Tranh Mạn-đà-la cát nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng

Đã đọc: 2291           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tranh Mạn-đà-la là một hình vẽ mang tính nghệ thuật và tâm linh tôn giáo sâu sắc. Nơi đó có sự hợp nhất giữa thế giới bản thể và thế giới hiện tượng, giữa tâm thức và vũ trụ. Trong ý nghĩa thực tiễn, Mạn-đà-la còn là một đàn tràng để hành giả cúng dường, cầu nguyện và tu tập thiền định.

Mạn-đà-la là một hình thức nghệ thuật thiêng liêng bằng tranh cát bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo Tây Tạng, trong tiếng Phạn “Mạn-đà-la” có nghĩa là vòng tròn, trung tâm chứa sự tinh túy, cốt lõi của cuộc sống. Mục tiêu chính của Phật giáo Tây Tạng là đạt được giác ngộ cá nhân, giải phóng tất cả chúng sinh khỏi đau khổ, phát triển trí tuệ, từ bi và tuệ giác vô điều kiện thông qua các nghi lễ và thực hành bí truyền.

Mạn-đà-la là một hình vẽ mang tính nghệ thuật và tâm linh tôn giáo sâu sắc.

Tranh Mạn-đà-la Là Gì?

Mạn-đà-la là một vòng tròn với nhiều hình vẽ phức tạp thể hiện vũ trụ dưới cái nhìn của một người giác ngộ, biểu đồ sự kế thừa các sự kiện bắt đầu từ Đức Phật lịch sử 2500 năm trước cho tới ngày nay, một khía cạnh quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo. Chúng được sử dụng để hướng dẫn các học viên đến sự giác ngộ thông qua kiên nhẫn, thiền định và sự hiểu biết về các giáo lý quan trọng.

Mạn đà la(mandala) xuất phát từ tiếng Phạn, có nghĩa là vòng tròn, trung tâm, thống nhất và toàn vẹn. Gốc của chữ “manda” là cơ bản tinh khiết và “la” là dung chứa.

Mạn-đà-la xuất hiện trong nhiều truyền thống Phật giáo, nhưng phổ biến nhất là các cộng đồng Tây Tạng, ở đó chúng có thể to lớn, nhiều màu sắc, được vẽ, in hoặc thêu trên một tấm vải và treo trên tường trong một số ngôi đền, nhà hàng hoặc nhà của Phật tử. Mạn-đà-la là một vòng tròn được trang trí đẹp đẽ bằng các hình vẽ hình học và hình tượng Phật giáo. Ngoài giá trị thẩm mỹ của nó, Mạn-đà-la cũng có một ý nghĩa nghi thức và biểu tượng quan trọng trong truyền thống Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng (Kim Cương Thừa).

Mạn-đà-la được lấy ý tưởng từ ngọn núi lửa Meru của Ấn Độ. Một ngọn núi linh thiêng được gọi là trung tâm và được bao bọc bởi bảy ngọn núi nhỏ trong một vòng tròn đồng tâm. Có ba cõi bên trong Mạn-đà-la là: Arupyadhatu – Vô sắc giới, Rupudhatu – Sắc giới, và Kamadhatu – Dục giới.

Có 2 loại Mạn-đà-la chính là Thai tạng giới Mạn-đà-la (Garbha-dhatu) và Kim cương giới Mạn-đà-la (Vajra-dhatu). Thai tạng giới biểu hiện vũ trụ về mặt lý tính và lòng từ bi vĩ đại của chư Phật. Kim cương giới biểu hiện cho trí tuệ hoàn hảo của năm vị Phật tối cao của Tây Tạng (Five Tathagatas).

Nhiều thế kỷ, những hình vẽ Mạn đà la được tạo ra bằng cát màu do các nhà thiền sư Tây Tạng vẽ ra dùng trong nghi lễ thiền định bởi họ cho rằng, những vòng tròn này chứa đựng nguồn năng lượng tuyệt vời.

Truyền thống Phật giáo Tây Tạng có nhiều loại Mạn-đà-la như Mạn-đà-la bằng cát màu hay bột đá màu, Mạn-đà-la bằng tranh vẽ, Mạn-đà-la vật thể ba chiều thường làm bằng kim loại hoặc gỗ… Trong đó, Mạn-đà-la được làm bằng cát màu là nổi tiếng và phổ biến nhất.Từ những hạt cát mịn như bột gồm đủ các loại màu sắc, qua bàn tay khéo léo và đặc biệt là nội tâm chuyên nhất, các vị sư Tây Tạng đã tạo nên một bức tranh cát tuyệt vời. 

Mỗi Mạn-đà-la cát sẽ được tháo dỡ sau khi nghi lễ kết thúc. Quá trình này và kết quả của nó tượng trưng cho đức tin về học thuyết vô thường trong Phật giáo về tính chất chuyển tiếp của đời sống vật chất. Các hành giả Kim Cương Thừa mong muốn được giải phóng khỏi chấp trước vào các sự vật và hiện tượng trong thế giới hữu hình.

Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng, Mạn-đà-la cũng có thể được tạo thành không gian ba chiều thể hiện một cung điện trung tâm, nơi các chư Phật cư ngụ. 

Hình vẽ Mạn đà la rất phức tạp, mỗi hình đại diện cho một vị thần và những cấu hiệu xung quanh họ có những ý nghĩa đặc biệt mà chỉ có các vị thiền sư mới có thể lý giải được.

Nếu không một lần chứng kiến, hẳn chúng ta cũng không ngờ rằng bức tranh Mạn-đa-la cát đó chỉ được làm với một công cụ rất thô sơ.

Đó là hai thanh sắt tròn và rỗng, có một đầu nhọn theo kiểu hình phễu. Phía bên ngoài gần phần đầu nhọn là những khía vòng tròn đều nhau. Một cái dùng đựng cát, một cái đặt sát phía trên để khi làm thì cà tới cà lui chỗ các khía này hầu tạo một sự rung động nhỏ cho cát chảy xuống mà không bị tắc nghẽn. Nhịp nhàng, thư thả, từ điểm giữa vòng tròn, các nhà sư Tây Tạng đã đưa những hạt cát màu rất mịn từ trong lòng ống sắt chảy qua một đầu nhọn để tạo nên bức tranh tâm thức bằng cát đầy tính nghệ thuật và sáng tạo.Từ một điểm nơi tâm, các đường vẽ sẽ được mở rộng ra ngoài theo một trình tự nhất định. Trong quá trình kiến tạo, các sư (thường là 4 vị ngồi 4 hướng) phải luôn đối mặt với tâm của Mạn-đà-la. Không vội vàng, thong thả, từ từ, đều đặn trong nhiều ngày làm việc cùng nhau, các vị sư Tây Tạng vừa thực hiện Mạn-đà-la mà cũng vừa giữ tâm ở trạng thái thiền định.Với đồ hình Mạn-đà-la Quán Thế Âm bằng cát này thì các sư đã thực hiện liên tục trong năm ngày. Tuy nhiên, cũng tùy kích cỡ lớn nhỏ của đồ hình Mạn-đà-la mà thời gian hoàn tất có khác nhau. Có những đồ hình Mạn-đà-la phải làm suốt trong nhiều tuần lễ mới xong.

Công việc này rất tỉ mỉ, có thể mất nhiều ngày, nhưng đổi lại, khi hoàn thành, Mạn đà la là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Việc tạo dựng Mạn-đà-la mỗi người phải làm trong chánh niệm. Tức là phải có một sự tập trung tinh thần rất cao và sự kết hợp hài hòa không kém phần công phu của một nhóm người trong nhiều ngày liên tục. Và khi tâm ý được tập trung chuyên nhất vào một chỗ thì cũng có nghĩa là đã tác động vào đó một nguồn năng lượng tâm linh rất lớn qua những nét vẽ bằng cát. Do đó, việc kiến tạo Mạn-đà-la cũng là một phương pháp tu tập thiền định.Được biết, theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, thì các sư đều phải học qua cách tạo dựng Mạn-đà-la như là một phương tiện rèn luyện tâm thức, tinh lọc tâm ý. Nếu vị nào muốn chuyên sâu về việc kiến tạo Mạn-đà-la thì phải học thêm nhiều hơn nữa về nghệ thuật và triết học trong một thời gian dài.

Các tu sĩ bắt đầu công việc của mình bằng cách phác hoạ những vòng tròn trên nền gỗ, công việc này có thể mất cả ngày. Những ngày tiếp theo, nó sẽ được phủ lên những lớp cát nhuộm màu, được đổ ra bằng cách sử dụng những chiếc phiễu truyền thống có tên là Chak-pur.

Sau khi Mạn-đà-la cát được làm xong thì phải hủy bỏ, ngoại trừ các Mạn-đa-la được dùng làm đối tượng quán tưởng như các loại bằng tranh vẽ. Mạn-đà-la sẽ được hủy bỏ bằng cách trộn đều các loại cát màu lại với nhau, rồi đem ra sông, biển gần đó hoặc phân phát cho những người chiêm bái, với ý nghĩa là chia đều công đức để tất cả cùng lợi lạc. Quan trọng hơn hết của sự hủy bỏ là để cho chúng ta thấy được tính chất vô thường của muôn sự muôn vật trên thế gian này. Ngay cả công trình kiến tạo Mạn-đà-la công phu và cần mẫn này cũng chỉ là việc làm vô thường.Tất nhiên, trước khi hủy bỏ Mạn-đà-la là khóa lễ bao gồm nghi thức tụng kinh, niệm chú với nhạc lễ trang nghiêm cúng dường lên Đức Phật và hồi hướng cầu nguyện phước lành cho tất cả chúng sanh.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập