Nỗi niềm người đi làm từ thiện

Đã đọc: 3588           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Những đôi mắt buồn, những gương mặt khắc khổ, hốc hác, lam lũ, những ánh mắt ngơ ngác và cả những gương mặt ngây ngô, những mái tóc khô cháy, sơ xác hay những người khuyết tật, già nua, còm nhom, ốm yếu…những đôi mắt như muốn khóc khi có ai đó hỏi “ vì sao em lại có mặt ở đây” ? và có cả những nụ cười để tạm quên đi nỗi buồn đã qua và hiện tại.

Bảy trăm con người là bảy trăm số phận khác nhau tại Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp, Tỉnh Bình Phước.

Đa số các trại viên ở đây đều thất học: Có em khi sinh ra không biết cha mẹ là ai, quê quán nơi đâu. Có em do mẹ bị tai nạn cụt chân, không lao động được, ba đi lấy vợ nhỏ thế là ước mơ cắp sách đến trường đành bỏ dở, phải lang thang kiếm ăn, rồi ngủ vỉa hè bị thu gom về đây, gia đình không ai bảo lãnh. Có em do sống trong một gia đình đầy bạo lực, không chịu nổi những trận đòn roi của những ông bố mỗi khi nhậu xỉn về. Có người lại không chịu được khi sống trong một gia đình chỉ có những tiếng mắng chửi của mẹ cha hay có những ông bố bà mẹ suốt ngày ngồi bên chiếu bạc. Có em thì do cha mẹ ly hôn, không muốn sống cùng ai đi lang thang tự kiếm sống. Có em từ miền Tây nên Tp. HCM kiếm sống, không giấy tờ tùy thân, có em mồ côi cả cha và mẹ, đi bán vé số, tối ngủ vỉa hè. Có em do gia đình hắn hủi, ruồng bỏ do những tháng ngày đua đòi chúng bạn xấu bị gia đình cho là người bỏ đi, sống lang thang nay đây mai đó rồi gom về trại. Đa số những người có mặt trong trại là những, người không nhà, không cửa, không giất tờ tùy thân, thất học… có người đã ở trại bao năm nay. Có em vào trại rồi cũng không muốn trở về nhà nữa, nhưng nhiều người thì chỉ muốn được ra khởi nơi đây. Người trẻ nhất trong trại này là 18 tuổi và già nhất là 90. Hàng ngày những người trong độ tuổi lao động làm các công việc là tách hạt điều, ép cá khô xuất khẩu. Trong trại có mở các lớp dậy nghề như nghề may, nghề mộc, cũng thỉnh thoảng có một vài công ty cần xử dụng lao động thời vụ thì họ đến trại để tuyển dụng.

Trại TT bảo trợ xã hội Tân Hiệp- Bình Phước nằm sâu trong những cánh rừng cao su bát ngát, xung quang không một nhà dân. Chúng tôi lại chợt nhớ về câu  ca dao“Cao su đi dễ khó về” tuy họ không phải là những người công nhân trồng cây cao su nhưng những mảnh đời không may mắn của họ cứ làm chúng tôi  thấy cay cay con mắt.

Là con người khi sinh ai cũng ước muốn được sinh ra trong một gia đình đầy đủ mẹ cha, một gia đình tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương, được tôn trọng và cảm thông… Ai cũng được cắp sách đến trường, ai cũng được làm những công việc mà mình mơ ước, ai cũng mong được làm người thành đạt… Vậy mà trong số 700 trại viên kia gần như là ai cũng có một suy nghĩ tiếc  nuối hay mơ ước về quá khứ: giá mà mình được đi học, giá mà mình có mẹ có cha… và giờ đây ước gì mình có giất tờ tùy thân, ước gì mình có gia đình, người thân bảo lãnh để ra ngoài đi xin việc làm …

Cũng có người lại giá như mình không đua đòi, hay biết tìm bạn mà chơi, biết vâng lời cha mẹ thì …

Trong đoàn từ thiện của “Quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay” đi làm từ thiện hôm nay có tới hơn chục em  tuổi từ 5- 25 đi theo cha mẹ làm từ thiện. Nhìn các em hăng hái phát quà, phụ giúp cha mẹ, các cô chú cùng phát quà, mồ hôi thì ướt nhèm nhưng khuôn mặt thì rạng rỡ, nụ cười luôn thường trực trên môi. Chúng tôi lại bất chợt suy nghĩ về hai số phận một bên cũng là những bạn nam, nữ thanh niên được nhận quà, một bên là người có quà trao tặng mà suy ngẫm về hai hình ảnh của một kiếp người. Chắc hẳn cũng có các trại viên cứ nhìn theo bọn trẻ với những suy ngẫm“ sao họ sướng thế, đã sinh ra vào nhà giầu có, lại có đủ mẹ cha yêu thương…” 

Chúng tôi lại bất chợt nghĩ đến những hình ảnh, những câu chuyện của nhiều trẻ em con nhà khá giả được ông bà, ba mẹ và những người lớn chiều chuộng và phục vụ đến tận răng thế mà vẫn nhõng nhẽo hờn lẫy mỗi khi tỏ ra không hài lòng…

Và kia là những hình ảnh lầm lũi khắc khổ kia, tuổi nhiều em mới 18 – 20 nhưng nhìn các em trong bộ quần áo lao động mầu xanh đen mà thấy chạnh lòng: cũng là một con người, cũng là một tuổi xanh phơi phới với bao ước mơ và hoài bão vậy mà các em phải ở nơi đây. Có lẽ trong số những em gái kia rất nhiều em cũng muốn được làm đẹp, cũng ước mơ có mái tóc mầu hạt rẻ, hay hơi nâu vàng hay hơi hung đỏ…hay một mái tóc óng mượt như bao cô gái ngoài xã hội. Ôi! một ước mơ nhỏ nhoi và giản dị nói gì đến ước mơ tìm được một tình yêu, một tấm chồng nơi đây, mặc dù số nam thanh niên nơi đây đông hơn nữ rất nhiều lần. Họ không được phép lấy nhau ở trong trại( nơi trại không có chỗ ở cho những cặp gia đình).

Cũng là một con người, một kiếp người …

“Quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay” hoạt động theo mô hình xử dụng nguồn quỹ mới đã được một tháng, nếu chỉ sử dụng tiền lãi trong tháng qua thì không thể đủ làm cho riêng chuyến từ thiện này. Nhưng vì tấm lòng từ bi của Thượng tọa và các nhà mạnh thường quân, trong phiên họp đầu tiên của Ban điều hành quỹ vẫn cứ quyết định tổ chức làm mỗi tháng một lần và lần đầu tiên này dù không đủ tiền vẫn cứ làm. Vậy là có một nhà hảo tâm trong Ban điều hành quỹ lại phát tâm cúng thêm hơn 70 triệu cho lần làm từ thiện này cộng với số tiền lãi có được 48 triệu. Họ đúng là Cấp Cô Độc ở Việt Nam vì thế mà chuyến đi mới trọn vẹn.

Tháng sau lại là một nơi đến khác của “Quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay” và cứ thế  các tháng sau kế tiếp sẽ lại là một điểm khác để đến nữa.

 Để cho quỹ ngày càng lớn mạnh và đồng tiền lời được nhiều hơn, những phần quà có giá trị hơn và làm được nhiều việc hơn cho những người kém may mắn, những Tăng Ni sinh và học sinh nghèo hiếu học hay những tài năng trẻ đang rất cần được động viên khuyến khích bằng những xuất học bổng đang rất cần những Cấp Cô Độc, những tấm lòng Bồ Tát chung tay chia sẻ.

Những tấm lòng Bồ tát, những Cấp Cô Độc khi đi làm từ thiện họ luôn nghĩ rằng  “đi làm từ thiện là họ đang làm cho chính mình”. Còn riêng tôi thì vì lòng tham  vẫn không dứt lại suy nghĩ cũng đầy tham lam là “ mình đi làm từ thiện là mình đang mang tiền gửi vào ngân hàng mai mốt cần lấy được cả gốc lẫn lời” không mất đi một đồng cắc nào cả.

Còn Thượng tọa thì lại có suy nghĩ riêng là “ người đi làm từ thiện phải cám ơn những người đã tạo điều kiện cho mình được trao quà” nghĩa là chúng ta phải cám ơn những người nhận quà vì họ có họ  mới tạo nên những tấm lòng Bồ Tát.

 

Hãy đến nhé! Hãy chung tay chia sẻ những nỗi bất hạnh cho những người kém may mắn hơn mình nhé!

Địa chỉ đóng góp cho “ Quỹ  từ thiện đạo Phật Ngày Nay”

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: Thích Nhật Từ (Quỹ Đạo Phật Ngày Nay)

Số tài khoản: 0071000776335

Vietcombank chi nhánh TP. HCM.


Địa chỉ gửi:

TT. Thích Nhật Từ (Trần Ngọc Thảo)

Số 139/5 Phan Đăng Lưu, P. 2, Q. Phú Nhuận, TP. HCM, Việt Nam.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
viet ky 10/07/2013 13:07:51
Nam mo Bon su Thich Ca Mau Ni Phat,

Qua bai viet cua chi em cam thay rat cam dong ve tam long cu nguoi Phat tu, trong thang 7 nay Quy Tu Thien Dao Phat ngay nay se lam tu thien o dau va thoi gian vao luc nao chi co the chia se de em tham gia voi nhe.
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập