thầy con là vị Tăng sĩ Việt nam đương thời đi hoằng pháp, thăm nhiều quốc gia các nước Phật giáo nhất.
Hương không chỉ là đề tài mà Thầy đề cập, mà còn nhiều vấn nạn khác mà Thầy đã thay đổi, làm mới, định hướng giúp cho tín đồ phật tử có cái nhìn hội nhập, cởi trói nhiều phong tục tập quán xưa, ít nhiều không còn phù hợp với xu thế quốc tế hoá và nhân văn, đạo đức, giáo dục hiện thời trong thời @ 4.0 nữa.
Thầy không có cấm đoán theo diện cực đoan theo vài cái suy nghĩ của một số đạo hữu, với người sơ cơ vào đạo.
Ngày xưa, trong đạo Bụt, còn xuất hiện nhiều chư Tổ , đả phá vọng kiến, bậc thầy khai ngộ, những công án thiền, kiến giải... còn “tách gốc ra khỏi cội” nữa kìa. Nhưng âu cũng vì sự thương yêu, từ bi và giàu kinh nghiệm nên các vị tổ sư ấy mong muốn đồ chúng của mình đừng có chấp chặt vào các pháp hữu vi, giới hạn, bị hình tướng đánh lừa học pháp nguyên chất của Đạo Bụt.
Đạo Bụt, đã trải qua hơn hai mươi mốt thế kỷ, thế mà bản tính của Pháp vẫn uyên nguyên, mộc mạc như ngày đầu của kỷ nguyên mới. Vì chính giáo pháp có tính bản lĩnh ấy, mới lưu giữ, nhập lưu, khai mở ra nhiều con đường trí tuệ sáng ngời. Đã làm lợi lạc cao quý hơn cho vô số chúng sanh, có vô số tướng, vô số pháp, vô số pháp môn nhưng chính yếu các pháp môn mở lối ấy điều nhất quán “ ngày càng Sáng lên vì Đạo Bụt”.
Hương ngày xưa rất quý giá, hương cúng Phật là hương trầm, những loài thảo mộc xay ra và đốt lên vừa chữa bệnh, vừa cho năng lượng an yên trong nhà trong cửa.
Đạo Bụt, theo sự truyền dạy chánh tông đã hướng dẫn tứ chúng cúng dường hương, cúng dường hoa, không chỉ nhất thiết là hương. Trong nhà Phật rất coi trọng mỗi cây hương chí thành để thắp lên bàn thờ Bụt, tổ sư. Vì dân gian đời thường tại Việt nam còn có rất nhiều truyền thống thờ cúng ông bà, tín ngưỡng tôn giáo nên chính vì điều đó đã làm ảnh hưởng phần dâng hương, rất thiêng liêng, tinh anh của Đạo ở các ngôi tự viện, chùa Phật.
Ngày nay, khi việc sản xuất các hàng hoá được chuyển sang dạng công nghiệp thì mọi thứ trở nên hết truyền thống và pha tạp, nhân tạo, độc hại từ thức ăn cho tới các phẩm vật thờ cúng ( trong đó có hương) đã biến tâm hương thoang thoảng nhẹ nhàng, thanh thoát trở thành mùi nồng nặc, như có hương liệu từ hoá chất không tốt đến sức khoẻ và làm cho thân tâm dễ mất thanh tịnh và khi tu trì dễ nỗi nóng lên, thời tụng niệm dễ sinh ra phiền não bất thường. Nhất là quý vị, không biết đó thôi, cứ mỗi sau những dịp lễ lớn, như Tết, Rằm huynh đệ chúng tôi điều bị bệnh hết ( viêm mũi, khó thở, thiếu oxy, tường vách hoen ố, phật điện, tượng đài bụi bặm bắm đầy... thậm chí các phật tử trực ban phải nhỗ đi hàng bó nhang để ngâm vào thùng nước, để khỏi bốt khói, cháy nổ, hoả hoạn khi có hàng ngàn người đi lễ chùa, mang theo mỗi gia đình từ ốp hương to đùng, đủ loại ( hương thật, hương giả)
Và gần đây, ban phòng chống cứu nạn, cứu hỏa đã báo cáo đã có hàng chục ngôi đền cổ, ngôi chùa bị cháy thiêu rụi trong năm, nguyên nhân gây ra các nạn cháy đó là lửa bắt từ, lan ra từ các lò hương mà thiếu sự quản lý. Nên mỗi khi nghe ngóng có chùa cháy thì trong lòng hiện lên nỗi buồn tha thiết, vì biết khi chùa cháy là phật sẽ thành than, chuông, trống, kinh sách, tọa cụ, đèn lư cũng bị thành tro luôn.
Nên có một lần, đi sang Đức quốc, họ tuyệt đối nghiêm cấm trong các cơ sở thờ tự tôn giáo, học đường ... không để khói toả ra, có lần vô tình huynh đệ đốt một viên trầm thì hệ thống báo cháy tự động đã báo động cho đội cứu hỏa tới dập tắt, tức nhiên mỗi khi xe cứu hoả chạy tới, dù có chữa cháy hay không chữa cháy thì cũng bị phát với số tiền, tương đương gần một trăm triệu đồng.
Hoặc kho qua Mỹ quốc việc dâng hương trong chùa, thắp hương ở các nhà kín, khoá cửa cũng bị trường hợp, cảnh sát phát hiện sẽ phạt, có khi số tiền lên đến vài ngàn đô.
Nên Thầy Nhật Từ đã giúp đỡ cho các phật tử, cho các chùa tiếp cận nhanh hơn với các nền văn minh tây phương, và thực tế chánh niệm như ở đạo tràng Mai thôn. Lấy sự thực tập chuyển hoá, tình người, tôn trọng, cứu đói, sống tử tế, hoà giải, truyền thông bằng các pháp môn đó đã có hơn năm ngàn đệ tử người tây đã quy y tìm về tu tập, học phật một cách tinh cần.
- Trung thu đến với trẻ em nghèo Quảng Ấn
- Cách Bố Trí Tượng Thờ Trong Chùa Miền Bắc Đặng Xuân Xuyến
- Đồng Tháp: Trường hạ chùa Phước Hưng dâng pháp y Ca sa Hương Đạo - Huệ Nghiêm
- Ban TTXH Phật giáo Ninh Hòa cúng dường trường hạ Quảng Ấn
- Tăng Ni thị xã Ninh Hòa tác pháp an cư Quảng Ấn
- Năm Mới Nới Chuyện Heo Thích Nữ Giới Hương
- Tinh hoa văn hóa Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Tết Nguyên Tiêu – Rằm Tháng Giêng Trí Bửu
- Độ Mình Độ Người Qua Hạnh Khất Thực Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Quy Tắc An Cư và Điều Hành Trường Hạ Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Cô Lái Đò Tâm Minh Ngô Tằng Giao phỏng theo tập truyện văn xuôi
- Ném Sỏi Xuống Giếng Tâm Minh Ngô Tằng Giao phỏng theo tập truyện văn xuôi
- Chung Một Con Đường: Thực hành pháp an cư theo lời Phật dạy Thích Hạnh Chơn
- Cờ Phật Giáo tung bay Mặc Giang
- Tăng Ni Phật giáo Ninh Hòa bố-tát cuối năm Quảng Ấn
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Không Gian Vườn Thiền và Cội Trầm Phước Huệ
- Năm Mới Ta Cũng Mới, Người Vui Ta Cũng Vui
- Đạo Phật Có Cần Trẻ Hoá Hay Không?
- Quý vị chưa biết đó, làm chú tiểu ai cũng bị đánh, mới nên thầy
- Hoà Thượng Giám Luật Vạn Hạnh, Suốt Đời Như Ngọn Núi Thiền.
- Phật giáo đến miền Tây trễ, nên xảy ra nhiều hệ lụy chắp vá tôn giáo?
- Tâm Tôi Không Thù Hận - hạt nắng từ cao rơi xuống thấp
- Phật Giáo Mình Quá Hiền Rồi.((Đại diện Tỉnh Long An Và Giáo Hội sẽ làm việc nghiêm chỉnh)
- Phật Giáo mình quá hiền rồi- Cha Chung Không Ai Khóc
- Việt Nam 90 năm, cần một chỗ đứng tâm linh cho mai sau?
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)