Thanh tao thói quen ăn chay ở xứ Huế

Đã đọc: 6239           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thăm Huế vào những ngày rằm mồng một, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên và thích thú trước cảnh những quán ăn bình thường bỗng chốc hóa thành quán bún chay, cơm chay thậm chí bánh bèo, bánh nậm lọc chay bởi nơi đây ăn và nấu món chay đã trở thành nghệ thuật.

Tại sao khi nói đến ẩm thực chay, Huế lại được nhắc đến đầu tiên. Lẽ đơn giản, Huế là cái nôi Phật giáo, là nơi đầu tiên ăn chay trở nên phổ biến và trở thành nét văn hóa độc đáo. Việc ăn chay đã thịnh hành từ thời Lý – Trần cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).

 

Với hơn 400 chùa và 230 niệm Phật đường. Về nông thôn mỗi làng cũng có chùa, gọi là chùa làng.Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, hoàng tộc đã ăn chay, các hoàng thân quốc thích đều xây chùa riêng để làm công đức. Tại đàn Nam Giao - Huế có cả một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung dành cho vua lên đó ở, ăn chay trước khi tế trời. Người Huế từ bình dân đến quý tộc đều có truyền thống ăn chay. Ai đó đã từng nói, ở Huế núi không cao, sông không sâu nhưng lòng người thì trầm luân, tĩnh lặng bởi họ biết cách tu, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh.

Nói đến cơm chay Huế trước hết phải nói đến cách ăn chay tại các chùa ở Huế. Hàng tháng vào những ngày lễ nhà chùa thường làm cỗ chay đãi phật tử bốn phương. Gọi là cỗ nhưng món chay trong chùa không cầu kỳ, chỉ đạm bạc với tương, muối, rau dưa... toàn là những sản vật, thảo mộc trong vườn chùa do các vãi cùng những phật tử nhiệt thành đến giúp. Bữa cơm chùa đạm bạc song luôn thu hút rất nhiều người.

 

Phật, hầu như mọi nhà đều có Phật tử, chính vì thế mà đa số người Huế rất thích ăn chay. Một số đông người ăn chay vào hai ngày rằm, mồng một hàng tháng, có người ăn một tháng từ 4 đến 6 ngày theo phát nguyện, cũng có khá nhiều người tâm nguyện ăn trường trai, nghĩa là ăn chay quanh năm suốt tháng. Thời gian gần đây do đời sống kinh tế ngày càng cao, cao lương mỹ vị dư thừa nên có nhiều người khá giả tham gia ăn chay như là một kiểu đổi thực đơn cho lạ miệng, nhẹ bụng, và thấy lòng thư thái hơn.

Phụ nữ Huế đa phần đều biết nấu món chay. Đặc biệt, người Huế có một cách bày tỏ sự quý mến và tấm chân thành với bạn bè bằng cách mời khách dùng bữa cơm chay thanh đạm. Nét văn hóa độc đáo này có lẽ duy nhất chỉ có ở Huế. Ẩm thực chay xứ Huế còn được thể hiện trong mâm cỗ chay ngày Tết. Khác với các vùng miền ăn Tết với rất nhiều đặc sản, thịt cá thì nét độc đáo của Tết Huế chính là mâm cỗ chay. Ngày nay, mặc dù truyền thống đó đã có phần mai một song trong mâm cỗ Tết của người Huế, món chay vẫn hiện diện như một phần không thể thiếu.

Với bàn tay tài hoa, tấm lòng phúc hậu và sự đảm đang tuyệt vời, người phụ nữ Huế chế biến các món ăn chay từ những nguyên vật liệu bình dị giản đơn nhưng rất phong phú về chủng loại và vô cùng hấp dẫn về mùi vị, màu sắc, chỉ thoáng trông một bàn tiệc chay ta sẽ thấy ngon và đẹp không thua gì nem công chả phụng!

Thực đơn chay “quý tộc” trông rất sang trọng, nào là chả phù chúc, mì căn giả thịt bò, thịt gà, món xào, bún, xúp, phở, mì xào dòn… Độc chiêu của thức ăn chay có món chao – được người sành ăn ví von là ngon, béo và bổ dưỡng hơn pho mát của Pháp.

Ăn chay đơn giản của người bình dân chỉ cần có vị tâm (xì dầu), muối mè đậu phộng, muối sả, ít rau quả nữa là đủ chất, vừa đơn giản vừa gọn nhẹ và ít tốn tiền. Người khá giả ăn uống đàng hoàng hơn thì bữa cơm có món canh, món mặn, món xào… một ít màu đỏ của cà rốt, xanh của cải bắp, trắng của bắp su và khuông đậu chín, vàng vừa ngon lành vừa đủ chất dinh dưỡng.

Công việc chuẩn bị bếp núc nấu ăn chay thật vô cùng công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ,  chu đáo, chịu khó bởi một thức một ít, một thứ một chút… mới có một mâm cơm hoàn hảo.

Các bà nội trợ khéo tay hơn thì làm thêm bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh hỏi: chất bột giống bánh mặn, chỉ khác ở chỗ nhân chay, mỗi món bánh có hương vị riêng, tất cả đều ngon tuyệt. Món độc đáo mà bao nhiêu người, nhất là người Huế xa quê và du khách luôn thấy thòm thèm là món mít trộn, vả trộn xúc bánh tráng ai đó sẽ nhớ mãi và mong ước được thêm một lần trở lại để có cơ hội nhâm nhi cho thỏa thích. Buổi sáng bắt đầu một ngày mới, điểm tâm bằng tô bún chay sẽ mang theo niềm vui suốt ngày, thú vị hơn là được ăn vào bữa lỡ hoặc bữa tối một tô cháo nóng hổi thơm phức có khuôn đậu, nấm rơm, cà rốt, khoai tây hạt lựu thật ấm lòng, mát dạ.

Điểm đặc sắc của cơm chay là dù ăn thật no nhưng vẫn có cảm giác thân thể nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản, điều dễ hiểu là tại món ăn toàn rau quả, hơn nữa có lẽ lúc ăn chay tâm con người hướng thiện hơn, lòng nghĩ về những điều tươi vui và làm việc tốt đẹp cho cuộc đời.

Trong những năm trở lại đây, ở xứ Huế đã xuất hiện nhiều quán bán thức ăn chay và được thực khách ủng hộ nhiệt tình, quán nào cũng luôn tấp nập khách, nhất là vào các ngày rằm, mồng một.

Bữa tiệc chay  thịnh soạn để đãi khách

Khách du lịch đến Huế đều biết nhà hàng Tịnh Tâm trên đường Phạm Ngũ Lão. Tịnh Tâm gần các khách sạn, thu hút nhiều khách nước ngoài. Phía tây thành phố, các quán cơm chay san sát nhau trên đường Điện Biên Phủ, Phan Bội Châu được người mộ đạo đi chùa hâm mộ. Một đĩa cơm chay bình dân 5.000- 7.000 đồng. Nếu muốn ăn có thêm món thì quán ăn phục vụ đủ cả từ đùi gà quay, gà bóp… tên gọi vậy nhưng tất cả đều là chay, người ta lấy phần gốc sả nhồi tàu hủ non, lăn bột chiên giòn thơm phức.

Món bún chay không kém phần thơm ngon, bắt mắt

Mâm cơm chay là nghệ thuật ẩm thực, vừa là nghệ thuật tạo hình, rực rỡ sắc màu, tất cả bắt nguồn từ hoa, quả, thực vật. Những quán chay ở Huế bây giờ không chỉ chú ý đến nấu ăn ngon mà còn chú ý đến không  gian của quán. Nhiều quán chay mới mở thu hút đông khách như quán Bồ Đề trên đường Lê Lợi, quán Liên Hoa trên đường Lê Quý Đôn. Tại đây  có thể đãi bạn bè một bữa tiệc chay hấp dẫn mà giá cả rất mềm. Nếu muốn giá bình dân hơn thì ở các chợ bán món chay cũng rất ngon: chợ Đông Ba, chợ Bến Ngự …mõi suất ăn chay chỉ từ 10 đến 15.000 đồng.

Không những người dân Huế mà du khách đến thăm Huế cũng luôn ao ước được nếm thử hương vị của các món ăn chay và dù chỉ một lần thôi, chắc chắn ai đó cũng sẽ thấy xao lòng và ngưỡng mộ.

Nguồn: YeuDuLich.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
chau kien phuc 09/10/2011 02:02:07
toi thay an chay duoc va cam thay ngon, thi von khong phai la vi thuc an chay ngon, thuc vat rau cu ma! Nhung cam thay ngon la vi " nguoi an chay thuong xot chung sanh, khong no nhai nuot nghien ngau mau thit chung sanh, dem linh hon chung sanh chon vui trong bung minh, lay xuong thit coa loai khac de duy tri doi song minh"... Voi them an chay la de khien con duong tu duong cao thuong ngay cang hoan thien hon, nghia la "lay tinh thuong va su cuu giup chung sanh lam su nghiep tien than va hoan thien tam duc ".
Noi chung nguoi nao an chay duoc la nho co mot tam long thuong xot cam thu sinh mang nhu the, chu thuc chat rau muong, rau khoai, bi bau, dua leo ca chua, mit, bi ao, bi do, muop ngot ...., thi thu hoi lam sao ma...
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập