Ấn Tống Đại Tạng Kinh Tiếng Việt (C200)

Đã đọc: 893           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!
Kính thưa quý thiện nam tín nữ, quý vị Phật tử gần xa thân mến!

Tam tạng Thánh điển Phật giáo hay Đại Tạng Kinh là tập đại thành toàn bộ những giáo pháp do đức Phật giảng dạy mà chúng ta hiện còn được biết, được kết tập thành dạng văn bản qua nhiều nỗ lực của những thế hệ đi trước trong suốt chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ qua. 

Bàn về định nghĩa của Tam tạng Thánh điển Phạt giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt), Thầy Tuệ Sỹ đã viết: “... Đại Tạng Kinh Việt Nam là một tập hợp các bản dịch Việt Đại tạng kinh Phật giáo từ truyền bản tiếng Trung Quốc, có tham cứu các truyền bản tiếng Phạn, Pali và Tây Tạng. Do đó, nó bao gồm toàn bộ các kinh điển Phật giáo đã được dịch ra tiếng Việt đã và đang lưu hành từ trước tới nay.

  • Tính cấp thiết của việc xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt)

Việc xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh tiếng Việt) là một nhu cầu cấp thiết, và được xem là nhiệm vụ trung tâm của Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra trong nhiệm kỳ 2017 – 2022. (Nguồn: Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam trong phiên họp ngày 03/10/2018). 

Thứ nhất, xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt) là giải pháp duy nhất giúp bảo tồn và truyền trao Giáo pháp của đức Phật cho Phật tử Việt Nam ngày nay cũng như những thế hệ về sau. 

Việt Nam chúng ta từ xưa đã sử dụng chữ Hán như một loại chữ viết chính thức trong việc truyền đạt và tiếp thu tri thức, trong đó có tri thức về Phật Pháp. Thế hệ các bậc trưởng lão tôn túc hầu hết đều tiếp thu giáo pháp thông qua việc đọc hiểu chữ Hán từ Hán tạng. Tuy nhiên, đối với thế hệ Tăng, Ni, Phật tử hiện nay, tu học và nghiên cứu Phật Pháp thông qua ngôn ngữ Hán lại là một thử thách không hề dễ dàng. Câu hỏi được đặt ra: “Nếu không đọc – hiểu chữ Hán thì dựa vào đâu chúng ta có thể nghiên cứu được Kinh điển?”, “Nếu có Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh bằng tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ) thì những thế hệ sau có cần phải phụ thuộc hoàn toàn vào chữ Hán mới có thể nghiên cứu Kinh, Luật, Luận hay không?”. Trả lời cho hai câu hỏi này chính là chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam đối với việc bảo tồn và truyền trao Giáo pháp của đức Phật cho Phật tử Việt Nam ngày nay. 

Thứ hai, xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt) hoàn chỉnh, tránh tình trạng Giáo pháp của đức Phật bị nhận hiểu sai lệch hoặc khiếm khuyết.

Do sự hạn chế về ngôn ngữ và tiếp cận với Kinh điển một cách không đầy đủ, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng thiếu kiến thức giáo lý, khi đối mặt với vấn đề, không thể giải quyết theo đúng tinh thần nhà Phật. Từ đó, dễ có khuynh hướng chủ quan, suy diễn để đưa ra cách giải quyết theo tri kiến của riêng mình. Điều đó sẽ làm cho đạo Phật Việt Nam ngày càng xa rời những lời dạy ban đầu của đức Thế Tôn. Nếu có được một Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt) đầy đủ thì vấn đề sẽ hoàn toàn đổi khác. Bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề mình quan tâm trong Kinh tạng, và việc hiểu sai, suy diễn sai về giáo lý sẽ được hạn chế đến mức tối đa.

Thứ ba, xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt) là nhằm đáp ứng nhu cầu học Phật cũng như tu tập hành trì của Phật tử Việt Nam

Với sự nỗ lực không mệt mỏi của thế hệ các vị Trưởng lão, tôn túc đi trước, những kinh điển căn bản như A-di-đà, Phổ môn, Kim cang, Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã, Niết-bàn… đều đã được Việt dịch và lưu hành rộng rãi. Tuy nhiên, việc Việt dịch Kinh điển hiện nay, trong chừng mực nào đó, vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tu, học, hành trì của số đông Phật tử. Hiện nay, một số quốc gia như: Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn quốc… đã có bản dịch Đại Tạng Kinh bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc ra đời bản Đại Tạng Kinh Tiếng Việt là một nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nguyện vọng tìm cầu chánh Pháp của Phật tử trong nước.

  • Kế hoạch in ấn dự kiến

Theo thông tin của Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, nội dung Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt) sẽ được in ấn với 5 hệ thống: Pali tạng, Sanskrit tạng, Hán tạng, Tạng tạng và Phật giáo Việt Nam. Khổ in dự kiến cho công trình này là 17 x 24 cm, dự kiến toàn bộ công trình sẽ có khoảng 300 quyển, mỗi quyển dày từ 600 đến 800 trang. 

Song song  với việc in ấn, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cũng sẽ số hóa Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt), với số trang trên bản in giấy đồng nhất với số trang trên bản điện tử để giúp người đọc dễ dàng tra cứu.

Vì tính cấp thiết cũng như những giá trị mà bộ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng Kinh Tiếng Việt) mang lại, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tha thiết kêu gọi quý mạnh thường quân, thiện hữu tri thức hãy phát tâm đóng góp tịnh tài để ấn tống bộ Kinh điển quý báu này. Tiếp nối chí nguyện lan tỏa chánh Pháp của đức Từ phụ Thích-ca, chư vị lịch đại Tổ sư, chư vị hiền thánh Tăng, các bậc Trưởng lão, tôn túc, Quỹ  kính mong quý vị liễu tri và nối dài cánh tay hộ Pháp để chương trình được hoàn thành trọn vẹn.

Mọi sự đóng góp, ủng hộ, xin quý vị hoan hỷ gửi về:

ĐÓNG GÓP TRỰC TIẾP
VĂN PHÒNG QUỸ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY 
Tầng trệt Chùa Giác Ngộ
92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP.HCM.
Điện thoại: (028) 6680 9802 

CHUYỂN KHOẢN
(Khi chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ ghi rõ quý danh người đóng góp và mã số C200 trong nội dung chuyển khoản để Quỹ ĐPNN sử dụng đúng mục đích.)
Tài khoản: TRẦN NGỌC THẢO (THÍCH NHẬT TỪ) 
Số tài khoản: 0071000776335 
Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank
Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam
Chi nhánh TP. HCM
Ho Chi Minh City Branch
Swift code: BFTVVNVX007
Tại Úc
Nếu gởi check hay money order, xin quý vị hoan hỷ gởi về:
Buddhism Today Association Incorporated
5 Jeanes St, Beverley, SA. 5009, Australia
Mobile: 0417804357
Fax: (08) 82688482
Email: buddhismtodayinc@yahoo.com
Nếu chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ gởi về:
Bank: Commonwealth Bank of Australia
Account Name: Buddhism Today Association Incorporated
BSB number: 065112
Account number: 1011 6049
Lưu ý: Nếu quý vị ở ngoài nước Úc, xin hoan hỷ thêm các thông tin sau:
Swift code: CTBAAU2S
Address: 230a Port Road Hindmarsh SA. 5007, Australia

LƯU Ý:
1. Tài khoản Vietcombank  0071000776335 (Tran Ngoc Thao – Thich Nhat Tu)là tài khoản DUY NHẤT của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.
2. Toàn bộ các khoản đóng góp vào ba tài khoản dưới đây chỉ được dùng ĐÚNG cho mục đích mà tài khoản đại diện
a) Tài khoản Vietcombank 0071000989041 được DÀNH RIÊNG cho Quỹ đời sống Tăng Ni (Mã số chương trình C106).
b) Tài khoản Vietcombank 0171003471369 được DÀNH RIÊNG cho chương trình xây dựng Chùa Quan Âm Đông Hải tại Sóc Trăng (Mã số chương trình QAĐH)
c)  Tài khoản Vietcombank 0171003481551 được DÀNH RIÊNG cho chương trình xây dựng Chùa Giác Ngộ – Vũng Tàu (Mã số chương trình GNVT)
3. Ngoài những thư vận động được đăng tải trên các kênh truyền thông chính của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay có ghi rõ hướng dẫn đóng góp, Ban Điều Hành Quỹ ĐPNN không ủy nhiệm cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác nhận đóng góp hoặc vận động các chương trình không do Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tổ chức. 

Quý Phật tử ở Hải ngoại phát tâm đóng góp các chương trình bằng cách gởi kiều hối về Chùa hoan hỷ sau khi đóng góp vui lòng gởi email xác nhận đến quydaophatngaynay@gmail.com để Quỹ cập nhật thông tin cũng như phản hồi nhanh chóng nhất đến Quý vị.

Quý Phật tử đóng góp bằng cách chuyển khoản có thể xem thông tin mình đã chuyển khoản thành công chưa bằng cách xem thông tin tại đây

Kính chúc an lành!



TM. BAN ĐIỀU HÀNH QUỸCHỦ TỊCH 

 TT. THÍCH NHẬT TỪ

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập