Cầu kỳ "Đệ nhất cỗ chay Hà Thành" chùa Phụng Thánh

Đã đọc: 8222           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Các món chay tại đây được làm từ những nguyên liệu đơn giản như măng, hoa chuối, đậu, cà rốt, mướp đắng... nhưng cuốn hút người ăn đến lạ thường.

"Đệ nhất cỗ chay Hà Thành"

Chùa Phụng Thánh (hay còn gọi là Phúc Khánh) nằm khuất nẻo trong ngõ Cống Trắng (phố Khâm Thiên, Hà Nội). Hằng năm, cứ vào những ngày rằm tháng giêng, chùa lại tổ chức các bữa cơm chay do chính các phật tử trong chùa làm, có năm lên tới vài trăm mâm.

Vào những ngày thường, nhà chùa vẫn nấu cỗ phục vụ thực khách gần xa muốn thưởng thức món cơm chay của nhà chùa.

Không phải ngẫu nhiên cỗ chay chùa Phụng Thánh được mệnh danh là "Đệ nhất cỗ chay Hà Thành". Nếu có dịp được mục sở thị một buổi chuẩn bị cỗ chay tại ngôi chùa này, khách thập phương mới cảm nhận được sự cầu kỳ, khéo léo và cả tấm lòng thành kính của người chế biến trong từng món ăn.

Mâm cỗ chay chùa Phụng Thánh được chính tay sư cụ nấu
từ lúc trời còn chưa sáng.

Sư cụ Thích Đàm Ánh tại chùa Phụng Thánh, mặc dù đã ngoài 80 tuổi, tai không còn tinh, phải di chuyển bằng xe lăn, nhưng vẫn miệt mài làm cỗ chay và là một trong những đầu bếp chính.

Theo lời kể, sư cụ đi tu từ năm 3 tuổi, cả cuộc đời nương tựa nơi cửa Phật, làm mọi việc không quản ngại việc gì nhưng điều  cụ tâm đắc nhất đó là nấu cỗ chay.

Nghệ thuật nấu cỗ chay của sư cụ cũng theo đó nổi tiếng khắp Hà thành. Những năm trước khi sư cụ còn khỏe, người đến đặt cỗ chay rất đông, có những ngày sư cụ trực tiếp nấu hàng trăm mâm cỗ.

Thực phẩm nấu cỗ chay được sư cụ đi chợ mua từ chiều hôm trước như rau, quả, măng, đỗ, lạc. Duy nhất chỉ có đậu là sư cụ để đến sáng sớm đi mua cho khỏi chua.

Trước đây, nhà chùa có nhiều người giúp việc nên cụ để thực phẩm đến sáng sớm dậy làm. Nhưng thời gian này do ít người, sư cụ và sư thầy trong chùa phải chuẩn bị nguyên liệu từ chiều hôm trước như nhặt rau, gọt củ, tách ngô... Những món ăn giả cỗ mặn như nem, giò, chả, mướp đắng nhồi thịt, cá rán, cá kho, gà quay... đều được cụ tỉ mỉ chế biến từ những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Với thành phần gồm miến, nấm hương, mộc nhĩ... sư cụ khéo léo chế biến thành những chiếc nem nhỏ xinh, thơm ngon. Giò được làm từ măng trúc. Món chả bắt mắt, hấp dẫn là kết quả của đậu trắng xay nhuyễn trộn chung với thì là, gia vị chay sau đó rán vàng hai mặt. Nhân  món mướp đắng nhồi thịt làm từ nấm và rau thơm. Cá rán có nguồn gốc từ bột mì, đánh hình con cá, nhồi nhân bằng miến, rau thơm, mộc nhĩ. Thịt gà làm từ hoa chuối...

Cỗ chay cuốn hút cả du khách nước ngoài

Cụ kể có nhiều người sau khi đi ăn ở các nơi khác họ lại quay về đặt cỗ của cụ vì họ nói không ăn ở đâu ngon bằng cỗ chay chùa Phụng Thánh.

Có những món đặc biệt như lươn cuốn nướng, gà tần, riêu cá, cá kho, chả rươi, thịt bò hấp, chân giò hầm… đều được làm từ đậu phụ, giá đỗ sống, đậu xanh, nấm hương, tôm rang làm từ bánh đa, món nem chạo Sài Gòn chế biến từ vỏ bưởi. Những món này thì chỉ có chùa Phụng Thánh mới có.

Gần đây, cụ ít làm cỗ chay hơn. Hôm nào có người đặt cụ mới làm. "Người ta đặt nhiều loại lắm có loại 800.000 đồng, loại 1 triệu đồng và loại 1,2 triệu đồng/mâm cỗ cũng có. Tùy khách đặt", sư cụ cho biết.


Không phải ai cũng có may mắn được thưởng thức cỗ
 chay chùa Phụng Thánh.


Khách đặt cỗ chay trong chùa thường vào các dịp lễ, cúng 49 ngày cho người mất, giỗ chạp.... Một số khách sạn cũng đặt hàng cỗ của sư cụ sau đó họ đưa khách đến nhà chùa thưởng thức trực tiếp. Một điều lạ là các món ăn chay này bắt buộc chỉ ăn trong chùa, sư cụ không cho ai mang về nhà ăn.

Kỷ niệm mà sư cụ nhớ mãi là chuyến thăm chính thức nước ta của cố Thủ tướng Gandhi. Khi Thủ tướng đến thăm nhà chùa,sư cụ đã làm một mâm cỗ chay với đầy đủ giò, chả, 3 bát, 6 đĩa như một bữa cỗ Việt. Thủ tướng Ấn Độ tấm tắc khen mãi món cốm, thịt gà làm từ măng và cá sốt chua ngọt chế tác từ hoa chuối. Đến giờ, nhắc đến sự kiện này, mắt sư cụ vẫn lấp lánh niềm tự hào.

Không chỉ có người Hà Nội "nghiện" cơm chay chùa Phụng Thánh mà cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn những món cơm chay do chính sư cụ làm.

Sư cụ nhớ, có một vị khách nước ngoài khi vừa đến chùa bỗng liên tục cười, nói, hỏi thăm rất nhiều thông qua người phiên dịch khiến mọi người rất ngạc nhiên. Sau đó, người phiên dịch cho biết, ông khách ấy mừng rỡ vì đã tìm được ngôi chùa mà ông ấy đến cách đây vài năm trước.

Khi đến nhà chùa, trong chùa chỉ còn một ít bánh chưng nhưng vị khách này đã ăn hết và tấm tắc khen ngon mãi.


Giò chay làm từ măng trúc và bột mì.


Những chiếc nem thơm ngon này được cuốn từ miến và nấm hương.


Hấp dẫn món nộm thập cẩm.


Canh nấm.


Bắt mắt đãi xào thập cẩm.


Canh ngô.


Xôi chè.


Bánh chưng.


Chả làm từ đậu phụ và rau thì là.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (4 đã gửi)

avatar
Chánh Tuấn Giác 01/12/2011 17:01:45
Mô Phật, Sư cụ ơi con thèm quá, nhìn ngon quá Sư cụ ơi.
avatar
Ngọc Sơn 01/12/2011 21:50:27
Đã là cỗ chay trong chùa mà gọi theo tên các món mặn là gì???
avatar
Nguyên Khoa 05/04/2012 16:06:31
Bạn Ngọc Sơn ơi!
Đâu có món nào gọi theo cách ăn mặn đâu!
avatar
DO THU KHOA/USA 18/05/2012 15:07:15
So với miền Bắc thì mâm cơm chay trong Nam của nhà chùa và nhà tư gia có phần bình dị và mộc mạc hơn;thường thì có những món tiêu biểu sau đây:trước hết là tô canh Kiểm theo tô nầy phải có dỉa búng tươi;dỉa rau ghém với chén tuong đậu nành pha với mấy viên chau;tô bí hầm dừa với khoai lang khoai môn và chuối lá siêm đen;món trộn thái [như mấm thái trong Nam gọi tránh tên cho giống chay tịnh] dỉa nem được làm từ phần trắng của vỏ bưởi;dỉa dậu đủa hay đậu que xào với tàu hủ chiên;tô đồ kho làm từ củ quả đậu với tàu hủ chiên hay mì căn;bì cuốn với bánh tráng được cắt thành khoanh kèm với nước tương pha chua ngọt cay của ớt trái;bắp chuối luộc trộn gỏi rau râm đậu phọng chua ngot;mít non kho với nước dừa tươi nêm ngủ vị hương;dỉa bánh xèo voi rau sống dưa leo dùng với nước tuong chua ngọt;món banh thì có bánh tét bánh ít chung dỉa thêm dỉa bánh cúng bánh cấp[những loại bánh gói lá nầy ko thể thiếu trong mấy mâm cúng chay tại chùa hoặc nơi nhà tư gia bắt buộc phải có nên gọi cúng cấp có vần có điệu là như vậy];bánh bò bánh da lợn;bánh qui;các loại xôi dậu xanh lá cẩm lá dứa nước cố dừa;chén cơm rượu bằng nếp trắng hay nếp thang;bởi do câu cúng dường phải có 10 món gọi là Thập cúng;tam Đức lục vị hay câu dâng hương hoa đăng đồ trà quả nhạo suy phân thiểu cúng dường do những phạn ngử nầy mới bàn soạn thành mâm chay tịnh của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long miệt vườn đặc thù văn hóa dân tộc PG miền Nam kì Lục Tỉnh/Nam Mô Mỹ Hương Trai Bồ Tát là như vậy đó[có cách gọi riêng đơn thuần la mâm cơm chay tịnh;còn gọi mâm cổ thì lộn qua mâm cổ mặn để cúng đình đám và kị cơm ông bà trong gia tộc
tổng số: 4 | đang hiển thị: 1 - 4

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập