Bảo tồn và phát huy Văn Hóa Phật Giáo ở Châu Á

Đã đọc: 3579           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ra đời tại Ấn Độ từ hơn 2.500 năm trước, đạo Phật từ lâu đã trở thành một tôn giáo mang tính thế giới, có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của nhiều dân tộc. Do tính chất mềm dẻo, dễ thích nghi với từng vùng văn hóa khác nhau, nên những nơi đạo Phật được truyền đến đã hình thành trong nếp sinh hoạt của tín đồ những nét văn hóa đặc thù, tạo cho Phật giáo ở từng quốc gia một màu sắc riêng biệt và Phật giáo trên thế giới có những sắc thái đa dạng, đặc biệt là tại các nước Châu Á.

 

1 – Văn hóa chùa tháp Phật giáo

Nói đến văn hóa thì không thể bỏ qua một mảng chủ đề quan trọng là nghệ thuật kiến trúc chùa tháp, đặc biệt là các nước Châu Á. Hàng ngàn di tích Phật giáo qua nhiều thế kỷ đã trở thành di sản thế giới, như tháp Sanchi, Ajanta, vườn Lâm Tỳ Ni, Trụ đá do vua A Dục (Asoka), dựng ở Tây Nam Nepal, ghi dấu nơi Đức Phật ra đời…(Ấn Độ); Angkor Wat, Angkor Thom (Campuchia) ; Borobudur (Indonesia) động Đôn Hoàng, chùa Bạch Mã (Trung Quốc); Wat Phakeo, Wat Arun (Thái Lan); That Luông (Lào), chùa Pháp Hưng (Hokoji) chùa Pháp Long  (Horyuji) – một kiến trúc gổ cổ kính nhất thế giới còn tồn tại ở Nara (Nhật Bản); khu di tích Phật giáo Đông Dương; chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên… (Việt Nam).

Bên cạnh kiến trúc chùa tháp, nghệ thuật Phật giáo châu Á còn để lại một số lượng khổng lồ các pho tượng Phật, Bồ tát, mà mỗi phong cách tạc tượng đều thể hiện rõ đặc trưng tộc người của cư dân từng quốc gia ở Châu Á. Chẳng hạn, pho tượng Phật với tư thế đang đi, thuộc phong cách Sukhothai (Thái Lan) thế kỷ XIV, các pho tượng có kich cỡ lớn, như tượng Tsukuba cao nhất thế giới (120 m) ở Tokyo (Nhật Bản); hay ở Tây Tạng hiện lưu giữ nền Phật giáo Mật tông (Lamaism), đặc biệt là với hệ thống tranh Phật được vẽ trên tường thế kỷ XIII, và hơn 8.000 báu vật của Phật giáo đã được trưng bày vào năm 2000. Các ngôi tháp cổ ở Trung Quốc, như tháp Lôi Phong, hiện đang lưu giữ tóc và xá lợi của Phật hoặc tại chùa Huê Lâm ở Quảng Châu hiện còn bảo lưu được 21 viên xá lợi Phật, đó chính là những di sản văn hóa tâm linh hết sức giá trị .

Tranh và tượng của Phật giáo còn phong  phú hơn nhiều qua khảo sát của ngành Tiếu tượng học (Iconography), góp phần giới thiệu nhiều tông phái Phật giáo với những nét sinh hoạt đặc thù của từng tông phái và các vùng miền văn hóa khác nhau ở Châu Á và trên khắp thê giới. Riêng Phật giáo ở Tây Tạng và Mông Cổ lại còn góp phần giới thiệu một phong cách dặc thù qua tên gọi Lạt Ma giáo (Lamaism). Theo truyền thống này, Đức Đại Nhật Như Lai (Mahavairocana) được xem là vị Phật trung tâm đổ hình Mạn đà la, và đặc biệt họ còn giới thiệu nhiều dạng đặc thù của Bồ Tát Quán Thế Âm dưới hình ảnh muôn vẻ của Tara.

 Kinh sách Phật giáo là mảng văn hóa quan trọng, bao gồm cả Tam Tạng kinh điển (Tripitaka), góp phần giới thiệu tính đa dạng văn hóa trong lĩnh vực này ở các nước châu Á. có thể thấy, từ hơn hai ngàn năm nay, kinh điển Phật giáo được lưu lại dưới nhiều hình thức khác nhau: trên lá, trên đồng, trên vải, trên đá, trên giấy… Ngoài ra hai ngôn ngữ chính là tiếng Sanskrit và Pali, kinh điển Phật giáo đã được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Mục đích cuối cùng của Phật giáo chính là sự giải thoát và hầu hết tín đồ Phật giáo không chỉ tin ở giáo lý mà còn thực hành lời Đức Phật dạy ngay trong đời sống của mình. Tư tưởng từ bi, bình đẳng, vị tha, tôn trọng đời sống và yêu chuộng hòa bình… là những yếu tố tích cực giáo dục cho hàng tỷ tín đồ trên thế giới biết sống vì mọi người, yêu chuộng hòa bình, tạo ra sự đoàn kết trong mỗi quốc gia, tăng cường khối đoàn kết trong khu vực và trên thế giới.

Sự thực hành thiền định còn giúp cho mỗi cá nhân có được sự điềm tĩnh, sáng suốt, góp phần có hiệu quả vào lĩnh vực khao học kỹ thuật, giúp con người tăng cường sức khỏe và thể lực để cống hiến tốt cho mọi người chung quanh.

Văn hóa Phật giáo còn giáo dục cho mọi con người rèn luyện một lối sống có đạo đức, biết hướng đến chân thiện mỹ, không sử dụng bạo lực để chinh phục các quốc gia khác, không gieo đau thương thảm họa và tang tóc cho đồng loại.

Các tổ chức Phật giáo đã góp phần vào việc duy trì, phát huy văn hóa Phật giáo thế giới. Hội Hữu nghị Phật giáo Thế giới ra đời cũng theo tinh thần này.

Tổ chức “Phật tử châu Á vì Hòa bình” ra đời cách đây gần 40 năm, đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình gắn kết các quốc gia ở châu Á theo đạo Phật thành một khối đoàn kết, thống nhất. Trong dịp Đại hội Phật giáo Việt Nam lần II (1987). Tổng thư ký của tổ chức này là Tiến sĩ G.Lubsameren đã phát biểu: “Trong hiện tại, khi tình hính thế giới đang tăng cường mức độ căng thẳng do âm mưu của những thế lực độc ác, chúng ta , những người Phật tử châu Á, tập họp lại trong tổ chức ABCP, hãy tập trung mọi cố gắng để thực hiện hòa bình và công lý ổ châu Á và cả trên thế giới”.

Ngoài tổ chức chung cho toàn châu Á, trong mỗi quốc gia cũng đã thiết lập các tổ chức riêng để đẩy mạnh hoạt độn, như Hội Ma Ha Bồ Đề (Maha Buddhi Society) ở Ấn Độ và Sri Lanka, Hội Phụ nữ Phật giáo toàn Xây-lan (All Ceylon women Buddhist Association) Hội Bình nghị Phật giáo (The Buddha Sasana Council  và các tổ chức này đã có quy định chung về Điều lệ Phật giáo thế giói vào năm 1951.

Các cuộc hội thảo quốc tế như: “Sự tham gia tích cực của Phật tử vào phong trào chống chiến tranh, một trách nhiệm đối với chánh pháp”, do Trung tâm quốc gia ABCP Ấn Độ tổ chức năm 1984, hội nghị “Tìm một nền đạo đức môi sinh” do Phật giáo Campuchia tổ chức năm 1997… và nhiều cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề Phật giáo khác, gồm có cả các nhà lãnh đạo tôn giáo trong khu vực châu Á tham dự, được tổ chức liên tục từ năm 2001 đến nay.

3 – Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo tại các nước châu Á và trên thế giới.

Văn hóa Phật giáo trong quá trình phát triển đã để lại những dấu ấn sâu đậm ở mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa này hiện đang là mối quan tâm đặc biệt không những của riêng Phật giáo, của các quốc gia châu Á, mà của cả cộng đồng quốc tế. Việc bảo tồn những di sản này những năm gần đây càng được đặt ra một cách nghiêm túc hơn, nhất là sau những biến động phá hủy các pho tượng Phật cổ rất có giá trị ở Afghanistan. Mối liên hệ liên kết giữa các quốc gia ở châu Á hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á thời gian gần đây cho thấy, một khi trong từng bước có biến động, sẽ kéo theo ảnh hưởng về nhiều mặt đến các nước khác.

Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo ở châu Á cần thiết được triển khai đồng bộ, bằng nhiều hình thức khả thi, đặc biệt là thông qua các tổ chức đoàn thể Phật giáo. Những yếu tố cấu thành nét riêng biệt, tạo nên tính đa dạng cho văn hóa Phật giáo châu Á cần thiết được nhân rộng, thông qua hội thảo, qua việc phát hành sách báo… Đồng thời, trên cơ sở đã có từ trước, hiện nay cần thiết đẩy mạnh mối liên kết giữa các quốc gia theo đạo Phật bằng cách xích lại gần nhau hơn của các nhà hoạt động văn hóa, các nhà nghiên cứu Phật học và cả các nhà khoa học. Sự nhất trí cao trong hành động bảo tồn và phát huy văn hóa Phật giáo sẽ tạo ra nhiều phương cách thực hiện với nhiều hình thức đa dạng hơn. Đưa tinh thần giáo thuyết của Phật giáo đi vào cuộc sống hiện thực, biến nó thành hành động cụ thể, đó chính là bảo tồn và phát huy hữu hiệu nhất văn hóa Phật giáo châu Á cũng như trên thế giới.

Nguồn: giaodiemonline.com

 



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập